Phụ lục D
(tham khảo)
Phương pháp entanpi - môi chất làm lạnh
D.1 Mô tả chung
D.1.1 Trong phương pháp này, năng suất được xác định từ sự thay đổi entanpi và lưu lượng dòng môi chất làm lạnh. Sự thay đổi entanpi được xác định từ việc đo áp suất và nhiệt độ vào và ra của môi chất làm lạnh và lưu lượng được xác định bằng lưu lượng kế thích hợp đặt trên đường dẫn chất lỏng.
D.1.2 Phương pháp này có thể được dùng để thử thiết bị trong đó việc nạp môi chất làm lạnh là không nghiêm ngặt và ở đó việc lắp đặt bao gồm cả lắp đặt các đường ống dẫn môi chất làm lạnh tại địa điểm lắp đặt được tiến hành bình thường.
D.1.3 Phương pháp này không được dùng để thử trong đó môi chất làm lạnh lỏng rời khỏi lưu lượng kế được quá lạnh dưới 1,7oC, và không được dùng để thử trong đó độ quá nhiệt của hơi rời khỏi ngăn trong phòng thấp hơn 2,8oC.
D.2 Đo lưu lượng môi chất làm lạnh
D.2.1 Lưu lượng dòng môi chất làm lạnh được đo bằng lưu lượng kế kiểu tích phân đặt trên đường dẫn chất lỏng ở đầu vào cơ cấu khống chế môi chất làm lạnh. Dụng cụ đo này phải có kích cỡ để độ giảm áp suất của nó không vượt quá độ thay đổi áp suất hơi để dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ là 1,7oC.
D.2.2 Dụng cụ đo áp suất và nhiệt độ và kĩnh kiểm tra được lắp đặt trực tiếp ở sau dụng cụ đo để xác định chất lỏng có được làm quá lạnh đủ hay chưa. Độ quá lạnh 1,7oC và không có bất kì bọt khí trong chất lỏng ra khỏi dụng cụ đo được coi là đạt yêu cầu. Lưu ý rằng, dụng cụ được đặt tại đáy của đoạn ống đi xuống trên đường ống dẫn chất lỏng để có lợi cho cột áp thủy tĩnh của dòng chất lỏng.
D.2.3 Tại thời điểm cuối của quá trình thử, mẫu của môi chất làm lạnh tuần hoàn và hỗn hợp đầu được lấy ra khỏi thiết bị và lượng dầu, theo phần trăm, được tính từ công thức:
xo =
trong đó
xo là nồng độ của dầu dựa trên khối lượng của môi chất làm lạnh và của dầu trong mẫu;
m1 là khối lượng của cụm lắp xilanh và ống tháo không chứa mẫu;
m3 là khối lượng của cụm lắp xilanh và ống tháo có mẫu;
m5 là khối lượng của cụm lắp xilanh và ống tháo có lượng dầu còn dư.
Lưu lượng chỉ thị tổng được hiệu chỉnh cho lượng dầu tuần hoàn.
D.3 Đo áp suất và nhiệt độ của môi chất làm lạnh
Nhiệt độ và áp suất của môi chất làm lạnh vào và ra phía trong phòng của thiết bị được đo bằng dụng cụ quy định trong các phụ lục G và H.
D.4 Tính toán năng suất lạnh
Năng suất lạnh tổng dựa trên số liệu dòng môi chất làm lạnh dễ bay hơi được tính như sau:
ftci = xrqro (ht2 - ht1) - Pi
trong đó
ftci là năng suất lạnh tổng, số liệu trong phòng, Oát (W);
xr là tỷ số giữa khối lượng của môi chất làm lạnh với hỗn hợp dầu - môi chất làm lạnh;
qro là lưu lượng của hỗn hợp dầu - môi chất làm lạnh, mét khối trên giây (m3/s);
Pi là năng suất đầu vào khác vào ngăn phía trong phòng (ví dụ năng suất đầu vào chiếu sáng, điện và nhiệt vào bộ phận bù, cân bằng nhiệt của bộ tạo ẩm), Oát (W).
D.5 Tính toán năng suất sưởi
Năng suất sưởi tổng dựa trên số liệu dòng môi chất làm lạnh dễ bay hơi được tính như sau:
fthi = xrqro (ht1 - ht2) + Pi
trong đó
fthi là năng suất sưởi tổng, số liệu phía trong phòng, Oát (W);
Các kí hiệu còn lại được giải thích như phần trên.
Phụ lục E
(tham khảo)
Đo dòng không khí
E.1 Quy định chung
E.1.1 Đo dòng không khí được thực hiện phù hợp với các điều mục quy định trong ISO 5221 và ISO 5167-1 (xem phụ lục K) và các điều khoản của phụ lục này.
E.1.2 Lưu lượng dòng không khí phía trong phòng cho thiết bị có dây năng suất 117 kW và thấp hơn được đo phù hợp với các phương pháp quy định trong H.3 nếu dùng phương pháp entanpi không khí trong phòng. Trang bị phun mô tả ở H.8 được sử dụng khi không đo trực tiếp dòng không khí. Lưu lượng dòng không khí trong phòng được xác định gián tiếp như quy định trong E.1.3.
E.1.3 Lưu lượng dòng không khí trong phòng cho thiết bị có năng suất lớn hơn 117 kW được xác định bằng một trong các phương pháp được nêu trong E.1.1 hoặc bằng phương pháp biến thể được nêu trong E.2.4.
E.2 Tính toán
E.2.1 Lưu lượng dòng không khí đi qua một đầu phun đơn được tính bằng các phương trình sau:
qi = 1,414CdAn(1000pvv'n)0,5
v'n = 101vn/[P(1 + wn)]
trong đó
qi là lưu lượng dòng không khí, trong phòng, mét khối trên giây (m3/s);
Cd là hệ số xả đầu phun;
An là diện tích đầu phun, mét vuông (m2);
pv là áp suất tại họng đầu phun hoặc hiệu áp suất tĩnh qua đầu phun, pascal (Pa);
v'n là thể tích riêng của không khí trong đầu phun, mét khối trên kilogam hỗn hợp hơi nước không khí;
vn là thể tích riêng của không khí ở các điều kiện nhiệt độ bầu khô và bầu ướt có trong đầu phun tại áp suất khí quyển tiêu chuẩn, mét khối trên kilogam (m3/kg);
Pn là áp suất tại họng đầu phun, kilôpascal (kPa);
wn là độ ẩm riêng tại họng đầu phun, kilôgam trên kilôgam (kg/kg).
E.2.2 Khu dùng nhiều hơn một đầu phun, lưu lượng dòng không khí tổng bằng tổng lưu lượng của các đầu phun riêng biệt được tính theo E.2.1.
E.2.3 Lưu lượng của dòng không khí tiêu chuẩn được tính như sau:
qs = qvi/(1,2v'n)
trong đó
qs là lưu lượng dòng không khí tiêu chuẩn, mét khối trên giây (m3/s);
qvi là lưu lượng thể tích của không khí phía trong phòng, mét khối trên giây (m3/s).
E.2.4 Cách tính cho phương pháp đo dòng không khí biến thể được nêu trong E.2.4.1 và E.2.4.2.
E.2.4.1 Nếu chọn dùng phương pháp dòng không khí biến thể (xem trang bị ở hình E.1), lượng không khí ở phía thấp được xác định từ phương trình dưới đây:
qi = fsri/1006 + 1860w12(ta5 - ta1)
trong đó
fsri là năng suất tăng nhiệt lại hiện (số liệu phía trong phòng), Oát (W);
w12 là tỷ số độ ẩm riêng của không khí rời khỏi ngăn phía trong phòng, kilogam không khí ẩm trên kilogam không khí khô (kg/kg);
ta5 là nhiệt độ của không khí thoát khỏi giàn ống gia nhiệt lại, độ xenxiút (oC);
ta1 là nhiệt độ của không khí vào ngăn phía trong phòng, độ xenxiút (oC).
Dòng nhiệt tổn thất trong ống nối, fL, Oát (W), được tính:
fL = qiva1
trong đó
va1 là thể tích riêng của không khí rời khỏi ngăn phía trong phòng, mét khối trên kilogam không khí khô (m3/kg);
Lưu lượng dòng không khí tiêu chuẩn, qs, mét khối trên giây, được tính:
qs = fsri/1,204(ta5 - ta1)
E.2.4.2 Năng suất tăng nhiệt lại hiện (số liệu phía trong phòng) được xác định như sau:
a) nếu dùng tăng nhiệt lại bằng điện thì fsri là năng suất đầu vào thiết bị nung nóng;
b) nếu dùng tăng nhiệt lại dạng giàn ống hơi nước, thì
fsri = qk(hk1 - hk2)
trong đó
qk là lưu lượng của phần nước ngưng (hơi nước), kilogam trên giây (kg/s);
hk1 là entanpi của hơi nước vào thiết bị bay hơi của nhiệt lượng kế, jun trên kilogam (J/kg);
hk2 là entanpi của chất lỏng ra khỏi thiết bị bay hơi của nhiệt lượng kế, jun trên kilogam (J/kg).
Kích thước tính bằng milimét
Chú thích
1 Tổn thất nhiệt của buồng kín phải nhỏ hơn 1 % nhiệt đầu vào của nguồn nhiệt.
2 Độ tăng nhiệt độ nhỏ nhất qua nguồn nhiệt phải là 10oC.
Hình E.1 - Trang bị đo dòng không khí
Phụ lục F
(tham khảo)
Đo nước ngưng lạnh
F.1 Quy định chung
Năng suất lạnh ẩn được xác định từ việc đo lưu lượng nước ngưng. Phải thực hiện việc nối rãnh thoát để ổn định dòng nước ngưng tụ.
F.2 Tính toán
F.2.1 Năng suất lạnh ẩn được tính như sau:
ftci = 0,134 qc
trong đó
ftci là năng suất lạnh ẩn, số liệu phía trong phòng, Oát (W);
qc là lưu lượng dòng chạy, phần ngưng của giàn ống trong phòng, kilogam trên giây (kg/s).
F.2.2 Năng suất lạnh hiện được tính như sau:
fsc = ftci - fIci
trong đó
fsc là năng suất lạnh hiện, Oát (W);
ftci là năng suất lạnh tổng, số liệu phía trong phòng, Oát (W);