Giỏ hàng

TCVN 6576:2013 - Phần 1

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6576:2013

ISO 5151:2010

MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT KHÔNG ỐNG GIÓ – THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH NĂNG

Non-ducted air conditioners and heat pumps - Testing and rating for performance

Lời nói đầu

TCVN 6576:2013 thay thế TCVN 6576:1999

TCVN 6576:2013 hoàn toàn tương đương ISO 5151:2010.

TCVN 6576:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 86 Máy lạnh và điều hòa không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT KHÔNG ỐNG GIÓ – THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH NĂNG

Non-ducted air conditioners and heat pumps - Testing and rating for performance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện tiêu chuẩn để đánh giá năng suất và hiệu quả của máy điều hòa không khí và bơm nhiệt giải nhiệt gió không ống gió. Tiêu chuẩn này có thể ứng dụng để đánh giá các thiết bị nêu trên có ống gió với năng suất dưới 8 kW và được thiết kế để hoạt động ở áp suất tĩnh phía ngoài dưới 25 Pa. Tiêu chuẩn này cũng qui định các phương pháp thử để xác định năng suất và đánh giá hiệu quả.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các máy điều hòa và bơm nhiệt thương mại và công nghiệp, gia dụng, có dạng nguyên cụm hoặc dạng hai cụm thiết bị (nghĩa là “Điều hòa không khí và bơm nhiệt không ống gió, cũng như điều hòa và/hoặc bơm nhiệt có ống gió có năng suất dưới 8 kW và hoạt động ở áp suất tĩnh phía ngoài dưới 25 Pa”) phải được sản xuất trong nhà máy, chạy bằng điện, và sử dụng máy nén dạng cơ khí. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thiết bị sử dụng một hoặc nhiều hệ thống làm lạnh có một cụm bên ngoài với một hoặc nhiều cụm trong nhà, được điều khiển bởi một bộ cảm biến điều khiển nhiệt độ. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thiết bị có năng suất lạnh/nhiệt không đổi, thay đổi theo bậc, hoặc thay đổi mềm.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để thử và đánh giá cho:

a) Bơm nhiệt nguồn nước hoặc máy điều hòa không khí giải nhiệt nước;

b) Điều hòa không khí và bơm nhiệt khí – khí tổ hợp đa cụm (xem TCVN 9981 (ISO 15042) để biết phương pháp thử các thiết bị này);

c) Điều hòa di động (không cửa sổ) có cụm ngưng tụ nối ống gió thải;

d) Các thiết bị riêng trong tổ hợp chưa lắp thành hệ thống lạnh hoàn chỉnh;

e) Thiết bị sử dụng chu trình làm lạnh hấp thụ;

f) Thiết bị có ống gió nằm ngoài các qui định đã nêu trong mục này (xem TCVN 6577 (ISO 13253) để biết phương pháp thử các thiết bị này).

Tiêu chuẩn này không bao gồm việc xác định hệ số hiệu quả làm việc theo mùa của thiết bị mà ở một số nước là bắt buộc vì chúng phản ánh tốt hơn hiệu quả năng lượng của thiết bị trong điều kiện làm việc thực tế.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):.

TCVN 6739 (ISO 817), Môi chất lạnh – Ký hiệu bằng số các môi chất lạnh hữu cơ.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Điều hòa không khí không ống gió (non-ducted air conditioner)

Một hoặc nhiều cụm thiết bị có vỏ bao được thiết kế phân phối trực tiếp không khí đã được điều hòa vào không gian kín, phòng hoặc khu vực (không gian điều hòa).

CHÚ THÍCH 1: Thiết bị là máy điều hòa không khí nguyên cụm hoặc dạng hai cụm, bao gồm cả một nguồn sơ cấp dùng để làm lạnh và hút ẩm. Nó cũng bao gồm cả các thiết bị sưởi như bơm nhiệt, cũng như các thiết bị phụ có nhiệm vụ lưu thông không khí, làm sạch không khí, tăng ẩm, tuần hoàn hay thải không khí. Các thiết bị này có thể được lắp đặt trong một hoặc nhiều hơn một cụm máy, hay còn được hiểu là điều hòa dạng tách (hai cụm).

CHÚ THÍCH 2: Không gian kín được hiểu như không gian được điều hòa.

3.2. Bơm nhiệt không ống gió (non-ducted heat pump)

Một hoặc nhiều cụm thiết bị có vỏ bao được thiết kế phân phối trực tiếp không khí đã được điều hòa vào không gian kín, phòng hoặc khu vực (không gian điều hòa) bao gồm cả nguồn lạnh sơ cấp dùng cho bơm nhiệt.

CHÚ THÍCH 1: Thiết bị có thể bao gồm cả chức năng lấy nhiệt từ không gian điều hòa và thải nhiệt ở giàn ngưng nếu làm việc và hút ẩm được thực hiện trong cùng thiết bị nêu trên. Nó cũng có thể bao gồm các thiết bị phụ để tuần hoàn và làm sạch không khí, tạo độ ẩm, thông gió hoặc thải không khí. Các thiết bị trên có thể được lắp đặt trong một hoặc nhiều hơn một cụm máy, hay còn được bơm nhiệt dạng tách (hai cụm).

CHÚ THÍCH 2: Không gian kín được hiểu như không gian được làm kín.

3.3. Không khí tiêu chuẩn (standard air)

Không khí khô ở 20 oC và áp suất khí quyển tiêu chuẩn 101,325 Pa có khối lượng riêng 1,204 kg/m3

3.4. Dòng không khí cấp vào phòng (indoor discharge airflow)

Lưu lượng dòng không khí cấp từ giàn lạnh vào không gian được điều hòa.

Xem Hình 1.

3.5. Dòng không khí hút phía trong phòng (indoor intake airflow)

Lưu lượng dòng không khí hút vào giàn lạnh từ không gian được điều hòa.

Xem Hình 1.

3.6. Dòng không khí thông gió (ventilation airflow)

Lưu lượng dòng không khí được cấp tới không gian được điều hòa qua thiết bị.

Xem Hình 1.

3.7. Dòng không khí thải ra từ giàn ngưng (outdoor discharge airflow)

Lưu lượng dòng không khí thải ra từ giàn bên ngoài (giàn ngưng).

Xem Hình 1.

3.8. Dòng không khí hút vào giàn ngưng (intake outdoor airflow)

Lưu lượng dòng không khí vào giàn bên ngoài (giàn ngưng).

Xem Hình 1.

3.9. Dòng không khí thải (exhaust airflow)

Lưu lượng dòng không khí từ phía trong phòng qua thiết bị xả ra ngoài phòng.

Xem Hình 1.

3.10. Dòng không khí rò lọt (leakage airflow)

Lưu lượng dòng không khí trao đổi lẫn nhau giữa phía trong phòng và ngoài phòng qua thiết bị do đặc điểm của kết cấu thiết bị và kỹ thuật làm kín phòng.

Xem Hình 1.

3.11. Dòng không khí đi tắt giàn lạnh (bypassed indoor airflow)

Dòng không khí trong phòng sau khi đã đi qua thiết bị điều hòa được thổi ra từ cửa đẩy lại trực tiếp được hút vào cửa hút của giàn lạnh.

Xem Hình 1.

3.12. Dòng không khí đi tắt giàn ngưng (bypassed outdoor airflow)

Dòng không khí bên ngoài sau khi đã đi qua giàn ngưng và được thổi ra ngoài lại trực tiếp được hút vào qua cửa hút của giàn ngưng.

Xem Hình 1.

3.13. Dòng không khí cân bằng (equalizer opening airflow)

Dòng không khí đi qua cửa cân bằng trên vách ngăn của nhiệt lượng kế.

Xem Hình 1.

3.14. Năng suất lạnh tổng (total cooling capacity)

Tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn mà thiết bị có thể lấy đi khỏi không gian được điều hòa trong một khoảng thời gian xác định.

CHÚ THÍCH: Năng suất lạnh tổng được tính bằng đơn vị W.

3.15. Năng suất sưởi (heating capacity)

Tổng lượng nhiệt mà thiết bị có thể cấp vào không gian được điều hòa trong khoảng thời gian xác định (không tính lượng nhiệt thừa sinh ra trong không gian).

CHÚ THÍCH: Năng suất nhiệt được tính bằng đơn vị W.

3.16. Năng suất lạnh ẩn (latent cooling capacity)

Năng suất hút ẩm (room dehumidifying capacity)

Tổng lượng nhiệt ẩn của thiết bị có thể đi ra khỏi không gian điều hòa trong thời gian xác định.

CHÚ THÍCH: Năng suất nhiệt ẩn và năng suất hút ẩm được tính bằng đơn vị W.

3.17. Năng suất lạnh hiện 9sensible cooling capacity)

Tổng lượng nhiệt hiện mà thiết bị có thể lấy đi ra khỏi không gian điều hòa trong khoảng thời gian xác định.

CHÚ THÍCH: Năng suất nhiệt hiện được tính bằng đơn vị W.

3.18. Hệ số nhiệt hiện (sensible heat ratio)

SHR

Tỷ số giữa năng suất lạnh hiện và năng suất lạnh tổng.

3.19. Điện áp danh định (rated voltage)

Điện áp ghi trên biểu hiện của thiết bị.

3.20. Tần số danh định (rated frequency)

Tần số ghi trên biểu hiện của thiết bị.

3.21. Hệ số hiệu quả năng lượng (energy efficiency ratio)

EER

Tỷ số giữa năng lượng lạnh tổng và công suất điện hiệu dụng đầu vào thiết bị ở các điều kiện đánh giá đã cho.

CHÚ THÍCH: EER không có thứ nguyên, được dẫn xuất từ oát/oát (W/W).

3.22. Hệ số nhiệt (coefficient of performance)

COP

Tỷ số giữa năng suất sưởi và công suất điện hiệu dụng đầu vào của thiết bị ở các điều kiện đánh giá đã cho.

CHÚ THÍCH: COP không có thứ nguyên, được dẫn xuất từ oát/oát (W/W).

3.23. Tổng công suất điện đầu vào (total power input)

Pt

Công suất điện trung bình đầu vào thiết bị được đo trong suốt quá trình thử.

Tổng công suất điện đầu vào được tính bằng đơn vị W.

3.24. Công suất điện hiệu dụng đầu vào (effective power input)

PE

Công suất điện trung bình đầu vào của thiết bị trong thời gian xác định bao gồm:

- Công suất điện đầu vào cho máy nén;

- Công suất điện đầu vào cấp cho thiết bị gia nhiệt trong quá trình xả băng;

- Công suất điện đầu vào của các bộ phận điều khiển và bảo vệ của thiết bị;

- Công suất điện đầu vào cấp cho quạt giải nhiệt.

CHÚ THÍCH: Công suất điện hiệu dụng được tính bằng đơn vị W.

3.25. Vận hành ở chế độ đầy tải (full-load operation)

Chế độ vận hành liên tục của thiết bị cho năng suất lạnh là lớn nhất theo qui định của nhà sản xuất và được cho phép bởi thiết bị điều khiển.

CHÚ THÍCH: Ngoại trừ các trường hợp được điều chỉnh bởi bộ điều khiển tự động của thiết bị, tất cả các thiết bị bên trong và máy nén phải hoạt động trong suốt thời gian chạy đầy tải.

CHÚ DẪN:

1 Phía ngoài nhà

2 Dòng không khí thải ra từ giàn ngưng

3 Không khí thải

4 Không khí rò lọt

5 Không khí đi tắt phía ngoài nhà

6 Không khí hút vào thiết bị ngoài nhà

7 Dòng khí qua cửa cân bằng

8 Không khí hút vào thiết bị phía trong nhà

9 Thông gió

10 Không khí đi tắt phía trong nhà

11 Không khí cấp vào trong nhà

12 Phía trong nhà

Hình 1 – Biểu đồ dòng không khí minh họa cho các định nghĩa từ 3.4 đến 3.13