Phụ lục B
(tham khảo)
Tính toán hệ số hiệu quả mùa sưởi tổng (THSPF)
B.1. Yêu cầu chung
Phần phụ lục này áp dụng cho thiết bị chỉ dùng để sưởi và thiết bị có khả năng đảo chiều.
B.2. Phương pháp đo điện năng tiêu thụ trong chế độ không hoạt động
Thiết bị vẫn được kết nối với nguồn điện sau 6 h ngắt máy. Điều kiện nhiệt độ trong nhà và ngoài trời bằng 20 °C có thể đạt được. Điện năng tiêu thụ sẽ được đo sau một giờ các điều kiện nhiệt độ đạt cân bằng. Thử nghiệm tương tự được lặp lại với điều kiện nhiệt độ 5 °C, 10 °C và 15 °C với thời gian ổn định là 2 h cho mỗi phép thử nghiệm. Như một trường hợp tham khảo, giá trị điện năng tiêu thụ sẽ được nhân với hệ số khối lượng như trong Bảng B.1 sau đó tích phân để tính ra lượng điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động, Pia. Việc tính toán công suất không hoạt động có thể cũng phải tính đến ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết và biểu đồ vận hành.
CHÚ THÍCH: Nếu kết quả của các phép thử nghiệm ở 20 °C và 5 °C cho kết quả sai khác trong khoảng 5 % hoặc 1 W thì các phép thử ở nhiệt độ 15 °C và 10 °C là không bắt buộc. Giá trị trung bình của các kết quả này được sử dụng cho bốn điều kiện nhiệt độ xem xét.
Bảng B.1 - Giá trị trọng số tham khảo để xác định điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động
Điều kiện nhiệt độ | 5 °C | 10 °C | 15 °C | 20 °C |
Trọng số | 0,05 | 0,13 | 0,27 | 0,55 |
Điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động (IAEC) được xác định theo công thức (B.1)
CIAE = Hia x Pia | (B.1) |
Trong đó
CIAE là điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động;
Hia là số giờ ở chế độ không hoạt động được cho trong Bảng B2;
Pia là khối lượng điện năng tiêu thụ trung bình.
B.3. Tính toán hệ số hiệu quả mùa sưởi tổng (THSPF)
Hệ số hiệu quả mùa sưởi tổng (THSPF), FTHSP, được xác định bởi công thức (B.2)
FTHSP = LHST/(CHSE + CIAE) | (B.2) |
Tính toán LHST và CHSE theo phần chính của TCVN 10273-2 (ISO 16358-2).
Điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động (IAEC), CIAE, được tính bằng công thức (B.1).
Số giờ mặc định ở các chế độ để tính toán hệ số hiệu quả mùa sưởi tổng tham khảo được thể hiện trong Bảng B.2. Việc tính toán hệ số hiệu quả mùa sưởi tổng cũng cần phải kể đến ảnh hưởng số giờ phân phối ở chế độ khác
Bảng B.2 - Số giờ mặc định ở các chế độ để tính toán hệ số hiệu quả mùa sưởi tổng tham khảo
Thiết bị | Chế độ hoạt động, h | Chế độ không hoạt động, h | Chết độ ngắt kết nối, h |
Chỉ sưởi | 2866 | 4077 | 1817 |
Đảo chiều | 2866 (Làm lạnh: 1817) | 4077 | 0 |
Phụ lục C
(quy định)
Phương pháp thử và tính toán hệ số suy giảm của chu kỳ làm việc
C.1. Thử sưởi theo chu kỳ
Thử sưởi theo chu kỳ phải được thực hiện theo Phụ lục A của TCVN 6576 (ISO 5151) và Phụ lục B của TCVN 6577 (ISO 13253) và TCVN 9981 (ISO 15042) cũng như quy định trong C.2 của Phụ lục này.
Điều kiện thử sưởi theo chu kỳ được thể hiện trong Bảng C.1.
Bảng C.1 - Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đối trong thử sưởi theo chu kỳ
Thử nghiệm | Nhiệt độ trong nhà, °C) | Nhiệt độ ngoài trời, °C) | ||
Bầu khô | Bầu ướt max | Bầu khô | Bầu ướt | |
Thử nghiệm A (bắt buộc) Ổn định | 20 | 15 | 7 | 6 |
Thử nghiệm B (tùy chọn) Chu kỳ | 20 | 15 | 7 | 6 |
CHÚ THÍCH 1: Duy trì hiệu áp suất tĩnh hoặc áp suất động tại vòi phun không khí trong thời kỳ ON bằng hiệu áp suất tĩnh hoặc áp suất động đo được trong suốt thử nghiệm A. CHÚ THÍCH 2: Đối với thiết bị điều chỉnh năng suất vô cấp, thử nghiệm sưởi theo chu kỳ là không cần thiết. Thông tin trên chỉ để tham khảo. |
Thời gian của giai đoạn BẬT (ON) và TẮT (OFF) trong thử làm việc theo chu kỳ như thể hiện trong Bảng C.2.
Bảng C.2 - Thời gian của giai đoạn ON và OFF trong thử làm việc theo chu kỳ
Kiểu thiết bị | Chế độ làm việc | Khoảng thời gian (min) | 1 chu kỳ (min) | |
ON | OFF | |||
Kiểu năng suất cố định | Năng suất sưởi đầy tải | 6 | 24 | 30 |
Kiểu điều chỉnh năng suất hai cấp | Năng suất sưởi tải nhỏ nhất | 6 | 24 | 30 |
Kiểu điều chỉnh năng suất đa cấp | Năng suất sưởi nửa tải hoặc Năng suất sưởi tải nhỏ nhất a | 6 | 24 | 30 |
Kiểu điều chỉnh năng suất vô cấpb | Năng suất sưởi nửa tải hoặc Năng suất sưởi tải nhỏ nhất a | 12 | 48 | 60 |
a Nếu không thử nghiệm được ở chế độ làm việc năng suất sưởi ấm nửa tải thì phải thử nghiệm ở chế độ năng suất sưởi tải nhỏ nhất, khi đó chế độ vận hành ổn định năng suất sưởi tải nhỏ nhất được đo đạc. |
C.2. Quy trình thử
C.2.1. Quy trình thử đối với chế độ sưởi, trạng thái ổn định (thử nghiệm A)
Trước khi ghi số liệu trong thử trạng thái ổn định, vận hành thiết bị ít nhất 1 h sau khi đạt được trạng thái ổn định.
Ghi lại giá trị năng suất sưởi và công suất điện tiêu thụ trong thử trạng thái ổn định. Để chuẩn bị cho thử làm việc theo chu kỳ C.2.2, ghi lại lưu lượng thể tích không khí trong phòng trung bình nhận được từ hoặc chênh lệch áp suất hoặc áp suất động tại vòi phun lưu lượng và đặc tính của không khí.
C.2.2. Quy trình thử đối với chế độ sưởi là việc theo chu kỳ tùy chọn (thử nghiệm 6)
C.2.2.1. Điều kiện thử
Sau khi hoàn thành thử trạng thái ổn định, tháo thiết bị thử theo phương pháp Entanpi không khí bên ngoài, nếu có kết nối, và bắt đầu vận hành theo chu kỳ OFF/ON máy nén bằng tay. Bố trí thử cần giống với bố trí trong thử trạng thái ổn định. Khi thử nghiệm bơm nhiệt, giữ van đảo chiều khi máy nén OFF ở cùng vị trí khi máy nén ON, trừ khi thay đổi tự động theo bộ điều khiển của thiết bị.
Khoảng thời gian ON và OFF phải theo như Bảng C.2.
Lặp lại chu kỳ ON và OFF của máy nén cho đến khi hoàn thành phép thử. Cho phép các cơ cấu điều khiển của thiết bị điều chỉnh chu kỳ làm việc của quạt giàn ngoài trời.
Trong mọi trường hợp, sử dụng quạt hút của thiết bị đo dòng không khí cùng với quạt của giàn trong nhà, nếu được lắp đặt và làm việc, để xấp xỉ đáp ứng từng bước trong lưu lượng không khí giàn trong nhà.
C.2.2.2. Đo bằng cơ cấu điều khiển quạt hút tự động của thiết bị đo dòng không khí
Nếu thiết bị đo dòng không khí có chức năng điều chỉnh áp suất tĩnh một cách tự động và tức thời sao cho hiệu áp suất tĩnh bằng không đối với thiết bị không ống dẫn hoặc bằng giá trị áp suất bên ngoài nhất định đối với thiết bị có ống dẫn bằng cách điều chỉnh hoạt động của quạt hút.
Độ chênh áp suất tĩnh của vòi phun và áp suất động được đo bằng thiết bị đo lưu lượng dòng khí có cơ cấu điều khiển quạt hút tự động và giá trị được đo ở thử nghiệm trạng thái ổn định phải nằm trong phạm vi 2% trong vòng 15 s sau khi bắt đầu dòng không khí. Nếu thiết bị đo dòng không khí không đáp ứng các yêu cầu hoặc nếu thiết bị không có khả năng tự động điều khiển quạt hút thì có thể đo bằng cách điều chỉnh quạt hút bằng tay.
C.2.2.3. Đo bằng cách sử dụng cơ cấu điều khiển quạt hút bằng tay của thiết bị đo dòng không khí
Điều chỉnh quạt hút để nhanh chóng đạt được và sau đó duy trì chênh lệch áp suất tĩnh của vòi phun hoặc áp suất động ở cùng giá trị như đo được trong thử nghiệm trạng thái ổn định. Chênh lệch áp suất hoặc áp suất động cần nằm trong khoảng 2 % giá trị nhận được từ thử nghiệm trạng thái ổn định trong vòng 15 s sau khi bắt đầu dòng không khí.
C.2.2.4. Thu thập dữ liệu
Sau khi hoàn thành ít nhất hai chu kỳ OFF/ON hoàn chỉnh của máy nén, xác định năng suất sưởi ấm tổng và năng lượng tiêu thụ tổng trong khoảng thời gian thu thập dữ liệu tiếp theo bất kỳ.
Kiểm định dung sai của nhiệt độ độ bầu ướt là ± 2,5 °C phía giàn trong nhà và ± 5 °C phía giàn ngoài trời như trong TCVN 6576 (ISO 5151), TCVN 6577 (ISO 13253) và TCVN 9981 (ISO 15042).
Tính chất mẫu không khí, tốc độ lưu thông và điện áp được lấy mẫu ít nhất 2 min một lần trong khoảng thời gian mà không khí chạy qua giàn. Ghi lại nhiệt độ bầu khô của không khí đi vào và đi ra khỏi giàn trong nhà ở trong khoảng thời gian 10 s hoặc ít hơn.
Tích phân năng suất sưởi ấm và công suất điện tiêu thụ trong các chu kỳ hoàn chỉnh. Đối với các thiết bị có ống dẫn thử nghiệm với quạt trong phòng, thì tích phân công suất điện tiêu thụ từ trạng thái OFF của quạt trong phòng đến vị trí OFF tiếp theo. Đối với các thiết bị có ống dẫn khác và thiết bị không ống dẫn, tích phân công suất điện tiêu thụ từ trạng thái OFF của máy nén đến trạng thái OFF tiếp theo của máy nén.
Hệ số suy giảm (CD) phải được tính bằng công thức (C.1).
Trong đó
fful(cyc) | năng suất sưởi (W) của điều hòa không khí khi làm việc ở chế độ sưởi với năng suất sưởi định mức được thử bởi phương pháp quy định trong C.2.2; |
Pful(cyc) | công suất điện tiêu thụ (W) khi làm việc ở chế độ sưởi với năng suất sưởi định mức được thử bởi phương pháp quy định trong C.2.2; |
fful | năng suất sưởi (W) của điều hòa không khí khi làm việc ở chế độ sưởi với năng suất sưởi định mức được thử bởi phương pháp quy định trong C.2.1; |
Pful | công suất điện tiêu thụ (W) khi làm việc ở chế độ sưởi với năng suất sưởi định mức được thử bởi phương pháp quy định trong B.2.1; |
COP,ful(cyc) | hệ số hiệu quả của điều hòa không khí khi làm việc ở chế độ sưởi với năng suất sưởi ấm định mức được thử nghiệm bởi phương pháp quy định trong C.2.2; |
COP,ful | hệ số hiệu quả của điều hòa không khí khi làm việc ở chế độ sưởi với năng suất sưởi định mức được thử bởi phương pháp quy định trong C.2.1; |
FHL,ful | tỷ số giữa fful(cyc) và fful. |
Công thức (C.1) có thể áp dụng cho chu kỳ làm việc năng suất sưởi nửa tải fhaf(cyc) và chu kỳ làm việc với năng suất sưởi tải nhỏ nhất fmin(cyc).