PHỤ LỤC B
(tham khảo)
ĐO DÒNG KHÔNG KHÍ
B.1. Xác định dòng không khí
B.1.1. Dòng không khí được đo bằng các dụng cụ và trình tự thử cho trong Phụ lục này.
B.1.2. Lưu lượng khí được đo bằng lưu lượng khối lượng. Nếu lưu lượng khí được biểu thị lưu lượng thể tích cho mục đích thử, thể tích riêng tại điều kiện thử (áp suất, nhiệt độ và độ ẩm) phải được xác định rõ.
B.2. Dòng không khí và áp suất tĩnh
B.2.1. Diện tích đầu phun An phải được xác định bằng đường kính của nó với độ chính xác ± 2% xấp xỉ tại 4 vị trí với mặt nghiêng 45o phía xung quanh bên ngoài đầu phun tại mỗi mặt trong hai mặt vị trí của họng đầu phun, một tại đầu ra và một ở phần thẳng gần bán kính.
B.3. Thiết bị phun
B.3.1. Thiết bị phun bao gồm một buồng nhận và một buồng xả được ngăn cách bởi tấm chắn trên đó có một hoặc nhiều đầu phun (xem Hình B.1). Không khí từ thiết bị được thử dẫn qua đường ống tới buồng nhận, qua (các) đầu phun và sau đó được xả ra phòng thử hoặc dẫn ngược lại đầu vào thiết bị.
Thiết bị phun và các đường ống nối của nó tới đầu vào thiết bị phải được bịt kín không cho không khí rò lọt qua 1,0 % lượng không khí đo được.
Khoảng cách giữa hai tâm đầu phun không được nhỏ hơn 3 lần đường kính họng đầu phun lớn nhất và khoảng cách từ tâm của bất kỳ đầu phun nào tới mặt bên của buồng xả hay buồng nhận không được phép nhỏ hơn 1,5 lần đường kính họng của nó.
B.3.2. Vách khuếch tán được lắp trong ngăn chặn (ở khoảng cách không nhỏ hơn 1,5 lần đường kính họng phun lớn nhất Dn) cùng chiều với tường ngăn và lắp trong ngăn xả (ở khoảng cách không nhỏ hơn 2,5 lần đường kính họng phun lớn nhất Dn) ngược chiều với mặt phẳng của đầu phun lớn nhất.
CHÚ DẪN:
1 Buồng xả | 5 Đầu phun |
2 Quạt xả | 6 Buồng nhận |
3 Vách khuếch tán | 7 Thiết bị đo hiệu áp suất |
4 Ống pitot (có thể hoặc không) | 8 Ống kết nối (xem B.5.1) |
a Vách khuếch tán có những lỗ nhỏ chiếm gần 40% diện tích trống. b Dòng không khí. |
Hình B.1 – Thiết bị đo dòng không khí
B.3.3. Quạt xả có thể cho áp suất tĩnh mong muốn tại đầu ra thiết bị, có thể cung cấp công suất thay đổi và được lắp trên một mặt của buồng xả.
B.3.4. Áp kế dùng để đo tổn thất áp suất tĩnh đặt tại (các) đầu phun. Một đầu áp kế nối với đầu đo áp suất tĩnh đặt ngang bằng với mặt vào buồng nhận và đầu còn lại nối với đầu đo áp suất tĩnh đặt ngang bằng với mặt vào buồng xả. Tương tự, một số đầu đo tại mỗi buồng sẽ được nối với một số áp kế tương ứng theo dạng song song hoặc dạng phức tạp từng áp kế. Các đường kết nối áp suất tĩnh sẽ được đặt sao cho không làm ảnh hưởng đến dòng không khí. Theo cách khác, vận tốc dòng không khí rời (các) đầu phun có thể được đo bằng một ống Pitot như trong Hình B.1, nhưng khi sử dụng nhiều hơn 1 đầu phun, giá trị đọc trên ống Pitot sẽ chỉ xác định cho 1 đầu phun.
B.3.5. Xác định mật độ không khí tại họng đầu phun
B.3.6. Vận tốc tại họng đầu phun nằm trong khoảng từ 15 m/s đến 35 m/s.
B.3.7. Mũi phun phải được chế tạo như các hướng dẫn trong Hình B.2 và tuân thủ các yêu cầu trong B.3.8 và B.3.9.
B.3.8. Hệ số xả của mũi phun Cd như trong Hình B.2 có tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính họng phun bằng 0,6 được tính như công thức (B.1) sau:
(B.1)
Với hệ số Re ≥ 12 000.
Hệ số Re được xác định theo công thức (B.2) sau:
(B.2)
Trong đó
Va là vận tốc trung bình tại họng mũi phun;
Dn là đường kính họng mũi phun;
μ là độ nhớt động học của không khí.
B.3.9. Đầu phun cũng có thể được chế tạo theo các tiêu chuẩn tương đương nếu có hoặc có thể sử dụng đầu phun mô tả trong Hình B. và các kết quả có độ chính xác tương đương.
CHÚ DẪN:
1 Trục của elip
2 Phần họng
3 Đường elip
Dn Đường kính họng phun, m
Hình B.2 – Đầu phun dòng không khí
B.4. Thiết bị đo áp suất tĩnh
B.4.1. Đầu đo áp suất sẽ gồm một núm cao su đường kính (6,25 ± 0,25) mm được gắn vào mặt đầu ra ống dẫn và có tâm vượt đường kính lỗ 1 mm qua ống dẫn. Mép cửa mỗi lỗ này không được có gờ.
B.4.2. Ống dẫn và đoạn ống nối phải được hàn kín để tránh rò lọt không khí, đặc biệt là tại các điểm nối với thiết bị đo không khí, và phải bọc cách nhiệt tránh rò nhiệt giữa đầu ra thiết bị và thiết bị đo nhiệt độ.
B.5. Đo dòng không khí xả
B.5.1. Đầu ra của thiết bị được thử phải nối với buồng nhận bằng ống nối có trở lực không khí không đáng kể như trong Hình B.1.
B.5.2. Để thiết lập áp suất tĩnh bằng 0 đối với phòng thử tại đầu xả của điều hòa hoặc bơm nhiệt trong buồng nhận, áp kế sẽ phải có một đầu nối với một hoặc nhiều đầu nối đo áp suất tĩnh đặt ngang so với tường trong của buồng nhận.
B.6. Đo không khí phía trong phòng
B.6.1. Thông số cần phải đo:
a) áp suất khí quyển;
b) nhiệt độ bầu khô, bầu ướt hoặc điểm sương tại đầu phun;
c) hiệu áp suất tĩnh ở đầu phun (không bắt buộc), áp suất động tại đầu phun.
B.6.2. Lưu lượng khối lượng không khí qm qua mỗi đầu phun được xác định theo công thức (B.3) sau:
(B.3)
Trong đó
An là diện tích họng đầu phun, m2
Y là hệ số giãn nở, tính theo công thức (B.4) sau:
(B.4)
α A là hệ số áp suất, tính theo công thức (B.5) sau:
(B.5)
qv là lưu lượng thể tích của dòng khí qua đầu phun được tính theo công thức (B.6) sau:
(B.6)
Trong đó được tính theo công thức (B.7) sau:
(B.7)
Trong đó Wn là độ ẩm riêng tại đầu vào đầu phun.
B.6.3. Lưu lượng không khí qua nhiều đầu phun có thể được tính theo công thức trong B.6.2, cần chú ý rằng tổng lưu lượng dòng khí là tổng của các giá trị qm hoặc qv của từng đầu phun.
B.7. Đo dòng không khí thông gió, xả và rò rỉ - phương pháp buồng nhiệt lượng kế
B.7.1. Dòng không khí thông gió, xả và rò rỉ cần được đo khi dùng trang bị giống trang bị minh họa trên Hình B.3 với hệ thống lạnh đang vận hành và sau khi thiết lập được sự cân bằng nước ngưng.
B.7.2. Với cơ cấu cân bằng được điều chỉnh đối với chênh lệch áp suất tĩnh lớn nhất giữa các ngăn phía ngoài phòng và trong phòng 1 Pa, cần lấy các số liệu dưới đây:
a) áp suất khí quyển;
b) nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của đầu phun;
c) áp suất động của đầu phun.
CHÚ DẪN:
1 Áp kế | 5 Đầu phun |
2 Khoang xả | 6 Các ống cảm biến áp suất |
3 Quạt xả | pc Áp suất cân bằng ngăn |
4 Van điều tiết | Pv Áp suất động đầu phun |
Hình B.3 – Dụng cụ cân bằng áp suất
B.7.3. Giá trị lưu lượng không khí phải được tính toán phù hợp B.6.2.
PHỤ LỤC C
(qui định)
PHƯƠNG THỬ BUỒNG NHIỆT LƯỢNG KẾ
C.1. Yêu cầu chung
C.1.1. Buồng nhiệt lượng kế được dùng cho phương pháp xác định đồng thời năng suất nhiệt cho cả hai phía bên trong và ngoài phòng. Trong chế độ làm việc, việc xác định năng suất nhiệt phía trong phòng được tiến hành bằng cách cân bằng hiệu quả làm lạnh và hút ẩm với lượng nhiệt và nước cấp vào phòng. Năng suất nhiệt phía ngoài phòng cung cấp số liệu cho việc thử xác nhận hiệu quả làm lạnh và hút ẩm bằng cách đo lượng lạnh cấp vào buồng thử, cân bằng nhiệt lượng và nước thải ở phía ngưng tụ với tổng năng suất làm lạnh được đo.
C.1.2. Hai buồng thử nghiệm nhiệt lượng kế, cho thiết bị phía trong phòng và ngoài phòng, được ngăn bằng một vách ngăn cách nhiệt có một cửa để lắp thiết bị nguyên cụm không ống gió. Thiết bị được lắp theo cách lắp đặt thông thường, phải dễ dàng làm kín kết cấu bên trong của thiết bị để tránh không khí rò rỉ từ phía bộ ngưng tụ sang giàn bay hơi hoặc ngược lại. Không được ghép nối thêm hoặc thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
C.1.3. Một dụng cụ cân bằng áp suất như minh hoạ trên Hình B.3 phải được bố trí trên tường ngăn giữa các ngăn phía trong phòng và ngoài phòng để giữ áp suất cân bằng giữa các vách ngăn này và cho phép đo được không khí rò rỉ, không khí xả và thông gió. Dụng cụ gồm một hay nhiều kiểu đầu phun co trong Hình B.2, một khoang xả được trang bị một quạt thoát khí và áp kế để đo áp suất trong ngăn và áp suất dòng không khí.
Vì dòng không khí từ một ngăn sang ngăn khác có thể đi theo hướng này hoặc hướng khác nên phải dùng hai dụng cụ giống nhau được lắp theo các hướng đối diện nhau, hoặc dùng một dụng cụ có thể đảo chiều. Các ống cảm biến áp suất của áp kế phải đặt sao cho không bị ảnh hưởng của dòng không khí xả ra khỏi thiết bị hoặc xả ra khỏi dụng cụ cân bằng áp suất. Quạt gió hoặc quạt thổi không khí từ khoang xả phải cho phép thay đổi được dòng không khí của nó bằng cách thích hợp, ví dụ như có một hộp tốc độ hoặc một van điều tiết như trong Hình B.3. Không khí xả từ quạt gió hoặc quạt thổi không được ảnh hưởng tới không khí vào thiết bị.
Dụng cụ cân bằng áp suất phải được hiệu chỉnh trong quá trình thử nhiệt lượng kế hoặc đo dòng không khí để hiệu áp suất tĩnh giữa ngăn phía trong phòng và ngoài phòng không lớn hơn 1,25 Pa.
C.1.4. Kích thước của nhiệt lượng kế phải đủ lớn để tránh thu hẹp các lỗ cửa hút và cửa xả của thiết bị. Phải trang bị các tấm được khoan thủng hoặc các lưới (ghi gió) thích hợp khác tại cửa xả từ thiết bị điều hòa lại không khí để tránh vận tốc phía trước vượt quá 0,5 m/s. Khoảng không gian phía trước các lưới (ghi gió) cửa hút hoặc cửa xả của máy điều hòa không khí phải đủ rộng để tránh sự giao thoa với dòng không khí. Khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị đến các tường bên hoặc trần của các vách ngăn phải là 1m, trừ trường hợp lưng sau của thiết bị kiểu consol. Đối với điều hòa dạng treo/áp trần, khoảng cách tối thiểu từ mặt của điều hòa tới sàn là 1,8 m. Bảng C.1 qui định các kích thước nên dùng để phù hợp với các yêu cầu về không gian.
Bảng C.1 – Kích cỡ của buồng nhiệt lượng kế
Năng suất lạnh danh nghĩa lớn nhất của thiết bịa (W) | Các kích thước bên trong nhỏ nhất của mỗi buồng của nhiệt lượng kế (m) | ||
Chiều rộng | Chiều cao | Chiều dài | |
3000 | 2,4 | 2,1 | 1,8 |
6000 | 2,4 | 2,1 | 2,4 |
9000 | 2,7 | 2,4 | 3,0 |
12000b | 3,0 | 2,4 | 3,7 |
a Các trị số đã được làm tròn. b Năng suất lạnh lớn hơn yêu cầu nhiệt lượng kế lớn hơn. |
C.1.5. Mỗi buồng phải được trang bị thiết bị điều hòa không khí để duy trì các điều kiện của không khí và các điều kiện đã qui định. Trang bị điều hòa không khí cho buồng thử thiết bị trong phòng gồm có các nguồn nhiệt cung cấp nhiệt hiện và máy tạo ẩm cung cấp hơi ẩm. Trang bị điều hòa lại không khí cho buồng thử thiết bị phòng phải cung cấp lạnh, tạo ẩm và hút ẩm. Năng lượng phải được điều chỉnh và đo.
C.1.6. Khi nhiệt lượng kế dùng cho bơm nhiệt, nhiệt lượng kế phải có khả năng sưởi, làm ẩm và làm lạnh cho cả hai buồng (xem Hình C.1 và Hình C.2) hoặc có các biện pháp khác, như đảo chiều thiết bị miễn là duy trì điều kiện đánh giá.
C.1.7. Trang bị điều hòa không khí cho cả hai buồng thử được trang bị cùng với quạt có đủ công suất để đảm bảo lưu lượng không nhỏ hơn hai lần lưu lượng không khí do thiết bị được thử xả ra trong nhiệt lượng kế. Nhiệt lượng kế phải được trang bị cùng với các dụng cụ đo hoặc xác định nhiệt độ bầu khô và ướt đã qui định trong cả hai buồng thử của nhiệt lượng kế.
C.1.8. Trong cả hai buồng thử phía trong và phía ngoài, gradient nhiệt độ và các đặc tuyến lưu lượng không khí đều do sự kết hợp giữa thiết bị điều hòa duy trì trạng thái không khí và thiết bị thử tạo ra. Vì thế, các điều kiện hợp thành là riêng cho từng thử nghiệm và phụ thuộc vào tổ hợp các thông số, kích thước ngắn, việc sắp đặt và kích thước của trang bị điều hòa lại không khí, đặc tính xả không khí của thiết bị được thử.
Điểm đo nhiệt độ thử qui định của cả hai bầu (nhiệt kế) ướt và khô phải được bố trí sao cho đáp ứng được các điều kiện dưới đây:
a) nhiệt độ phải đại diện được nhiệt độ xung quanh thiết bị và mô phỏng được các điều kiện thường gặp trong thực tế áp dụng cho cả hai phía trong và ngoài phòng, như ghi ở trên.
b) tại điểm đo, nhiệt độ không khí không được bị ảnh hưởng bởi không khí xả từ thiết bị. Điều này dẫn đến việc bắt buộc phải đo nhiệt độ ở đầu dòng của chu trình tuần hoàn khép kín do thiết bị tạo ra.
c) các ống lấy mẫu phải đặt ở đầu vào thiết bị thử.
C.1.9. Trong quá trình thử năng suất sưởi, xem xét nhiệt độ không khí cấp phía trong phòng có bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng do thiết bị trao đổi nhiệt phía ngoài phòng không. Một dụng cụ đo nhiệt độ được đặt ở giữa cửa cấp gió của thiết bị trong phòng sẽ ghi nhận bất kỳ thay đổi nào của nhiệt độ của không khí thổi ra từ phía trong phòng do thiết bị trao đổi nhiệt phía ngoài bị đóng băng trên thành ống.
C.1.10. Các bề mặt bên trong của các buồng nhiệt lượng kế phải chế tạo bằng vật liệu không bị rỗ. Tất cả các mối ghép phải được hàn kín để chống rò rỉ không khí và hơi ẩm. Cửa vào phải kín khít chống rò rỉ không khí và hơi ẩm bằng cách dùng các đệm kín hoặc các biện pháp thích hợp khác.
C.1.11. Nếu bơm nhiệt ngừng cấp không khí cho phía trong phòng trong quá kì xả băng, khi đó thiết bị thử được ngừng cấp không khí ở cả hai phía trong và ngoài phòng. Nếu muốn duy trì hoạt động của trang bị thử điều hòa tại trong giai đoạn này thì phải cho không khí quẩn qua thiết bị được thử sao cho dòng không khí này không hỗ trợ quá trình xả băng của thiết bị. Có thể dùng công tơ mét (Óat kế) để đo công suất điện của thiết bị được thử.
CHÚ DẪN:
1 Người phía ngoài phòng | 6 Các bộ trộn |
2 Giàn ống lạnh | 7 Ống lấy mẫu không khí |
3 Giàn ống sưởi | 8 Thiết bị được thử |
4 Bộ tạo ẩm | 9 Ngăn phía trong phòng |
5 Quạt | 10 Dụng cụ cân bằng áp suất |
Hình C.1 – Nhiệt lượng kế kiểu buồng điển hình được hiệu chỉnh
CHÚ DẪN:
1 Không gian có nhiệt độ được điều chỉnh | 7 Các bộ trộn |
2 Ngăn phía ngoài phòng | 8 Ống lấy mẫu không khí |
3 Giàn ống lạnh | 9 Thiết bị được thử |
4 Giàn ống sưởi | 10 Ngăn phía trong phòng |
5 Bộ tạo ẩm | 11 Dụng cụ cân bằng áp suất |
6 Quạt |
|
Hình C.2 – Nhiệt lượng kế kiểu buồng điển hình cân bằng với môi trường xung quanh
C.2. Nhiệt lượng kế kiểu buồng dạng hiệu chỉnh
C.2.1. Nhiệt rò lọt buồng thử thiết bị phía trong và phía ngoài phòng được xác định theo phương pháp sau: tất cả các cửa thông phải đóng. Gia nhiệt không khí cho một trong hai ngăn bằng nhiệt trở sưởi tới nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh ít nhất 11 oC. Nhiệt độ môi trường xung quanh nên duy trì không đổi với sai số ± 1 oC bên ngoài sáu bề mặt bao quanh ngăn, kể cả vách ngăn. Nếu kết cấu của vách ngăn đồng nhất với các vách khác, độ rò rỉ nhiệt qua vách ngăn có thể xác định trên cơ sở tỉ lệ diện tích.
C.2.2. Để hiệu chỉnh rò rỉ nhiệt (xác định lượng nhiệt rò rỉ) qua vách ngăn dùng trình tự sau đây.
Thực hiện phép thử như mô tả ở trên. Sau đó nhiệt độ của vùng liền kề ở mặt kia của vách ngăn được nâng lên bằng nhiệt độ trong vách ngăn được sưởi, vì vậy loại trừ được độ rò lọt qua vách ngăn, trong khi vẫn duy trì độ chênh 11 oC giữa ngăn được sưởi và nhiệt độ môi trường xung quanh của năm bề mặt bao quanh khác.
Hiệu số nhiệt đầu vào giữa lần đầu tiên và thứ hai là độ rò rỉ qua vách ngăn.
C.2.3. Đối với ngăn ngoài phòng được trang bị phương tiện làm lạnh, cần có phương tiện hiệu chỉnh để làm lạnh ngăn đó đến nhiệt độ ít nhất là thấp hơn 11 oC so với nhiệt độ môi trường (trên sáu mặt) và thực hiện phép phân tích tương tự.
C.2.4. Ngoài ra đối với loại buồng thử nhiệt lượng kế dạng trên, tính năng buồng thử thiết bị phía trong nhà phải được kiểm tra xác nhận tối thiểu sáu tháng một lần bằng dụng cụ hiệu chỉnh có năng suất lạnh theo chuẩn công nghiệp. Dụng cụ điều khiển cũng có thể được coi là bộ phận khác của thiết bị, Toàn bộ tính năng của nó được đo bằng phương pháp đo trong và ngoài phòng tại phòng thử nghiệm thử quốc gia như một phần của chương trình kiểm định phép đo năng suất lạnh dùng trong công nghiệp.
C.3. Nhiệt lượng kế kiểu buồng cân bằng môi trường xung quanh
C.3.1. Nhiệt lượng kế kiểu buồng cân bằng môi trường xung quanh được cho trong Hình C.2 và dựa trên nguyên lý duy trì nhiệt độ bầu khô môi trường xung quanh buồng thử bằng với nhiệt độ bầu khô trong buồng này. Nếu nhiệt độ bầu ướt xung quanh buồng thử cũng duy trì bằng nhiệt độ bầu ướt trong buồng thì không cần qui định các điều khoản về kín hơi nước trong B.1.8.
C.3.2. Sàn, trần, và các vách của ngăn nhiệt lượng kế phải có khoảng cách đủ lớn đến sàn, trần và các vách của buồng thử. Trong đó các vách ngăn được bố trí để tạo ra nhiệt độ không khí đồng đều trong khoảng không gian giữa vách được bảo ôn của buồng nhiệt lượng và buồng thử. Khoảng cách tối thiểu giữa các vách là 0,3 m. Ngoài ra phải có thiết bị để tuần hoàn không khí trong khoảng không gian xung quanh để tránh sự phân tầng lớp không khí.
C.3.3. Nhiệt rò rỉ qua các vách ngăn phải được đưa vào tính toán cân bằng nhiệt và có thể được hiệu chỉnh theo C.3.4 hoặc được tính toán.
C.3.4. Trần, sàn và các vách ngăn của nhiệt lượng kế phải được cách nhiệt để độ rò rỉ nhiệt cho phép (kể cả bức xạ) không vượt quá 10% năng suất của thiết bị thử, với độ chênh lệch nhiệt độ 11 oC, hoặc 300 W với cùng độ chênh lệch nhiệt độ, lấy trị số lớn hơn khi dùng phương pháp thử trong C.3.2.
C.4. Tính toán năng suất lạnh
Dòng năng lượng dùng tính toán tổng năng suất lạnh, dựa vào số liệu đo phía trong và ngoài phòng được giới thiệu trên Hình C.3.
CHÚ DẪN:
1 Ngăn phía ngoài phòng
2 Thiết bị được kiểm tra
3 Ngăn phía trong phòng
CHÚ THÍCH: Các giá trị có thể thay đổi được xác định trên hình được tính theo công thức C.1 và C.5.
Hình C.3 – Dòng năng lượng khi thử năng suất lạnh theo phương pháp buồng nhiệt lượng kế
C.4.1. Tổng năng suất lạnh của thiết bị tính theo buồng thử thiết bị trong, Φtci, dạng buồng nhiệt lượng kế hiệu chỉnh hoặc cân bằng với môi trường xung quanh (xem C.1 và C.2), được tính toán theo công thức (C.1).
(C.1)
CHÚ THÍCH: Nếu không xuất hiện nước trong quá trình thử, hw1 được lấy tại nhiệt độ của nước trong khay bộ tạo ẩm của thiết bị điều hòa không khí khống chế điều kiện của buồng thử nghiệm trong.
C.4.2. Khi không đo được nhiệt độ của không khí rời buồng thử thiết bị trong phòng tới phòng thử thiết bị phía ngoài phòng, nhiệt độ nước ngưng được tính theo nhiệt độ bầu ướt của không khí đi ra khỏi thiết bị thử.
C.4.3. Lượng nước ngưng tụ trong quá trình thử thiết bị, Wr có thể được xác định thông qua lượng nước cấp vào thiết bị bay hơi gia ẩm của buồng thử thiết bị bên trong để giữ độ ẩm (nhiệt độ không khí bầu ướt) trong buồng này không đổi.
C.4.4. Nhiệt rò rỉ vào buồng thử thiết bị phía trong phòng qua vách ngăn giữa buồng này và buồng thử nghiệm thiết bị phía ngoài phòng được xác định từ thử hiệu chỉnh nhiệt rò lọt (C.2.2), hoặc được tính toán trong trường hợp nhiệt lượng kế kiểu buồng cân bằng môi trường xung quanh.
C.4.5. Năng suất lạnh tổng phía ngoài phòng khi thử theo nhiệt kế kiểu buồng dạng hiệu chỉnh hoặc cân bằng môi trường xung quanh, (xem Hình C.1 và C.2) được tính theo công thức (C.2) sau:
(C.2)
CHÚ THÍCH: Entanpi hw3 được lấy ở nhiệt độ nước nước ngưng ra khỏi buồng thử thiết bị phía ngoài phòng, bằng con đường ngưng tụ trên giàn lạnh của thiết bị điều hòa dùng để giữ cho trạng thái không khí của buồng thử bên ngoài không đổi.
C.4.6. Nhiệt rò rỉ vào buồng thử thiết bị phía trong phòng qua vách ngăn giữa buồng này và buồng thử thiết bị phía ngoài phòng được xác định từ thử hiệu chỉnh nhiệt rò lọt (C.2.2), hoặc được tính toán trong trường hợp nhiệt lượng kế kiểu buồng cân bằng môi trường xung quanh.
CHÚ THÍCH: Giá trị năng suất lạnh tính theo công thức C.1 và C2 khi và chỉ khi diện tích vách ngăn của hai buồng bằng nhau từ cả hai phía.
C.4.7. Năng suất nhiệt ẩn (năng suất hút ẩm) được tính theo công thức (C.3) sau:
C.4.8. Năng suất nhiệt hiện được tính theo công thức (C.4) sau:
C.4.9. Hệ số nhiệt hiện (SHR) được tính theo công thức (C.5) sau:
C.5. Tính toán năng suất sưởi
C.5.1. Sơ đồ các dòng năng lượng dùng để tính toán năng suất sưởi tổng đo được ở buồng thử thiết bị trong phòng và ngoài phòng thể hiện trên Hình C.4.
CHÚ DẪN:
1 Ngăn phía ngoài phòng
2 Thiết bị được kiểm tra
3 Ngăn phía trong phòng
CHÚ THÍCH: Các giá trị có thể đổi được xác định trên hình được tính theo công thức C.6 và C.7
Hình C.4 – Dòng năng lượng khi thử năng suất sưởi theo phương pháp buồng nhiệt lượng kế
C.5.2. Năng suất sưởi được đo trong ngăn phía trong phòng theo phương pháp buồng nhiệt lượng kế được xác định theo công thức (C.6) sau:
(C.6)
CHÚ THÍCH: ΣPic là tổng công suất điện đầu vào buồng thử thiết bị phía trong phòng (ví dụ: chiếu sáng, công suất điện cho các thiết bị bù, cân bằng nhiệt của dụng cụ hút ẩm), W
C.5.3. Đo năng suất sưởi phía hấp thụ nhiệt được tính toán cho thiết bị ở đây giàn bay hơi lấy nhiệt từ không khí xác định theo công thức (C.7) sau:
(C.7)
Trong đó:
ΣPoc là công suất điện tổng đầu vào buồng thử thiết bị phía ngoài phòng không tính công suất điện của thiết bị được thử, W;
qwo là lưu lượng khối lượng nước cấp tới ngăn phía ngoài để duy trì điều kiện thử, kg/s;
hw5 là entanpi riêng của nước ngưng (trong điều kiện thử cao) và của tuyết (trong điều kiện thử nghiệm H2 hoặc H3) trong thiết bị, J/kg;
là dòng nhiệt rò rỉ qua các bề mặt bao quanh còn lại vào ngăn phía ngoài phòng, W.