Giỏ hàng

Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm – cấp II - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

4.13.3.3. Đặc điểm về kết cấu

Phải có phương tiện để định tâm tấm mặt mút của vòng bít so với lỗ của khoang vòng bít. Để đạt được yêu cầu này, phương pháp chấp nhận được là lắp một nắp chặn theo đường kính trong hoặc đường kính ngoài.

Tấm mặt mút của vòng bít phải có đủ độ cứng vững để tránh bị cong vênh. Thân vòng bít và tấm mặt mút, bao gồm cả bu lông kẹp chặt (xem 4.4.4.6) phải được thiết kế theo áp suất vận hành cho phép ở nhiệt độ vận hành và tải trọng yêu cầu trên mặt tựa đệm kín.

Các đệm kín giữa thân lắp vòng bít và vòng bít đứng yên hoặc tấm mặt mút của vòng bít phải được hạn chế ở phía bên ngoài hoặc có kết cấu tương đương để ngăn ngừa sự bung ra.

Tất cả các chi tiết của vòng bít đứng yên bao gồm cả tấm mặt mút của vòng bít phải được bảo vệ tránh sự tiếp xúc bất ngờ với trục hoặc ống lót và tránh chuyển động quay. Khi một chi tiết của vòng bít đứng yên tiếp xúc với trục hoặc ống lót thì bề mặt tiếp xúc với vòng bít phải đủ cứng và chịu mài mòn. Phải có đầu dẫn vào và loại bỏ các cạnh sắc để tránh hư hỏng cho vòng bít trong quá trình lắp ghép.

Dung sai gia công cơ khoang vòng bít và tấm mặt mút của vòng bít phải hạn chế độ đảo mặt mút ở vòng bít đứng yên của vòng bít cơ khí tới các giá trị lớn nhất cho phép do nhà sản xuất/ nhà cung cấp đưa ra.

Nếu trang bị một ống lót tiết lưu trong ống mặt mút để giảm tới mức tối thiểu sự rò rỉ do vòng mút bít bị hư hỏng hoàn toàn thì khe hở theo đường kính, tính bằng milimét, giữa ống lót và trục nên là nhỏ nhất và không có trường hợp nào lớn hơn.

+ 0,2

Trong đó: d là đường kính trục.

Khi phải tránh sự rò rỉ cần phải có một vòng bít phụ (ví dụ, nhiều vòng bít) (xem Phụ lục E).

Khoang vòng bít phải được thiết kế đế ngăn ngừa sự giữ lại hơi khi có thể thực hiện được. Nếu yêu cầu này không thể thực hiện được thì khoang vòng bít phải được thông hơi do người vận hành thực hiện. Phương pháp thực hiện việc thông hơi này phải được nêu trong sách hướng dẫn sử dụng.

Vị trí của các cửa cho chất lỏng đi vào và nếu cần thiết, vị trí của các cửa cho chất lỏng đi ra khỏi khoang vòng bít phải thích hợp với vòng bít cơ khí.

Các lỗ có thể được khoan và tarô, thậm chí cũng không yêu cầu phải có đầu nối (xem 4.5.3 và 4.5.5) trừ khi có sự thỏa thuận khác.

4.13.3.4. Lắp ráp và thử nghiệm

Để lắp ráp cho gửi hàng đi, xem 7.1.

Vòng bít cơ khí phải chịu áp suất thử thủy tĩnh vượt quá giới hạn áp suất của vòng bít.

Khách hàng phải được thông báo trước khi đặt hàng nếu các mặt mút của vòng bít không thích hợp cho vận hành với nước (các điều kiện khởi động)

4.13.4. Cụm vòng bít

Phải có phương tiện để cho phép lắp một vòng bôi trơn. Các đầu nối khi có yêu cầu phải được khách hàng hoặc nhà sản xuất/nhà cung cấp quy định. Phải có không gian dôi dư dùng cho việc bịt kín lại mà không phải tháo bất cứ bộ phận nào ngoài các chi tiết của nắp chặn và bao che. Các chi tiết của nắp chặn phải được kẹp chặt có hiệu quả cho dù vòng bít đã mất đi lực nén ép.

4.13.5. Đường ống phụ cho cụm vòng bít và vòng bít cơ khí

4.13.5.1. Bơm phải được thiết kế để thích ứng với đường ống phụ do vòng bít kín trục yêu cầu trong các điều kiện quy định.

4.13.5.2. Có thể cần đến đường ống phụ cho những trường hợp sau

Loại a) phục vụ cho chất lỏng của quá trình (bơm) hoặc chất lỏng được đưa vào quá trình:

- Tuần hoàn, nếu không có đường dẫn bên trong;

- Phun;

- Chắn;

- Nén tăng áp;

Loại b) phục vụ cho chất lỏng không đưa vào quá trình:

- Gia nhiệt;

- Làm mát;

- Đệm;

- Tôi;

4.13.6. Kết cấu cơ khí của đường ống phụ

Phạm vi cung cấp và các chi tiết của đường ống phụ, các đầu nối ống được dùng cho công việc phục vụ bên ngoài phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp và phải ưu tiên phù hợp với Phụ lục F.

Khi được quy định, hệ thống đường ống bao gồm tất cả các phụ tùng, thiết bị phụ phải do nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm cung cấp và phải được lắp ráp đầy đủ trên bơm khi có thể thực hiện được.

Đường ống phải được thiết kế và lắp đặt để cho phép tháo ra phục vụ cho bảo dưỡng và làm sạch phải được đỡ thích hợp để ngăn ngừa hư hỏng do rung trong vận hành bình thường trong các hoạt động bảo dưỡng. Đường kính trong của ống ít nhất phải là 8 mm và chiều dầy thành ống 1 mm. Đường kính và chiều dầy thành ống 1 mm. Đường kính và chiều dầy thành ống lớn hơn được ưu tiên sử dụng. Nhiệt độ và áp suất định mức của đường ống phụ vận chuyển chất lỏng của quá trình [xem 4.13.5.2a)] không được nhỏ hơn nhiệt độ và áp suất định mức của vỏ bơm (xem 6.3). vật liệu đường ống phải chịu được ăn mòn do chất lỏng được vận chuyển (xem 4.5.5) và các điều kiện môi trường gây ra.

Đường ống phục vụ cho chất lỏng không đưa vào quá trình [xem 4.13.5.2b)] phải được thiết kế thích hợp cho kế hoạch phục vụ và nhiệt độ định mức (xem 4.4.4.3)

Phải có các lỗ thải chất lỏng và cho chất lỏng rò qua tại tất cả các điểm và ở dưới thấp để cho phép xả toàn bộ chất lỏng. Đường ống phải được thiết kế tránh các túi khí.

Hệ thống đường ống phục vụ cho vận chuyển hơi nước phải là “vào ở trên đỉnh, ra ở dưới đáy”. Nói chung các đường ống phục vụ khác nên là “Vào ở dưới đáy hoặc bên cạnh, ra ở trên đỉnh.

Nếu trang bị một lỗ thu hẹp thì đường kính của nó không được nhỏ hơn 3 mm.

Khi sử dụng các lỗ điều chỉnh được, phải đảm bảo một dòng chảy liên tục nhỏ nhất.

4.14. Ghi nhãn

4.14.1. Tấm nhãn

Tấm nhãn phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn, thích hợp với điều kiện môi trường và phải được kẹp chặt chắc chắn với bơm.

Thông tin tối thiểu trên tấm nhãn phải bao gồm tên (hoặc nhãn hiệu) và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, số nhận dạng bơm (ví dụ, số loạt hoặc số sản phẩm), kiểu và cỡ kích thước.

Có thể cung cấp thêm không gian cho các thông tin bổ sung về lưu tốc, tổng cột áp của bơm, tốc độ của bơm, đường kính bánh công tác (lớn nhất và được lắp đặt), áp suất làm việc lớn nhất cho phép và nhiệt độ của bơm hoặc các thông tin khác khi có yêu cầu.

4.14.2. Chiều quay

Phải chỉ thị chiều quay bằng mũi tên thích hợp, có kết cấu bền lâu trên một vị trí dễ phân biệt.

4.15. Khớp nối trục

Bơm thường được nối với truyền động bằng khớp nối trục đàn hồi (mềm). Khớp nối trục phải có kích thước để truyền momen lớn nhất của bộ dẫn động được sử dụng. Sự giới hạn của tốc độ khớp nối trục phải tương ứng với tất cả các tốc độ vận hành có thể có của bộ dẫn động bơm được sử dụng.

Phải trang bị khớp nối có đệm ngăn cách để cho phép tháo dỡ rô tô của bơm mà không phải di chuyển bộ dẫn động. Chiều dài đệm ngăn cách của khớp nối trục phụ thuộc vào khoảng cách yêu cầu giữa các đầu mút trục dùng để tháo dỡ bơm. Khoảng cách giữa các đầu mút trục nên phù hợp với một tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ, ISO 2858) khi có thể thực hiện được.

Phải sử dụng các khớp nối trục với đầu mút tùy động cơ giới hạn nếu bộ dẫn động không có ổ trục chặn.

Các nửa khớp nối trục phải được kẹp chặt có hiệu quả tránh sự dịch chuyển theo chu vi và dọc trục so với các trục. Các đầu trục phải có lỗ tâm có ren hoặc phải có phương tiện khác để bảo đảm việc lắp ráp đúng khớp nối trục.

Nếu các chi tiết của khớp nối trục được cân bằng cùng nhau thì phải chỉ ra vị trí lắp ráp đúng bằng các vạch dấu bền lâu và nhìn thấy được. Khớp nối trục và đệm ngăn cách có cùng một cấp cân bằng như bánh công tác của bơm.

Các sai lệch cho phép trong vận hành theo phương hướng kính, chiều trục và góc không được vượt quá các giới hạn do nhà sản xuất khớp nối trục đưa ra. Khớp nối trục phải được lựa chọn sao cho có tính đến các điều kiện vận hành như các thay đổi về nhiệt độ, mômen xoắn, số lần khởi động, các tải trọng của ống dẫn, độ cứng của bơm và tấm đế.

Phải trang bị một bộ phận che chắn bảo vệ thích hợp cho khớp nối trục. Các bộ phận che chắn bảo vệ phải được thiết kế phù hợp với các quy định an toàn của quốc gia.

Nếu bơm được cung cấp không có bộ dẫn động, nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm và khách hàng phải lựa chọn các bộ phận sau theo thỏa thuận chung:

a) Bộ dẫn động (hệ truyền động): kiểu, công suất, kích thước, khối lượng, phương pháp lắp ráp;

b) Khớp nối trục: kiểu, nhà sản xuất, kích thước, sự gia công cơ (lỗ và rãnh then), bộ phận che chắn bảo vệ;

c) Phạm vi tốc độ và công suất đầu vào.

4.16. Tấm đế

4.16.1. Yêu cầu chung

Khi có thể thực hiện được, các kích thước của tấm đế nên ưu tiên phù hợp với một tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ, ISO 3661 dùng cho bơm và động cơ). Phải có sự thỏa thuận nến các tấm đế dùng cho bơm theo ISO 2858 khác với các tấm đế phù hợp với ISO 3661.

Tấm đế phải được thiết kế để chịu được các ngoại lực trên các ống nối của bơm được cho trong 4.6 mà không không làm cho sai lệch độ đồng trục (thẳng hàng) của các trục vượt quá quy định trong Phụ lục B.

Vật liệu của tấm đế (ví dụ, gang, thép chế tạo, bê tông) và việc lắp đặt tấm đế (trên vữa xi măng hoặc không) phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.

4.16.2. Tấm đế không lắp đặt trên vữa xi măng

Tấm đế không lắp đặt trên vữa xi măng phải đủ cứng vững để chịu được các tải trọng nêu trong 4.6 đối với lắp đặt tự do hoặc lắp đặt bằng mối ghép bu lông trên nền móng không trát vữa.

4.16.3. Tấm đế lắp đặt trên vữa xi măng

Tấm đế lắp đặt trên vữa xi măng phải được thiết kế để bảo đảm cho việc đổ xi măng đúng cách, (ví dụ như phải ngăn ngừa được sự tạo thành túi không khí.

Khi cần có các lỗ để đổ vữa xi măng thì chúng phải có đường kính nhỏ hơn 100 mm hoặc diện tích tương đương và phải tiếp cận được. Các lỗ đổ vữa xi măng trong vùng dùng cho xả phải có gờ nhô cao lên.

4.16.4. Thiết kế tấm đế

Phải có phương tiện trên tấm đế để thu gom và thải đi các chất rò rỉ dùng cho mọi ứng dụng có liên quan đến các chất lỏng có hại và dùng cho các ứng dụng khác nếu có yêu cầu của khách hàng. Các khu vực xả nên có độ dốc ít nhất là 1:100 hướng về phía cửa xả. Các đầu nối dùng cho xả phải được làm ren trên chiều dài tối thiểu là 25 mm và được định vị tại đầu mút tấm đế của bơm.

4.16.5. Lắp ráp bơm và bộ dẫn động trên tấm đế

4.16.5.1. Phải có phương tiện để điều chỉnh bộ dẫn động theo phương thẳng đứng để cho phép bù trừ dung sai đối với bơm, bộ dẫn động và tấm đế. Khoảng điều chỉnh này không được nhỏ hơn 3 mm và phải được thực hiện bao gồm cách sử dụng các miếng đệm hoặc chêm.

4.16.5.2. Nếu khách hàng cung cấp bộ dẫn động hoặc khớp nối trục thì họ phải cung cấp cho nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm các kích thước lắp đặt đã được chứng nhận của các bộ phận này.

Nếu bộ dẫn động không do nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm lắp ráp thì nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm nên cung cấp kèm theo các miếng đệm tháo được để điều chỉnh chiều cao tâm của trục nếu toàn bộ yêu cầu vê chêm và miếng đệm vượt quá 25 mm. Không được khoan các lỗ kẹp chặt bộ dẫn động trừ khi có thỏa thuận khác.

4.17. Dụng cụ chuyên dùng

Bất cứ các dụng cụ nào được thiết kế chuyên dùng cho điều chỉnh, lắp ráp hoặc tháo lắp bơm phải do nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm cung cấp.

5. Vật liệu

5.1. Lựa chọn vật liệu

Các vật liệu thường được quy định trong tờ dữ liệu. Nếu các vật liệu được khách hàng lựa chọn nhưng nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm lại quan tâm đến các vật liệu khác thích hợp hơn thì các vật liệu này phải được nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm đề nghị là vật liệu thay thế theo các điều kiện vận hành quy định trên tờ dữ liệu.

Đối với các chất lỏng nguy hiểm, nhà sản xuất/nhà cung cấp phải đề nghị các vật liệu thích hợp để thỏa thuận với khách hàng. Không nên sử dụng các vật liệu giòn cho các chi tiết chịu áp lực của bơm vận chuyển các chất lỏng dễ bốc cháy.

Đối với các ứng dụng ở nhiệt độ cao hoặc thấp (nghĩa là trên 175°C hoặc dưới -10°C) nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm phải có sự quan tâm thích đáng đến kết cấu cơ khí. Đối với các vật liệu của vòng bít, xem 4.13.3.2.

5.2. Thành phần và chất lượng của vật liệu

Thành phần hóa học, cơ tính, xử lý nhiệt và quy trình hàn phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan.

Khi yêu cầu các phép thử và chứng chỉ cho các đặc tính nêu trên thì các thủ tục phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.

5.3. Sửa chữa

Việc sửa chữa bằng hàn hoặc các phương pháp khác phải có sự liên quan riêng đến các tiêu chuẩn vật liệu có liên quan. Nghiêm cấm việc sửa chữa các chỗ rò rỉ và khuyết tật trong các chi tiết vỏ chịu áp lực bằng cách bít kín, rèn bằng búa, sơn hoặc tẩm thấm.

6. Kiểm tra và thử nghiệm ở phân xưởng

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Khách hàng có thể yêu cầu bất cứ hoặc tất cả các kiểm tra và thử nghiệm sau và khi có yêu cầu thì các kiểm tra và thử nghiệm này phải được ghi trong tờ dữ liệu (xem Phụ lục A). Các phép thử này có thể được chứng kiến hoặc chứng nhận. Các tờ ghi số đọc của các phép thử được chứng kiến phải có chữ ký của người kiểm tra và đại diện của nhà sản xuất/nhà cung cấp. Bộ phận kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất/nhà cung cấp phải cấp giấy chứng nhận (chứng chỉ).

6.1.2. Khi quy định việc kiểm tra, người kiểm tra của khách hàng phải được tiếp cận nhà xưởng của nhà sản xuất/nhà cung cấp tại các thời điểm đã được thỏa thuận cùng nhau và phải được cung cấp các phương tiện và dữ liệu hợp lý để thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra.

6.2. Kiểm tra

6.2.1. Không được sơn các chi tiết chịu áp lực trừ lớp sơn chống gỉ tới khi hoàn thành các phép thử và kiểm tra.

6.2.2.Có thể yêu cầu kiểm tra sau:

a) Xem xét, kiểm tra các chi tiết trước khi lắp ráp;

b) Xem xét, kiểm tra bên trong vỏ bơm và vòng bù độ mòn sau khi chạy thử;

c) Các kích thước lắp đặt;

d) Thông tin trên tấm nhãn (xem 41.4)

e) Đường ống phụ và thiết bị phụ

6.3.1. Thử nghiệm

6.3.1. Yêu cầu chung

Khách hàng phải qui định phạm vi tham gia của họ trong thử nghiệm, theo sau:

a) “Thử chứng kiến” nghĩa là sự kiểm soát phải được áp dụng cho tiến trình sản xuất và phép thử được thực hiện có sự hiện diện của khách hàng. Đây thường là phép thử lần hai.

b) “Thử quan sát” nghĩa là khách hàng yêu cầu có sự thông báo về việc định thời gian của phép thử. Tuy nhiên phép thử được thực hiện theo lịch nếu khách hàng không có mặt thì nhà sản xuất/nhà cung cấp có thể chuyển sang bước tiếp theo. Vì chỉ có một phép thử được đưa vào chương trình nên khách hàng cần ở lại trong xưởng máy lâu hơn so với phép thử chứng kiến.

6.3.2. Thử nghiệm vật liệu

Phải sẵn có các giấy chứng nhận thử nghiệm sau nếu có yêu cầu của khách hàng trong thư hỏi đặt hàng hoặc đơn đặt hàng:

a) Thành phần hóa học: theo đặc tính kỹ thuật tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc mẫu thử của mỗi mẻ nấu;

b) Cơ tính: theo đặc tính kỹ thuật tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc mẫu thử của mỗi mẻ nấu và xử lý nhiệt;

c) Khả năng cảm nhận sự ăn mòn giữa các hạt (nếu thích hợp);

d) Thử không phá hủy, ví dụ, thử rò rỉ, thử siêu âm, phương pháp thẩm thấu nhuộm màu, hạt từ, phương pháp chụp ảnh tia bức xạ, phương pháp nhận dạng quang phổ.

6.3.3. Thử thủy tĩnh

6.3.3.1. Tất cả các chi tiết chịu áp lực (ví dụ, vỏ bơm, nắp) bao gồm cả các chi tiết kẹp chặt của chúng phải được thử thủy tĩnh với nước sạch ở nhiệt độ môi trường xung quanh (tối thiểu là 15°C đối với thép cacbon). Phép thử thủy tĩnh phải được xem là thỏa mãn yêu cầu được đặt ra khi áp suất thử duy trì trong thời gian ít nhất là 10 min mà không có rò rỉ nhìn thấy được. Chấp nhận sự rò rỉ qua đệm kín trên các tấm chắn tạm thời với điều kiện là nó không che khuất sự quan sát các chỗ rò rỉ khác.

6.3.3.2. Phải chú ý lựa chọn các cách bố trí tấm chắn để tránh sự chất tải bổ sung hoặc hạn chế chi tiết được thử chịu ảnh hưởng của việc tăng hoặc giảm các ứng suất và biến dạng do áp suất thử gây ra. Các tấm chắn không được che khuất bất cứ chỗ rò rỉ nào. Không được sử dụng tấm chắn qua mối ghép bu lông trừ khi mối ghép này là một phần của kết cấu thông thường.

6.3.3.3. Áp suất thử đối với tất cả chi tiết chịu áp lực tiếp xúc với chất lỏng được bơm bao gồm cả đường ống phụ loại a) (xem 4.13.5.2 ít nhất phải bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép của bơm.

6.3.3.4. Áp suất thử đối với các áo bọc sấy nóng hoặc làm mát và đường ống phụ loại b) (xem 4.13.5.2) ít nhất phải bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép.

6.3.3.5. Khi một chi tiết được thử vận hành ở nhiệt độ tại đó độ bền của vật liệu sẽ thấp hơn độ bền của vật liệu này ở nhiệt độ phòng thì áp suất thử thủy tĩnh phải bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép được điều chỉnh tới nhiệt độ phòng khi sử dụng đường cong áp suất nhiệt độ định mức cho chi tiết này, trừ khi phép thử thủy tĩnh được thực hiện ở nhiệt độ nâng cao. Tờ dữ liệu phải liệt kê áp suất thử thủy tĩnh thực tế.

6.3.3.6. Nếu quy định bất cứ phép thử thủy tĩnh nào của bơm đã được lắp ráp hoàn chỉnh, phải tránh sự quá tải của các phụ tùng như nắp cụm vòng bít hoặc vòng bít cơ khí (xem 4.13.3.5). Chấp nhận được sự rò rỉ qua vòng bít mềm hoặc các vòng bít cơ khí tạm thời.

6.3.4. Thử đặc tính

6.3.4.1. Các phương pháp chuyển đổi đối với các chất lỏng thử khác với nước lạnh sạch và đối với các điều kiện vận hành khác nhau (ví dụ, áp suất đầu vào cao) phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp.

6.3.4.2.Các phép thử vận hành thủy lực phải phù hợp với ISO 9906. Khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp phải thỏa thuận về cấp thử nghiệm yêu cầu.

6.3.4.3. Khi có yêu cầu, phép thử chiều cao hút dương khi làm việc (NPSH) phải phù hợp với ISO 9906 (xem 4.1.3).

6.3.4.4. Trong quá trình thử vận hành có thể kiểm tra các điều kiện bổ sung sau:

- Rung (xem 4.3);

- Nhiệt độ của ổ trục;

- Rò rỉ của vòng bít.

6.3.4.5. Nếu có yêu cầu về phép thử tiếng ồn, phải thực hiện phép thử tiếng ồn do bơm phát ra phù hợp với ISO 3744 và ISO 3746 hoặc ISO 9614-1 hoặc ISO 9614-2 theo thỏa thuận giữa Khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp.

6.4. Kiểm tra lần cuối

Phải thực hiện phép kiểm tra lần cuối để xác minh sự chính xác và đầy đủ của phạm vi cung cấp của bơm theo đơn đặt hàng bao gồm cả ký hiệu bộ phận, chi tiết, sơn, bảo quản và lập tài liệu.

7. Chuẩn bị gửi hàng đi

7.1. Vòng bít kín trục

Các vòng bít mềm và vòng bít cơ khí được lắp đặt khi có sự thỏa thuận khác. Khi không bao gói cụm vòng bít thì phải có thể cảnh báo được kẹp chặt chắn chắc vào bơm.

7.2. Chuẩn bị cho vận chuyển và bảo quản

Tất cả các chi tiết bên trong được chế tạo bằng vật liệu không chịu được bởi ăn mòn bởi môi trường phải được thải hết chất lỏng và được xử lý bằng chất chống gỉ có lượng nước choán trước khi xếp hàng xuống tầu.

Các bề mặt bên ngoài, trừ bề mặt được gia công cơ, phải có ít nhất là một lớp phủ sơn tiêu chuẩn của nhà sản xuất được lựa chọn có tính đến xem xét về môi trường. Các chi tiết bằng thép không gỉ không cần thiết phải sơn. Khi có thể thực hiện được, mặt bên dưới của các tấm đế phải được chuẩn bị cho lắp đặt trên trên vữa xi măng.

Các bề mặt bên ngoài được gia công cơ của các chi tiết bằng gang và thép cacrbon phải được phủ một lớp bảo vệ chống gỉ thích hợp. Các ổ trục và thân ổ trục phải được bảo vệ bằng dầu bảo quản thích hợp với dầu bôi trơn. Phải có một thẻ được gắn chắc chắn vào bơm cảnh báo rằng các thân ổ trục được bôi trơn bằng dầu phải được đổ đầy dầu tới một mức thích hợp trước khi khởi động.

Thông tin về chất bảo quản và việc tẩy bỏ chất bảo quản này phải được gắn chắc chắn vào bơm. Nên tuân theo các quy định của địa phương liên quan đến sử dụng các chất bảo quản.

7.3. Kẹp chặt các chi tiết quay khi vận chuyển

Để tránh hư hỏng các ổ trục do rung trong quá trình vận chuyển theo phương thức được yêu cầu và quãng đường vận chuyển, khối lượng của rô to và kết cấu của ổ trục. Trong trường hợp này phải dán nhãn cảnh báo.

7.4. Lỗ

Tất cả các lỗ đến khoang chịu áp lực phải có các tấm chắn chịu được thời tiết, có đủ khả năng chịu được hư hỏng bất ngờ (xem 4.5.4). Các tấm chắn của vỏ bọc không được giữ áp lực.

7.5. Đường ống và thiết bị phụ

Phải tiến hành mọi sự phòng ngừa để bảo đảm rằng đường ống nhỏ và thiết bị phụ được bảo vệ tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển bằng tầu thủy và bảo quản.

7.6. Nhận dạng

Bơm và tất cả các bộ phận được cung cấp ở dạng tháo rời khỏi bơm phải được ghi dấu rõ ràng và bền vững bằng số ký hiệu quy định.