Giỏ hàng

TCVN 6577 : 1999 - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

6 Phương pháp thử và sai số của phép đo

6.1 Các phương pháp thử

Các phương pháp thử dưới đây được quy định dùng trong tiêu chuẩn này và được mô tả trong các phụ lục:

a) phương pháp entanpi không khí phía trong phòng (xem phụ lục B);

b) phương pháp hiệu chuẩn máy nén (xem phụ lục C);

c) phương pháp entanpi môi chất làm lạnh (xem phụ lục D);

d) phương pháp đo dòng không khí (xem phụ lục E);

e) phương pháp đo nước ngưng lạnh (xem phụ lục F);

f) phương pháp entanpi không khí phía ngoài phòng (xem phục lục 6);

6.2 Áp dụng phương pháp thử

6.2.1 Thiết bị được đánh giá năng suất bằng phương pháp thử entanpi không khí trong phòng (xem phụ lục B).

6.2.2 Các phương pháp trong 6.1b) đến 6.1f) là các phương pháp thử năng suất bổ sung.

6.3 Sai số của phép đo

Độ dao động của phép đo không được vượt quá các giá trị quy định trong bảng 8.

6.4 Sai lệch các số đọc

Sai lệch cho phép lớn nhất của các số đọc khi thử tính năng ở các điều kiện đã cho được quy định trong bảng 9. Sai lệch cho phép lớn nhất khi quan sát trong quá trình thử năng suất được quy định trong bảng 10.

Bảng 8 - Sai số của phép đo các giá trị chỉ thị

Đại lượng đo

Độ dao động của phép đo 1)

Nước

Nhiệt độ

Hiệu nhiệt độ

Lưu lượng thể tích

Hiệu áp suất tĩnh

 

± 0,1 oC

± 0,1 oC

± 5 %

± 5 Pa

Không khí

Nhiệt độ bầu khô

Nhiệt độ bầu ướt

Lưu lượng thể tích

Hiệu áp suất tĩnh

± 0,2 oC

± 0,2 oC

± 5 %

± 5 Pa cho áp suất £ 100 Pa

± 5 % cho áp suất > 100 Pa

Các thông số điện đầu vào

± 0,5 %

Thời gian

± 0,2 %

Khối lượng

± 1 %

Tốc độ

± 1 %

Chú thích - Sai số của phép đo nhìn chung gồm có nhiều thành phần. Một số thành phần có thể được đánh giá trên cơ sở phân bố thống kê các kết quả của hàng loạt phép đo và có thể được đặc trưng bằng các sai lệch tiêu chuẩn có tính kinh nghiệm. Việc đánh giá các thành phần khác có thể dựa trên kinh nghiệm hoặc thông tin khác.

1) Sai số của phép đo là giá trị đánh giá đặc trưng cho phạm vi các giá trị trong đó chứa giá trị thực của đại lượng đo.

Bảng 9 - Sai lệch cho phép các số đọc khi thử tính năng

Đại lượng đo

Sai lệch cho phép lớn nhất các số đọc từ các điều kiện thử tính năng đã định

Cho thử các điều kiện vận hành tối thiểu

nhiệt độ không khí

nhiệt độ nước

 

+ 1 oC

+ 0,6 oC

Cho thử các điều kiện vận hành tối đa

nhiệt độ không khí

nhiệt độ nước

 

- 1 oC

- 0,6 oC

Cho thử khác

nhiệt độ không khí

nhiệt độ nước

 

± 1oC

± 0,6oC

6.5 Dung sai thử

6.5.1 Sai lệch cho phép lớn nhất của các giá trị quan sát biểu thị bằng hiệu cho phép lớn nhất dãy các giá trị quan sát lớn nhất và nhỏ nhất của dụng cụ đo trong khi thử. Khi biểu thị theo phần trăm sai lệch cho phép lớn nhất là phần trăm quy định của giá trị trung bình cộng của các giá trị quan sát.

6.5.2 Các sai lệch cho phép lớn nhất của giá trị trung bình của các giá trị quan sát khi thử từ các điều kiện thử tiêu chuẩn hoặc yêu cầu được quy định trong bảng 10.

Bảng 10 - Sai lệch cho phép các số đọc khi thử năng suất

Số đọc

Sai lệch của các giá trị trung bình cộng so với điều kiện đã quy định

Sai lệch lớn nhất của số đọc so với các điều kiện đánh giá

Nhiệt độ không khí vào phía trong phòng, oC

bầu khô

bầu ướt

 

± 0,3 oC

± 0,2 oC

 

± 1oC

± 0,5 oC

Nhiệt độ không khí ra phía trong phòng, oC

-

± 1oC

Nhiệt độ không khí ra phía ngoài phòng, oC

bầu khô

bầu ướt

 

± 0,3 oC

± 0,2 oC

 

± 1 oC

± 0,5 oC

Nhiệt độ không khí ra phía ngoài phòng, oC

bầu khô

-

± 1oC

Lưu lượng dòng không khí

± 5%

± 10 %

Điện áp

± 1%

± 2%

Nhiệt độ nước

cửa vào

cửa ra

 

± 0,1oC

± 0,1 oC

 

± 0,2 oC

± 0,2 oC

Lưu lượng thể tích nước

± 1%

± 2%

Sức cản dòng không khí bên ngoài

± 5 Pa

± 10 Pa

7 Kết quả thử

7.1 Tính toán năng suất

7.1.1 Quy định chung

Các kết quả thử năng suất phải biểu thị bằng định lượng hiệu quả được tạo thành đối với không khí nhờ thiết bị được thử. Với các điều kiện thử đã cho, kết quả thử năng suất phải bao gồm các đại lượng dưới đây để lạnh hoặc sưởi của các kiểu thiết bị được thử;

a) năng suất lạnh tổng, Oát (W);

b) năng suất lạnh hiện, Oát (W);

c) năng suất lạnh ẩn, Oát (W);

d) năng suất sưởi, Oát (W);

e) lưu lượng dòng không khí phía trong phòng, mét khối không khí tiêu chuẩn trên giây (m3/s);

f) sức cản bên ngoài đối với dòng không khí trong phòng, Pascal' (Pa);

g) năng suất hiệu dụng đầu vào thiết bị hoặc năng suất riêng đầu vào mỗi thành phần thiết bị điện, Oát (W).

7.1.2 Hiệu chỉnh

Các kết quả thử được dùng để xác định năng suất mà không cần hiệu chỉnh các sai lệch cho phép trong các điều kiện thử, trừ khi các entanpi không khí, thể tích riêng và năng suất nhiệt riêng đẳng áp được hiệu chỉnh theo các sai lệch do nhiệt độ bão hòa và áp suất khí quyển tiêu chuẩn.

7.1.3 Tính toán năng suất lạnh

Giá trị tiêu chuẩn của năng suất bao gồm các hiệu quả của nhiệt tuần hoàn của quạt, nhưng không bao gồm nhiệt phụ.

7.1.3.1 Nếu quạt ở bộ phận bay hơi là một phần cấu thành cần thiết của thiết bị, nhiệt sinh ra từ quạt không được ảnh hưởng đến năng suất lạnh một giá trị lớn hơn giá trị sai số đã quy định. Nếu quạt có ảnh hưởng, thì năng suất này phải được cộng thêm vào năng suất lạnh, nhưng phải được loại trừ khỏi năng suất đầu vào.

7.1.3.2 Nếu quạt ở bộ phận bay hơi không phải là phần cấu thành cần thiết của thiết bị, nhiệt sinh ra từ quạt cũng không được ảnh hưởng đến năng suất lạnh một giá trị lớn hơn giá trị sai số quy định. Nếu quạt có ảnh hưởng, thì năng suất này phải được trừ đi khỏi năng suất lạnh nhưng phải bao gồm trong năng suất đầu vào.

7.1.3.3 Không quy định việc xác định năng suất ở điều kiện thử tính năng.

7.1.4 Tính năng suất sưởi

7.1.4.1 Năng suất sưởi được tính dựa trên dòng không khí và độ tăng trung bình nhiệt độ dòng không khí trong phòng trong khoảng thời gian của chu kì thử (hoặc độ giảm nhẹ nhiệt độ khi xả băng).

7.1.4.2 Trong trường hợp quạt không khí trong phòng dừng chạy khi xả băng, năng suất trong khoảng thời gian này coi như bằng không, thời gian đã trôi qua này phải được bao gồm trong khoảng thời gian thử tổng để đạt được độ tăng nhiệt độ trung bình đối với dòng không khí trong phòng. Kết quả thử cho thiết bị trong đó không xuất hiện việc xả băng là toàn bộ năng suất cho thời gian thử tổng.

7.1.4.3 Đối với thiết bị có xuất hiện xả băng, kết quả thử là toàn bộ năng suất cho tổng số chu kì trọn vẹn trong khoảng thời gian thử. Một chu kì trọn vẹn bao gồm thời gian sưởi và thời gian xả băng, từ lần kết thúc xả băng này đến lần kết thúc xả băng kế tiếp.

7.1.4.4 Công suất điện đầu vào thiết bị phải dựa trên công suất điện đầu vào tổng nhận được đối với toàn bộ thời gian thử.

7.1.4.5 Không yêu cầu xác định năng suất ở các điều kiện thử tính năng.

7.1.5 Công suất đầu vào các quạt

7.1.5.1 Nếu quạt là một bộ phận cấu thành cần thiết của thiết bị, chỉ một phần nhỏ của công suất đầu vào của động cơ quạt được tính đến trong công suất hiệu dụng do thiết bị tiêu thụ. Phần công suất quạt bị loại trừ khỏi công suất tổng do thiết bị tiêu thụ được tính, Oát (W), khi dùng công thức sau:

trong đó

h = 0,3 do quy ước;

Dpe là hiệu áp suất tĩnh bên ngoài, pascal (Pa);

qv là lưu lượng danh nghĩa, mét khối trên giây (m3/s);

7.1.5.2 Nếu thiết bị không được trang bị quạt gió, công suất đầu vào, Oát (W), để thắng được độ giảm áp suất của thiết bị phải được bao gồm trong công suất hiệu dụng do thiết bị tiêu thụ, và được tính theo công thức sau:

trong đó

h = 0,3 do quy ước;

Dpi là hiệu áp suất tĩnh bên trong, pascal (Pa);

qv  là lưu lượng danh nghĩa, mét khối trên giây (m3/s).

7.1.5.3 Các giá trị nhận được là đại diện cho thiết bị có áp suất tĩnh bên ngoài bằng không. Việc tính toán thêm có thể cần thiết để rút ra tính năng áp dụng riêng, trong đó không trang bị quạt với các giàn ống lạnh có tính đến hệ số 775 W/(m3/s) để hiệu chỉnh năng suất lạnh và sưởi và năng suất hiệu dụng đầu vào.

7.2 Các số liệu cần ghi

Các số liệu cần ghi trong khi thử bao gồm:

a) ngày thử;

b) người quan sát;

c) áp suất khí quyển, kilopascal (kPa);

d) số liệu của biển hiệu thiết bị;

e) thời gian;

f) năng suất đầu vào thiết bị 2), oát (W);

g) năng lượng đầu vào thiết bị 3), oát giờ (W-h);

h) điện áp sử dụng, vôn (V);

i) tần số, héc (Hz);

j) sức cản bên ngoài đối với dòng không khí, pascal (Pa);

k) tốc độ quạt, nếu hiệu chỉnh được, vòng trên phút (vg/ph);

l) nhiệt độ bầu khô của không khí vào thiết bị, độ xenxiút (oC);

m) nhiệt độ bầu ướt của không khí vào thiết bị, độ xenxiút (oC);

n) nhiệt độ bầu khô của không khí ra khỏi thiết bị, độ xenxiút (oC);

o) nhiệt độ bầu ướt4) của không khí khỏi thiết bị, độ xenxiút (oC);

p) lưu lượng dòng chảy, mét khối trên giây (m3/s).

7.3 Biên bản thử

7.3.1 Thông tin chung

Để có những thông tin tối thiểu, biên bản thử cần có những thông tin chung dưới đây:

a) ngày thử;

b) tên cơ quan thử;

c) nơi thử;

d) phương pháp thử được dùng;

e) người thanh tra thử;

f) đối tượng thử, kiểu chỉ định ;

g) sự tham khảo đối với tiêu chuẩn này.

7.3.2 Thông tin bổ sung

Các thông tin cho trên biển hiệu được ghi thêm vào biên bản thử.

7.3.3 Các kết quả thử đánh giá

Các giá trị đã cho là giá trị trung bình của các trị số thu được sau thời gian thử.

8 Các điều khoản ghi nhãn

8.1 Yêu cầu của biển hiệu

Mỗi máy điều hòa không khí, bơm nhiệt, kiện hàng đơn lẻ và mỗi cụm của hệ thống hai cụm phải có một biển hiệu chắc chắn và vị trí dễ đọc.

8.2 Các thông tin trên biển hiệu

Biển hiệu phải chứa những thông tin tối thiểu dưới đây cùng với các thông tin do tiêu chuẩn về an toàn đòi hỏi:

a) tên hoặc nhãn hiệu hàng hóa của nhà chế tạo 5);

b) kí hiệu kiểu hoặc mẫu để phân biệt và số loạt;

c) điện áp danh định;

d) tần số danh định;

e) kiểu (dạng) khí hậu (xem 4.1.2.1);

f) năng suất lạnh tổng 6);

g) năng suất sưởi 6) ;

h) kí hiệu môi chất làm lạnh và khối lượng nạp.

8.3 Kí hiệu mỗi chất làm lạnh

Kí hiệu mỗi chất làm lạnh phải phù hợp với ISO 817.

8.4 Hệ thống hai cụm

Thông tin ở a), b) và d) trong 8.2 và kí hiệu môi chất làm lạnh phải được cung cấp trên thành phần của hệ thống hai cụm.

9 Công bố các định mức

9.1 Các định mức tiêu chuẩn

9.1.1 Các định mức tiêu chuẩn phải được công bố cho các năng suất lạnh (ẩn, hiện và tổng), năng suất sưởi, hiệu suất năng lượng và hiệu suất nhiệt trên thiết bị được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này. Các định mức này, dựa trên các số liệu thu được từ các điều kiện đánh giá đã được thiết lập phù hợp với các điều của tiêu chuẩn này.

9.1.2 Các giá trị của năng suất tiêu chuẩn được biểu thị bằng kilôoát (kW), được làm tròn đến số gần nhất 0,1 kW.

9.1.3 Các giá trị của hiệu suất năng lượng và hiệu suất nhiệt được làm tròn đến số gần nhất 0,05.

9.1.4 Mỗi một định mức năng suất phải có điện áp tần số danh định phù hợp kèm theo.

9.2 Các định mức khác

Các định mức bổ xung có thể được công bố dựa trên các điều kiện khác với các điều kiện đánh giá tiêu chuẩn, nếu chúng được quy định rõ ràng và số liệu được xác định bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này hoặc bằng các phương pháp giải tích có thể kiểm tra được bằng các phương pháp thử quy định trong tiêu chuẩn này.

2) công suất tổng đầu vào khi có yêu cầu, vào các bộ phận thiết bị

3) năng lượng đầu vào thiết bị chỉ cần khi vận hành xả băng

4) chỉ yêu cầu khi thử năng suất làm lạnh

5) nhà chế tạo được coi là công ty có tên ghi trên biển nhãn.

6) Cho mỗi một điện áp và tần số danh định.