PHỤ LỤC E
(quy định)
PHÂN CHIA GIỚI HẠN CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP BƠM VÀ CỤM LÀM KÍN
Các cụm làm kín Loại 1, Loại 2 và Loại 3 | ||
Điều, mục | Chủ đề | Chịu trách nhiệm |
5.1 | Xác định bên có trách nhiệm của bộ phận | Chung |
6.1.1.8 | Quy định khả năng dịch chuyển dọc trục của cụm làm kín | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.2.2 | Xác định bên sẽ cung cấp buồng làm kín | Chung |
6.1.2.4 | Xác định kiểu buồng làm kín | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.2.5 | Xác định bên sẽ cung cấp buồng làm kín | Chung |
6.1.2.8 b) | Thông báo nếu bộ điều chỉnh lắp đặt ở phía ngoài hoặc phía trong | Nhà cung cấp bơm |
6.1.2.9 | Quy định áp suất làm việc cho phép lớn nhất của bơm | Nhà cung cấp bơm |
6.1.2.12 | Quy định kích cỡ bu lông hộp nắp bít hoặc buồng làm kín | Nhà cung cấp bơm |
6.1.2.14 | Quy định buồng làm kín áp suất | Nhà cung cấp bơm |
6.1.2.17 | Xác định cỡ và vị trí của các đấu nối có ren trong trong đệm nắp kín | Chung |
6.1.2.17 | Thông báo cho nhà cung cấp bơm nếu các đầu nối được yêu cầu trên buồng làm kín bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.2.20 | Xác định buồng làm kín phải được thông hơi như thế nào | Chung |
6.1.2.24 | Xác định các điều kiện cần gia nhiệt hoặc làm mát đối với bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.2.25, 6.1.2.26 | Xác định bên phải quy định các đầu nối cổng và van của dòng chức năng | Chung |
6.1.3.2 | Quy định đường kính trục đối với mặt lắp ghép cụm làm kín | Nhà cung cấp bơm |
6.1.3.5 | Xác định đầu mút bánh công tác của trục và bất kỳ mối ren nào yêu cầu khe hở đối với các vòng đệm kín O, ... | Nhà cung cấp bơm |
6.1.3.11 | Quy định độ cứng của trục để đảm bảo bộ bulông sẽ bắt được vào trục | Nhà cung cấp bơm |
6.1.3.12 | Thông báo nếu vành dẫn động yêu cầu nhiều hơn chín bộ bulông | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.3.13 | Thông báo nếu các cơ cấu khác với bộ bulông được yêu cầu để dẫn động và định vị cụm làm kín | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.6.2.4 | Thông báo nếu cụm làm kín không thể hoạt động trong khi thử nghiệm bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.1.6.7.1, 6.1.6.8.1 | Thông báo kết cấu của bơm nếu hợp kim cao hơn AISI Thép không gỉ Kiểu 316 | Nhà cung cấp bơm |
6.1.6.7.2, 6.1.6.8.2 | Thông báo nếu miếng đệm làm kín được xoắn lại được yêu cầu | Nhà cung cấp cụm làm kín |
6.2.1.2.2 | Quy định các kích thước đối tiếp đối với bề mặt buồng làm kín | Nhà cung cấp bơm |
6.2.2.2.2 | Quy định các kích thước đối tiếp đối với bề mặt buồng làm kín | Nhà cung cấp bơm |
6.2.2.3.1 | Cung cấp các kích thước trục đối với sự lắp ghép cụm làm kín | Nhà cung cấp bơm |
6.2.2.3.2 | Chỉ dẫn các điều kiện cần truyền động để xác định | Nhà cung cấp cụm làm kín |
| Các phụ kiện |
|
8.1.1 | Xác định dòng chức năng của cụm làm kín, các hệ thống làm lạnh đột ngột và làm mát được yêu cầu | Nhà cung cấp cụm làm kín |
8.1.4 | Phát triển cấu trúc của thiết bị, đường ống và phụ kiện | Chung |
8.1.11 | Quy định áp suất làm việc cho phép lớn nhất của vỏ bơm | Nhà cung cấp bơm |
8.1.12 | Quy định kết cấu của bơm đối với các bơm chất hỗn hợp | Nhà cung cấp bơm |
8.6.1 | Xác định phương thức tuần hoàn Chất lỏng ngăn/đệm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
8.6.2.3 | Quy định đường kính lỗ khoan buồng làm kín | Nhà cung cấp bơm |
8.6.2.4 | Quy định vị trí (các) cửa buồng làm kín | Nhà cung cấp bơm |
| Kiểm tra, thử nghiệm và chuẩn bị vận chuyển |
|
10.3.5.1 | Thông báo nếu cụm làm kín bị chỉnh sửa các bề mặt làm kín đối với sự thử nghiệm bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
10.3.5.2 | Thông báo nếu cụm làm kín không thể hoạt động trong khi thử nghiệm bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
| Truyền dữ liệu |
|
11.1.1 | Quy định tờ dữ liệu cụm làm kín đã hoàn thành với nhà sản xuất bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
11.1.4 | Xác định các yêu cầu dữ liệu đối với cụm làm kín | Nhà cung cấp cụm làm kín |
11.2.2 | Quy định sơ đồ mặt cắt cụm làm kín với nhà sản xuất bơm | Nhà cung cấp cụm làm kín |
11.3 | Xác định bên được cung cấp dữ liệu gì | Chung |
PHỤ LỤC F
(tham khảo)
SỰ SINH NHIỆT VÀ SỰ TÍNH TOÁN NHIỆT NGẤM
F.1. Ước tính nhiệt sinh từ cụm làm kín
F.1.1. Quy định chung
Trong khi tính toán nhiệt được sinh ra do cụm làm kín cơ khí xuất hiện là vấn đề đơn giản, một số giả thiết phải được đặt ra mà tạo ra khả năng thay đổi lớn. Hai thay đổi mà đặc biệt có thể sai là K, hệ số sụt áp suất, và f, hiệu suất ma sát.
K là một số giữa 0,0 và 1,0 là sự sụt áp khi chất lỏng được bít kín di chuyển qua bề mặt làm kín. Với các bề mặt làm kín phẳng (màng chất lỏng song song) và chất lỏng không bay hơi, K xấp xỉ bằng 0,5. Đối với các bề mặt làm kín lồi (màng chất lỏng hội tụ) hoặc chất lỏng bay hơi, K lớn hơn 0,5. Đối với các bề mặt lõm (màng chất lỏng phân kỳ), K nhỏ hơn 0,5. Theo quy luật tự nhiên, K là hệ số được sử dụng để xác định lượng áp suất chênh qua các bề mặt làm kín mà được truyền thành lực mở. Lực mở này được tính bằng công thức sau:
Fmở=A x Dp x K (F.1)
trong đó:
Fmở lực mở, tính bằng newton;
A vùng bề mặt làm kín, tính bằng milimét vuông;
Dp áp lực chênh, tính bằng megapascal;
K hệ số sụt áp suất, không kích thước.
Trong thực tế, K thay đổi trong khoảng 0,5 đến 0,8. Như một quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn cho chất lỏng không bay hơi, giá trị 0,5 được chọn cho K. Mặc dù K được biết là thay đổi phụ thuộc vào đặc tính chất lỏng làm kín (bao gồm cả đặc tính nhiều pha) và đặc tính màng (bao gồm cả độ đày và độ côn), giá trị này được chọn như là một mốc chuẩn cho việc tính toán nhất quán. Người kỹ sư phải nhận biết được là giả thiết này đã được thực hiện.
Hiệu suất ma sát động lực học, f, là số giống với số hạng hệ số tiêu chuẩn hầu hết các kỹ sư quen với. Hệ số của số hạng ma sát tiêu chuẩn được dùng để tính tỉ số lực song song với lực pháp tuyến. Tỉ số này thường được áp dụng cho sự tương tác giữa hai bề mặt chuyển động tương đối. Các bề mặt này có thể được làm từ vật liệu giống nhau hoặc khác nhau.
Trong cụm làm kín cơ khí, hai bề mặt chuyển động tương đối là các bề mặt làm kín. Nếu các bề mặt làm kín đang vận hành khô, thì rất đơn giản để xác định được hệ số ma sát. Trong vận hành thực tế, các bề mặt làm kín vận hành dưới những chế độ bôi trơn khác nhau và các kiểu ma sát khác nhau
Nếu có sự tiếp xúc nhám đáng kể, f phụ thuộc nhiều vào vật liệu và ít phụ thuộc vào độ nhớt chất lỏng hơn. Nếu có một mạng chất lỏng rất mỏng (chỉ có một ít phân tử), ma sát có thể phụ thuộc vào sự tương tác giữa chất lỏng và các bề mặt làm kín. Với một màng chất lỏng dày, không có sự tiếp xúc cơ khí giữa các bề mặt và f chỉ là tính năng cắt sền sệt trong màng chất lỏng. Tất cả các loại ma sát này có thể được tính cùng lúc trên cùng bề mặt làm kín.
Hiệu suất ma sát được dùng để biểu thị hiệu ứng tương tác lớn giữa hai bề mặt trượt và màng chất lỏng. Việc thử thực tế đã cho thấy rằng các cụm làm kín thông thường vận hành với f trong khoảng 0,01 đến 0,18. Đối với những ứng dụng cụm làm kín thông thường, chúng ta lựa chọn được giá trị là 0,07 cho f. Điều này tương đối chính xác cho hầu hết những ứng dụng dùng nước và hydrocacbon trung tính. Chất lỏng sền sệt (như dầu) sẽ có giá trị cao hơn, trong khi chất lỏng ít nhớt hơn (như LPG hay các hydrocacbon nhẹ) có thể có giá trị nhỏ hơn.
Sự kết hợp giả thiết K và giả thiết f có thể dẫn đến độ lệch đáng kể giữa các kết quả sinh nhiệt tính được với kết quả thực tế. Do vậy, người kỹ sư phải chú ý là các tính toán này chỉ có tác dụng như một phép tính gần đúng cấp đại lượng các kết quả mong muốn. Các kết quả này phải không bao giờ được công bố như là sự an toàn tính năng.
F.1.2. Phương pháp tính toán
Đầu vào được yêu cầu:
D0 đường kính ngoài của mặt tiếp xúc của cụm làm kín, tính bằng milimét;
Di đường kính trong của mặt tiếp xúc của cụm làm kín, tính bằng milimét;
Db đường kính cân bằng cụm làm kín, tính bằng bằng milimét;
Fsp lực lò xo tại chiều dài làm việc, tính bằng newton;
Dp áp suất qua bề mặt làm kín, tính bằng megapascal;
n tốc độ quay của bề mặt, tính bằng r/min;
f hệ số ma sát (giả thiết 0,07);
K là hệ số tổn thất áp suất t (giả thiết 0,5),
F.1.3. Các công thức
F.1.3.1. Vùng bề mặt, A
A = (F.2)
F.1.3.2. Tỉ số cân bằng cụm làm kín, B
B = (F.3)
F.1.3.3. Áp lực của lò xo, psp
psp =
F.1.3.4. Tổng áp suất bề mặt, ptot
ptot = Dp (B - K) + psp (F-5)
F.1.3.5. Đường kính bề mặt trung bình, Dm
Dm = (F.6)
F.1.3.6. Mô men xoắn khi làm việc ổn định, Tr
Tr = ptot xAxf (F.7)
F.1.3.7. Momen khởi động, Ts, được ước tính tại mô men xoắn khi làm việc ổn định 3 đến 5 lần
Ts = Tr x 4 (F.8)
F.1.3.8. Công suất, P
P = (F.9)
F.1.4. Ví dụ tính toán
F.1.4.1. Ứng dụng
Chất lỏng: Nước
Áp suất: 2 MPa (20 bar)
Tốc độ: 3 000 r/min
Các tín hiệu vào:
Do = 61,6 mm
Di = 48,9 mm
Db = 52,4 mm Fsp = 190 N
Dp = 2 MPa (20 bar)
n = 3 000 r/min
f = 0,07
K = 0,5
Công thức (F.2) đưa ra:
A = (61,22 - 49,92) = 1102 mm2
Công thức (F.3) cho biết:
B = = 0,746
Công thức (F.4) cho biết:
Psp = = 0,172M/mm2
Công thức (F.5) cho biết:
ptot = 2(0,746-0,5) + 0,172 =0,664 N/mm2
Công thức (F.6) cho biết:
Dm = = 52,25 mm
Công thức (F.7) đưa ra:
Tr =0,664x1102x 0,07 = 1,42N.m
Công thức (F.8) cho biết:
TS= 1,42x4 = 5,68 N.m
Công thức (F.9) cho biết:
P = = 0,446 kW