Giỏ hàng

TCVN 6577 : 1999 - Phần 7

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

H.9 Đo áp suất tĩnh

H.9.1 Thiết bị có một quạt và một cửa ra

H.9.1.1 Như đã giới thiệu trên hình H.7, khoang thông gió trần ngắn được gắn với cửa ra phía xả của thiết bị, ở đó cần đo áp suất tĩnh bên ngoài. Khoang thông gió này sẽ xả ra dụng cụ do không khí (hoặc xả ra dụng cụ giảm âm thích hợp khi không đo trực tiếp không khí) và phải có kích thước mặt cắt ngang bằng kích thước của cửa ra của thiết bị,

H.9.1.2 Áp suất tĩnh bên ngoài được đo bằng áp kế. Một mặt bên của áp kế được nối với bốn vòi gom áp suất bên ngoài trong khoang thông gió xả, các vòi này được định tâm theo mỗi mặt của khoảng thông gió ở khoảng cách bằng hai lần kích thước mặt cắt ngang trung bình tính từ cửa ra của thiết bị. Nếu dùng ống nối dẫn vào thì mặt kia của áp kế được nối với bốn vòi gom áp suất tĩnh bên ngoài được định tâm theo mỗi mặt của ống nối dẫn vào. Nếu không dùng ống nối dẫn vào thì mặt kia của áp kế được mở ra khí quyển xung quanh. Ống nối dẫn vào phải có kích thước mặt cắt ngang bằng với kích thước mặt cắt ngang của thiết bị (xem hình H.8).

Chú thích - A và B là các kích thước cửa ra.

Hình H.7 - Đo áp suất tĩnh bên ngoài

Chú thích - A và B là các kích thước cửa ra

                 C và D là các kích thước cửa vào

Hình H.8 - Đo độ giảm áp suất không khí tĩnh cho khoang giàn ống không có quạt

H.9.2 Thiết bị có quạt và nhiều cửa ra

H.9.2.1 Thiết bị với nhiều mối nối ống gió ở cửa xả phải có một khoảng thông gió ngắn và phải xả ra một đoạn ống gió chung, đoạn ống gió này xả ra dụng cụ đo không khí. Mỗi một khoang thông gió có một bộ giới hạn hiệu chỉnh được đặt trong mặt phẳng  ở đó các khoang thông gió thông vào đoạn ống gió chung để cân bằng áp suất tĩnh trong mỗi khoang.

H.9.2.2 Thiết bị có nhiều quạt gió dùng một bích nối ống gió xả sẽ được thử với một khoang thông gió phù hợp với H.9.1.1. Không được dùng bất kì sơ đồ bố trí khoang thông gió thử khác, trừ khi để mô phỏng kết cấu ống gió do phòng chế tạo thiết bị đưa ra.

H.9.3 Thiết bị không có quạt

H.9.3.1 Với các khoang giàn ống trong phòng không lắp quạt, các mối nối ống gió vào và ra phải có kích thước mặt cắt ngang bằng các kích thước bích nối ống gió của tường bao giàn ống đã được trang bị.

H.9.3.2 Độ giảm áp suất không khí tĩnh được đo bằng áp kế như giới thiệu trên hình H.8. Một mặt của áp kế được nối đến bốn vòi gom áp suất ngoài trong ống gió ra, các vòi này được chỉnh tâm theo mỗi mặt ống gió đặt cách khoang giàn ống một khoảng như đã quy định. Mặt còn lại của áp kế được nối đến bốn vòi gom áp suất ngoài được chỉnh tâm theo mỗi mặt ống gió vào đặt cách khoang giàn ống một khoảng như đã quy định.

H.9.4 Các yêu cầu chung khi đo áp suất tĩnh

H.9.4.1 Các vòi áp suất gồm có các ống nối có đường kính 6,25 mm, được hàn vào các bề mặt phía ngoài khoang thông gió và được chỉnh tâm theo các lỗ đường kính 1 mm đi qua khoang thông gió. Mép của các lỗ này phải được làm cùn, sạch bavia và độ không phẳng bề mặt khác.

H.9.4.2 Khoang thông gió và đoạn ống gió phải được làm kín để tránh rò rỉ không khí, đặc biệt tại các chỗ nối đến thiết bị và đến dụng cụ đo không khí và phải được cách nhiệt để tránh rò rỉ nhiệt giữa cửa ra của thiết bị và dụng cụ đo nhiệt độ.

H.10 Dụng cụ để thử ở nhiệt độ cao

H.10.1 Lưu lượng dòng không khí trong phòng được xác định như mô tả trong phụ lục E. Điều này đòi hỏi kết cấu của khoang nhận không khí và khoang xả phải được tách biệt bằng tường ngăn trên đó có đặt một hoặc một số đầu phun. Khoang nhận được nối đến phía xả không khí trong phòng của thiết bị qua khoang thông gió ngắn.

H.10.2 Phía bên xả của dụng cụ đo lưu lượng dòng không khí có một quạt xả thay đổi được năng suất để đạt được sức cản bên ngoài yêu cầu đối với dòng không khí. Khi đó phía bên xả được mở về phía trái sang buồng thử hoặc được nối ống qua một thiết bị điều hòa và sau đó quay trở về cửa vào của thiết bị.

H.10.3 Áp suất tĩnh và việc đo nhiệt độ được thực hiện tại hòng đầu phun để xác định được mật độ không khí. Diện tích đầu phun được xác định bằng đo đường kính với sai số không quá ± 0,2% ở bốn điểm cách nhau xấp xỉ 45o về một phía xung quanh đầu phun ở mỗi một trong hai vị trí qua họng đầu phun, một vị trí tại cửa ra và vị trí còn lại ở đoạn thẳng gần góc lượn.

H.10.5 Năng lượng dùng cho máy nén, các quạt trong phòng và ngoài phòng và toàn bộ các bộ phận khác của thiết bị được đo bằng đồng hồ  đo điện có độ chính xác trong khoảng ± 0,5% số lượng đo.

H.10.6 Việc đo độ không khí vào và ra khỏi giàn ống trong phòng hoặc sai lệch giữa hai nhiệt độ này được tiến hành phù hợp với các yêu cầu trong H.9. Các nhiệt độ này được ghi liên tục bằng dụng cụ đo có độ chính xác tổng trong khoảng ± 0,15oC và thời gian đáp ứng 2,5 s hoặc nhỏ hơn, ở đầu dòng vòi áp suất tĩnh trên đầu vào và ở cuối dòng vòi áp suất tĩnh trên đầu ra.

H.10.7 Nhiệt độ bầu khô trong phòng và ngoài phòng được ghi liên tục bằng dụng cụ có sai số không lớn hơn ± 0,15oC. Nhiệt độ bầu ướt ngoài phòng được ghi liên tục.

H.10.8 Đo áp suất tĩnh trong các ống gió và qua thiết bị được tiến hành phù hợp với H.3 khi dùng dụng cụ đo dòng không khí có sai số đo không lớn hơn 0,25 mm cột nước. Đo áp suất tĩnh được tiến hành và ghi lại ở các Thời gian 5 phút. Toàn bộ các số liệu khác không được ghi liên tục được ghi lại ở các Thời gian 10 phút.

H.11 Dụng cụ thử tích tụ băng tuyết

H.11.1 Lưu lượng dòng không khí khi thử tích tụ băng tuyết giống như mô tả trong H.10. Nhiệt độ bầu khô trong phòng và nhiệt độ bầu khô ngoài phòng được ghi liên tục bằng dụng cụ đo có độ chính xác hệ thống tổng ± 0,15 oC. Nhiệt độ điểm sương ngoài phòng được xác định với sai số không lớn hơn ± 0,25 oC khi dùng dụng cụ ghi liên tục. Toàn bộ số liệu khác được ghi lại ở các Thời gian 5 phút trong chu kì sưởi.

H.11.2 Thời điểm bắt đầu, kết thúc quá trình xả băng và thời gian của toàn chu kì thử (từ lúc kết thúc xả băng đến lúc kết thúc xả băng tiếp theo) cần được ghi lại. Sự bắt đầu xả băng được xác định khi có sự khởi động (hoặc tự động hoặc bằng tay) của các cơ cấu khống chế được lắp với thiết bị, tạo ra cho thiết bị sự thay đổi của hoạt động nung nóng bình thường để loại bỏ sự tích tụ băng tuyết trên giàn ống bên ngoài phòng. Sự kết thúc xả băng diễn ra khi các cơ cấu khống chế trong thiết bị được khởi động để chuyển từ hoạt động xả băng sang hoạt động nung nóng bình thường.

H.11.3 Phải bảo đảm sao cho dụng cụ đo kiểm có khả năng ghi độ lạnh xuất hiện trong khi xả băng cũng như năng lượng điện tổng cho xả băng. Các số liệu này và các số liệu ghi liên tục chỉ là số liệu thu được trong xả băng.

H.12 Dụng cụ thử để thử ở nhiệt độ rất thấp

Dụng cụ đo kiểm để thử ở nhiệt độ rất thấp giống hệt như dụng cụ thử ở nhiệt độ cao được mô tả trong H.10.

 

Phụ lục J

(tham khảo)

Kí hiệu dùng trong các phụ lục

Kí hiệu

Mô tả

Đơn vị

An

Diện tích đầu phun

m2

Chuẩn độ

Hệ số xả của đầu phun

-

cpa

Nhiệt dung riêng của không khí khô

J/(kg.k)

cpw

Nhiệt dung riêng của nước

J/(kg.k)

Dn

Đường kính của họng đầu phun

mm

Dt

Đường kính ngoài của ống dẫn môi chất làm lạnh

mm

f

Hệ số, phụ thuộc vào nhiệt độ, đối với Re

-

ha1

Entanpi của không khí vào ngăn phía trong phòng

J/kg không khí khô

ha2

Entanpi của không khí ra ngăn phía trong phòng

J/kg không khí khô

ha3

Entanpi của không khí vào ngăn phía ngoài phòng

J/kg không khí khô

ha4

Entanpi của không khí ra khỏi ngăn phía ngoài phòng

J/kg không khí khô

ht1

Entanpi của môi chất làm lạnh lỏng tại nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất của hơi môi chất làm lạnh ra khỏi máy nén.

J/kg

ht2

Entanpi của môi chất làm lạnh lỏng ra khỏi bộ ngưng

J/kg

hg1

Entanpi của hơi môi chất làm lạnh vào máy nén

J/kg

hg2

Entanpi của hơi môi chất làm lạnh ra khỏi bộ ngưng

J/kg

hk1

Entanpi của hơi nước vào bộ bay hơi nhiệt lượng kế

J/kg

hk2

Entanpi của lỏng ra khỏi bộ bay hơi nhiệt lượng kế

J/kg

hr1

Entanpi của môi chất làm lạnh vào ngăn phía trong phòng

J/kg

hr2

Entanpi của môi chất làm lạnh ra khỏi ngăn phía trong phòng

J/kg

L

Chiều dài đường ống môi chất làm lạnh

m

m1

Khối lượng của cụm lắp xylanh và ống tháo không có mẫu

g

m3

Khối lượng của cụm lắp xylanh và ống tháo có mẫu

g

m5

Khối lượng của cụm lắp xylanh và ống tháo có lượng dàu dư

g

pA

Áp suất khí quyển

kPa

pn

Áp suất  tại họng đầu phun

kPa

pv

Áp suất động tại họng đầu phun hoặc hiệu áp suất tĩnh qua đầu phun

Pa

Pi

Năng suất đầu vào, số liệu phía trong phòng

W

Pk

Năng suất đầu vào máy nén

W

Phát triển

Năng suất đầu vào tổng

W

fL

Tổn thất nhiệt trên đường ống nối

W

fe

Nhiệt lượng đầu vào bộ bay hơi kiệu nhiệt lượng kế

W

fIci

Năng suất lạnh ẩn (số liệu phía trong phòng)

W

fsc

Năng suất lạnh hiện

W

fsci

Năng suất lạnh hiện (số liệu phía trong phòng)

W

fsri

Năng suất tái sưởi hiện (số liệu phía trong phòng)

W

ftci

Năng suất lạnh tổng (số liệu phía trong phòng)

W

fthi

Năng suất sưởi tổng (số liệu phía trong phòng)

W

ftho

Năng suất sưởi tổng (số liệu phía ngoài phòng)

W

qr

Lưu lượng nước ngưng tụ giàn ống trong phòng

kg/s

qi

Lưu lượng dòng không khí, phía trong phòng, tính toán

m3/s

qk

Lưu lượng nước ngưng tụ

kg/s

qmi

Lưu lượng dòng không khí, phía trong phòng, đo được

m3/s

qmo

Lưu lượng dòng không khí, phía ngoài phòng, đo được

m3/s

qr

Lưu lượng dòng môi chất làm lạnh

kg/s

qro

Lưu lượng dòng hỗn hợp môi chất làm lạnh/dầu

m3/s

qs

Dòng không khí tiêu chuẩn

m3/s

qvi

Lưu lượng thể tích không khí phía trong phòng, đo được

m3/s

qw

Lưu lượng nước bộ ngưng tụ

kg/s

Re

Số Rây nôn

-

ta

Nhiệt độ môi trường

oC

ta1

Nhiệt độ không khí vào ngăn phía trong phòng, bầu khô

oC

ta2

Nhiệt độ không khí ra khỏi ngăn phía trong phòng, bầu khô

oC

ta3

Nhiệt độ không khí vào ngăn phía ngoài phòng, bầu khô

oC

ta4

Nhiệt độ không khí ra khỏi ngăn phía ngoài phòng, bầu khô

oC

ta5

Nhiệt độ không khí rời khỏi giàn ống gia nhiệt lại, bầu khô

oC

tc

Nhiệt độ bề mặt của bộ ngưng tụ kiểu nhiệt lượng kế

oC

tw1

Nhiệt độ của nước vào nhiệt lượng kế

oC

tw2

Nhiệt độ của nước ra khỏi nhiệt lượng kế

oC

T

Chiều dầy cách nhiệt của đường ống nối

mm

U

Hệ số rò rỉ nhiệt

J/(s.K)

va1

Thể tích riêng của không khí ra khỏi ngăn phía trong phòng

m3/kg không khí khô

vn

Thể tích riêng của không khí ở các điều kiện nhiệt độ bầu khô và ướt có trong đầu vào của đầu phun tại áp suất khí quyển tiêu chuẩn

m3/kg không khí khô

v'n

Thể tích quy định của không khí tại đầu phun

m3/kg không khí khô - hơi nước

Vn

Vận tốc của không khí tại đầu phun

m/s

Wi1

Độ ẩm riêng của không khí vào ngăn phía trong phòng

kg/kg không khí khô

Wi2

Độ ẩm riêng của không khí ra khỏi ngăn phía trong phòng

kg/kg không khí khô

Wn

Độ ẩm riêng của không khí tại cửa vào đầu phun

kg/kg không khí khô

xo

Nồng độ dầu dựa trên khối lượng của môi chất làm lạnh và dầu trong mẫu

-

xr

Tỷ số khối lượng của hỗn hợp môi chất làm lạnh / dầu

-


MỤC LỤC

1 Phạm vi

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

3 Định nghĩa

3.1 Không khí tiêu chuẩn

3.2 Năng suất sưởi

3.3 Năng suất lạnh ẩn (thiết kế)

3.4 Năng suất lạnh hiện

3.5 Năng suất lạnh tổng

3.6 Hiệu suất năng lượng (hệ số lạnh)

3.7 Hiệu suất nhiệt

3.8 Máy điều hòa không khí có ống gió

3.9 Bơm nhiệt có ống gió

3.10 Bơm nhiệt gió - gió

3.11 Năng suất hiệu dụng đầu vào, PE

3.12 Năng suất đầu vào tổng, Pt

4 Thử lạnh

4.1 Đánh giá năng suất lạnh

4.2 Thử lạnh tối đa

4.3 Thử lạnh tối thiểu

4.4 Thử khử đọng sương và thải nước ngưng tụ

5 Thử sưởi

5.1 Đánh giá năng suất sưởi

5.2 Thử sưởi tối thiểu

5.4 Thử xả băng tự động

6 Phương pháp thử và sai số của phép đo

6.1 Các phương pháp thử

6.2 Áp dụng phương pháp thử

6.3 Sai số của phép đo

6.4 Sai lệch các số đọc

6.5 Dung sai thử

7 Kết quả thử

7.1 Tính toán năng suất

7.2 Các số liệu cần ghi

7.3 Biên bản thử

8 Các điều khoản ghi nhãn

8.1 Yêu cầu của biển hiệu

8.2 Các thông tin trên biển hiệu

8.3 Kí hiệu môi chất làm lạnh

8.4 Hệ thống hai cụm

9 Công bố các định mức

9.1 Các định mức tiêu chuẩn

9.2 Các định mức khác

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

Phụ lục D

Phụ lục E

Phụ lục F

Phụ lục G

Phụ lục H

Phụ lục J