Giỏ hàng

Chương II: MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

2.1. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN TẮC VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

2.1.1. Sơ đồ mạng lưới cấp nước

Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước. Giá thành xây dựng mạng lưới thường chiếm khoảng 5÷70% giá thành của toàn hệ thống. Bởi vậy cần được nghiên cứu kĩ và thiết kế tốt trước khi xây dựng.

Quy hoạch mạng lưới đường ống cấp nước là tạo nên một sơ đồ hình học trên mặt bằng quy hoạch kiến trúc, gồm ống chính, ống nhánh và xác dịnh đường kính của chúng. Quy hoạch đó phụ thuộc vào tính chất của quy hoạch kiến trúc và địa hình cụ thể. Khi quy hoạch mạng lưới cần có những tài liệu :

  • Bản đồ địa hình khu vực bao gồm vị trí thành phố, nguồn nước và các tuyến ống dẫn nước.
  • Bản đồ quy hoạch chung và số liệu quy hoạch.
  • Bản đồ quy hoạch công trình ngầm.
  • Mặt cắt ngang các đường phố.
  • Tài liệu địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.

Mạng lưới cấp nước được chia ra làm ba loại:

1. Mạng lưới cụt: là mạng lưới đường ống (hình 2.la) chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo một hướng.

Mạng lưới cụt dễ tính toán, kinh phí đầu tư ít, có tống chiều dài đường ống ngắn, nhưng không đảm bảo an toàn nên chỉ dùng cho các thành phố nhỏ, các thị xã thị trấn nơi không có công nghiệp hoặc chỉ có các đối tượng tiêu thụ nước không yêu cầu cấp liên tục.

2. Mạng lưới vòng: là mạng lưới đường ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể cấp nước từ hai hay nhiều phía (hình 2.1b)

3. Mạng lưới hỗn hợp: Mạng lưới được dùng phổ biến nhất kết hợp được ưu điểm của cả hai loại trên. Trong đó mạng lưới vòng thường dùng cho các ống truyền dẫn và cho những đối tượng tiêu thụ nước quan trọng, còn mạng lưới cụt dùng để phân phối cho những điểm khác ít quan trọng hơn.

Hình 2.1. Mạng lưới cấp nước

a) Mạng lưới cụt; b) Mạng lưới vòng


2.1.2. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước

Sau khi tính toán được công suất của hệ thống cấp nước, chọn được nguồn nước thì tiến hành quy hoạch mạng lưới cấp nước. Nguyên tắc quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ nước.

2. Các tuyến ống chính nên đặt theo các đường phố lớn. có hướng đi từ nguồn nước và chạy dọc thành phố theo hướng chuyển nước chủ yếu. Khoảng cách giữa các tuyến chính, phụ thuộc vào quy mô thành phố, thường lấy từ 300÷600m. Một mạng lưới ít nhất phải có 2 tuyến chính, đường kính ống cần chọn tương đương để có thể làm việc thay thế lẫn nhau, khi một tuyến có sự cố.

3. Tuyến ống chính được nối với nhau bằng các ống nhánh với khoảng cách 400÷900m.

Các tuyến phải vạch theo đường ngắn nhất, cấp nước được về hai phía. Nó phải tránh các ao hồ, đường tàu và xa các nghĩa địa... cần đặt ống ở những điểm cao để bản thân ống chịu áp lực ít mà vẫn bảo đảm đường mực nước theo yêu cầu.

4. Vị trí đặt ống trên mặt cắt ngang đường phố do quy hoạch xác định, tốt nhất là đặt trên vỉa hè hay trong các tuyến kĩ thuật. Khoảng cách nhỏ nhất trên mặt bằng tính từ thành ống đến các công trình được quy định như sau :

  • Đến móng nhà và công trình: 3m
  • Đến chân taluy đường sắt: 5m
  • Đến mép mương hay mép đường ô tô: 1,5÷2m
  • Đến mép đường ray xe điện: 1,5÷2m
  • Đến đường dây điện thoại: 0,5m
  • Đến đường điện cao thế: 1m
  • Đến mặt ngoài ống thoát: 1,5m
  • Đến chân cột điện đường phố: 1,5m
  • Đến mép cột điện cao thế: 3,0m
  • Đến các loại tường rào: 1,5m
  • Đến trung tâm hàng cây: 1,5÷2m

Khi muốn rút ngắn khoảng cách trên cần có biện pháp kĩ thuật đặc biệt để đảm bảo ống không bị lún gẫy và thuận tiện trong quá trình sửa chữa cải tạo.

5. Khi ống chính có đường kính lớn thì nên đặt thêm một ống phân phối nước song song với nó. Như thế ống chính chỉ làm chức năng chuyển nước.

Ngoài yêu cầu nêu trên, khi quy hoạch mạng lưới cần lưu ý:

  • Quy hoạch mạng lưới hiện tại phải quan tâm đến khả năng phát triển thành phố và mạng lưới trong tương lai.
  • Cần chọn điểm cao để đặt đài nước nếu điều kiện kiến trúc cho phép. Đài nước do vậy có thể đặt ở đầu, ở giữa hoặc ở cuối mạng lưới.
  • Khi quy hoạch cải tạo mạng lưới cần nghiên cứu sơ đồ mạng lưới hiện trạng : vật liệu, đường kính ống, tình hình thu hẹp đường kính lòng ống...
  • Cùng một đối tượng tiêu thụ nước có thể quy hoạch theo nhiều sơ đồ mạng lưới có dạng khác nhau mà vẫn thoả mãn được các yêu cầu trên, nhưng phải có một mạng lưới tối ưu và hợp lí hơn cả. Đó là mạng lưới đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật các phương án quy hoạch mạng đã nêu ra. 

2.2. TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 

2.2.1. Các trường hợp tính toán mạng lưới

  • Mục đích chính của việc tính toán mạng lưới cấp nước là xác định lưu lượng tính toán của các đoạn ống, trên cơ sở đó chọn đường kính ống hợp lí và kinh tế, xác định tổn thất áp lực trên các đoạn ống và trên tuyến bất lợi để xác định chiều cao xây dựng đài nước và áp lực công tác của máy bơm.
  • Khi tính toán mạng lưới cấp nước thường phải tính cho các trường hợp cơ bản sau đây:
  1. Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất
  2. Trường hợp có cháy trong giờ dùng nước lớn nhất

Đối với mạng lưới có đài đối diện (đài nước ở cuối mạng lưới) còn phải tính toán kiểm tra cho trường hợp vận chuyển nước lớn nhất - tức là trường hợp tiêu thụ ít, mạng lưới có thêm chức năng vận chuyển nước lên đài.

2.2.2. Một số giả thiết để tính toán

Trong giai đoạn tính toán, việc xác định chính xác số điểm lấy nước trên các đoạn ống, khoảng cách giữa các điểm lấy nước và lượng nước lấy ra tại từng điểm là rất khó.

Hơn nữa, nếu cố định được các số liệu đó thì sơ đồ tính toán lại quá phức tạp, do đó, để đơn giản hoá bài toán, người ta đưa ra một số giả thiết sau:

1. Các hộ tiêu thụ nước lớn như: Các xí nghiệp công nghiệp, bể bơi... được coi là các điểm lấy nước tập trung, và các điểm đó được gọi là các điểm nút.

2. Các hộ tiêu thụ nước nhỏ, lấy nước sinh hoạt vào nhà coi như lấy nước đều dọc tuyến ống.

3. Đoạn ống nào chỉ có lưu lượng tập trung ở cuối đoạn ống thì lưu lượng của đoạn ống đó không đổi.

4. Đoạn ống nào chỉ có lưu lượng phân phối dọc tuyến thì giả thiết là được phân phối đều.

Trên cơ sở đó người ta thành lập các công thức tính sau đây:

     - Lưu lượng dọc đường của toàn mạng lưới                 

Trong đó :

     Q : Lưu lượng dọc đường của toàn mạng lưới (Ɩ/s)

     QƩ : Tổng lưu lượng vào mạng lưới ứng với trường hợp tính toán (Ɩ/s)

     Ʃqt.tr : Tổng lưu lượng tập trung của toàn mạng lưới (Ɩ/s)

     - Lưu lượng dọc đường đơn vị

Trong đó:

     qđv : Lưu lượng dọc đường đơn vị (Ɩ/s/m)

     ƩƖtt : Tổng chiều dài tính toán, tức là tổng chiều dài các đoạn ống có phân phối nước dọc đường của mạng lưới (tính bằng m)

  • Lưu lượng dọc đường của các đoạn              

Trong đó:

     q: Lưu lượng dọc đường của đoạn (Ɩ/s)

     Ɩtt : Chiều dài tính toán của đoạn (m)

  • Để dễ dàng trong tính toán, người ta thường đưa lưu lượng dọc đường về các nút tức là về các điểm đầu và điểm cuối của đoạn ống.
  • Lưu lượng nút bằng nửa tổng số lưu lượng dọc đường của các đoạn ống đấu vào nút đó                

- Sau khi đã có giá trị lưu lượng nút, ta tính được lưu lượng tính toán của các đoạn ống bằng phương trình Ʃqnút = 0, tức là lưu lượng nước đi vào một nút phải bằng tống lưu lượng ra khỏi nút đó.

2.2.3. Tính toán thủy lực mạng lưới cụt cấp nước

  1. Xác định tổng lưu lượng vào mạng lưới theo các trường hợp cần tính.
  2. Quy hoạch mạng lưới và chia mạng lưới thành các đoạn tính toán, ghi trị số chiều dài các đoạn ống, ghi các lưu lượng tập trung và đánh số các điểm nút lên sơ đồ. Đoạn ống tính toán là đoạn ống nằm giữa hai giao điểm của đường ống hay giữa giao diện đó với một nút lấy nước tập trung, và trên đoạn đó đường kính ống không đổi.
  3. Xác định tổng chiều dài tính toán của mạng lưới ƩƖtt
  4. Xác định lưu lượng dọc đường đơn vị, lưu lượng dọc đường của các đoạn và đưa về lưu lượng nút. Ghi kết quả tính lưu lượng nút lên sơ đồ mạng lưới.


Bảng tính lưu lượng dọc dường của các đoạn ống

Đoạn ống

Ɩtt (m)

qđv (l/s/m)

q = qđvƖtt

 

 

 

 

 

 

Cộng : 

 



Bảng tính lưu lượng nút

Nút

Các đoạn đấu vào nút

qtập trung

(Ɩ/s)

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

Cộng    = Q       = Ʃqttr       =QƩ


5. Xác định lưu lượng tính toán của đoạn ống

Lưu lượng tính toán của một đoạn ống thuộc mạng lưới cụt bằng tổng số lưu lượng chảy xuyên qua nó và một nửa lưu lượng dọc đường của bản thân đoạn ống đó. Tức bằng tổng các lưu lượng nút kể từ nút cuối đoạn ống đó trở đi.

6. Chọn tuyến chính để tính thuỷ lực trước :

Tuyến chính là tuyến dài nhất và có điểm cuối ở cốt cao nhất so với điểm đầu mạng lưới.

7. Lập bảng tổng hợp kết quả tính qtt - D - V - i - h của các đoạn thuộc tuyến chính.

Trong đó :

     qtl: Lưu lượng tính toán của đoạn ống (Ɩ/s)

     D : Đường kính ống (mm)

     V : Vận tốc nước chảy trong ống (m/s)

     i : Tổn thất áp lực trên lm chiều dài đường ống (m) - tổn thất áp lực đơn vị

     h : Tổn thất áp lực trên đoạn ống (m)

* Cách tra bảng xác định đường kính ống hợp lí :

Biết vật liệu làm ống, lưu lượng tính toán của đoạn ống, dùng bảng tính toán thuỷ lực dùng cho mạng lưới cấp nước của Ф.A.Xê-vê-rép để tìm đường kính ống sao cho vận tốc nước chảy trong ống nằm trong giới hạn vận tốc kinh tế (Vkt)


Giá trị vkt có thể tham khảo bảng sau:

D (mm)

vkt(ni/s)

D (mm)

vkt(m/s)

100

0,15÷0,86

350

0,47÷1,58

150

0,28÷1,15

400

0,50÷1,78

200

0,38÷1,15

450

0,60÷1,94

250

0,38÷1,48

500

0,70÷2,10

300

0,41÷1,52

≥600

0,95÷2,6


Lưu ý: Khi tính toán kiểm tra MLCN trong từng trường hợp có cháy trong giờ dùng nước lớn nhất thì vận tốc lên đến gần giới hạn trên quy định cho từng loại ống.

     Ống gang V ≤ 2 ÷ 3m/s ;

     Ống thép V ≤ 3 ÷ 4 m/s.

  • Khi đã chọn được D hợp lí, bảng nằy cũng cho biết luôn giá trị của V vài (ghi dưới dạng 1000i)
  • Tính h = i.Ɩ


Mẫu bảng ghi kết quả tính qtt - D - V - i - h của các đoạn thuộc tuyến chính

Đoạn ống

Ɩ (m)

qtt (Ɩ/s)

D (m/m)

V (m/s)

1000i (m)

h = i.l (m)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 


Một số cán bộ đầu ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp nước ở Việt Nam đã đưa ra một giải pháp chọn đường kính ống trên cơ sở vận tốc thiết kế và khống chế tổn thất áp lực trên 1km đường ống

8. Tính cốt áp lực (cốt mực nước) (Hz), áp lực tự do (Htd) tại các nút của tuyến chính

  • Tính cốt áp lực (cốt mực nước) (Hz), áp lực tự do (Htd) tại các nút của tuyến chính.
  • Chọn đúng điểm bất lợi nhất (BLN).
  • Tại điểm BLN, áp lực tự do lấy theo chiều cao tầng nhà.
  • Tính cốt áp lực tại điểm BLN : 

Trong đó :

     : Áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất (m)

     ZBLN : Cốt mặt đất tại điểm bất lợi nhất (m)

  • Biết cốt áp lực tại điểm bất lợi nhất, tổn thất áp lực trên các đoạn ống h (mục 7) ta lần lượt tính được cốt áp lực tại các đoạn ống khác thuộc tuyến chính.

  • Cuối cùng : áp lực tự do của các nút tính theo công thức

Htd = Hz – Z                          (m)

Mẫu bảng ghi kết quả tính Hz, Htd tại các nút thuộc tuyến chính

Nút

Đoạn

z (m)

h (m)

Hz(m)

Htd(m)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

X

 

X

 

X

X

BLN

 

X

 

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

 

 

9. Tính toán thuỷ lực tuyến nhánh

  • Tổn thất áp lực cho phép của tuyến nhánh là hiệu số giữa cốt áp lực của nút đầu và cốt áp lực nút cuối nhánh : h
  • Có lưu lượng tính toán trên các đoạn thuộc tuyến nhánh, dùng "bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước ФA Xê-vê-rép "chọn đường kính các đoạn ống, tính tổn thất áp lực trên các đoạn ống và toàn tuyến nhánh Ʃhtuyến nhánh.
  • So sánh h và Ʃhtuyến nhánh

     Nếu Ʃhtuyến nhánh < h : chấp nhận D đã chọn

     Nếu Ʃhtuyến nhánh > h : chọn lại D các đoạn ống.

2.3. CẤU TẠO MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

2.3.1. Các loại ống dùng trong mạng lưới cấp nước

Trong mạng lưới cấp nước được dùng các loại ống khác nhau và bằng các vật liệu khác nhau. Chọn loại ống hay vật liệu nào là tuỳ theo áp lực công tác, điều kiện địa chất, phương pháp lắp đặt, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và các điều kiện cụ thể khác. Kinh phí đầu tư vào mạng lưới thường chiếm 50÷70% kinh phí toàn hệ thống, vì thế chọn đường kính ống hợp lí mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay trong mạng lưới cấp nước người ta thường sử dụng các loại ống  sau : ống gang, ống thép, ống nhựa, ống bê tông và ống xi măng amiăng.

  • Ống gang được sử dụng rộng rãi trong mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước. Nó có ưu điểm : bền, không bị xâm thực, chịu áp lực khá cao, nhưng có nhược điểm trọng lượng lớn và chịu tải trọng động kém.
  • Ống thép được dùng khá phể biến trong mạng lưới cấp nước. Nó thường được dùng trong nội bộ trạm xử lí nước, đầu ống đẩy, ống hút máy bơm, ống qua đường ôtô, đường tàu, qua cầu, qua sông, qua nền đất yếu... Ông thép có ưu điểm : dễ gia công các phụ tùng, dễ nối, nhẹ hơn ống gang, chịu tác động cơ học tốt. Nhược điểm của ống thép là dễ bị xâm thực dưới tác động của môi trường.
  • Ống bê tông và xi măng amiăng được sử dụng vào việc truyền dẫn nước thô, với nước tự chảy là chính. Nó có ưu điểm chính là chống được xâm thực, giá thành hạ, nối ống bằng ống lồng xảm đay và xi măng amiăng (hình 2-2).

Hình 2.2

1. Ống ; 2- Ống lồng ; 3- xảin đay và xi măng amiăng ; 4- Vòng cao su :

5- Mặt bích ; 6- Trát vữa xi măng ; 7- Ống bê tông áp lực cao


Ống nhựa ngày càng được sử dụng nhiều trong kĩ thuật cấp nước. Nó có ưu điểm nhẹ, dễ nối, tổn thất áp lực nhỏ. Nhược điểm của ống nhựa khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ dễ bị lão hoá.

 Ở nước ta hiện nay đã sản xuất được ống gang HU đường kính đến 600mm. Ống thép tại các cơ sở liên doanh đã sản xuất được các loại ống thép tráng kẽm ≤ 100, ống thép đen đường kính 200÷400. Ống nhựa ta đã sản xuất được các loại với đường kính ≤ 200mm Ống gang dùng trong cấp nước thường được chế tạo một đầu tròn, một đầu loe (EU) trơn có các loại đường kính 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300,... 600 với chiều dài 3-6 m một ống. Để giảm tổn thất áp lực người ta tráng trong lòng ống một lớp xi măng hoặc nhựa.

Nối ống gang có hai cách :                            

  • Xảm dây đay và vữa xi măng amiăng
  • Dùng vòng gioăng cao su


Hình 2.3

a, Mối nối xàm đay và xi măng omiăng

   b, Mối nối bằng vòng cao su dùng cho ống nhỏ

c, Mối nối bằng vòng cao su tiết diện đặc biệt

1. Ống gang ; 2. Xảm đay ; 3. Xảni xi măng amiăng ; 4. Vòng cao su

5. Mặt bích ; 6. Bulông đặc biệt : 7. Vòng cao su tiết diện đặc biệt


2.3.2. Nguyên tắc bố trí đường ống cấp nước

Ống cấp nước đặt ngoài đường phố phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Không nông quá đế tránh tác dụng động lực (xe cộ đi lại làm vỡ ống) và tránh ảnh huởng của thời tiết.
  • Không sâu quá để tránh đào đắp đất nhiều. Trong điều kiện của ta có thể lấy độ sâu chôn ống từ mặt dất đến đỉnh ống khoảng 0,8÷ l,0m.

Ống cấp nước thường đặt song song với cốt mặt đất thiết kế, có thể đặt ở vỉa hè, mép đường, cách móng nhà và cây xanh tối thiểu 3÷5m. Ống cấp thường đặt trên ống thoát, khoảng cách giữa nó với các đường ống khác có thể lấy theo chiều đứng tối thiểu là 0,lm, theo chiều ngang tối thiểu là 1,5÷ 3m.

Trong các xí nghiệp hoặc thành phố lớn, nếu có nhiều loại ống khác nhau (cấp, thoát, nước nóng hơi đốt, điện, điện thoại...) người ta thường bố trí chúng chung trong một hầm ngầm hay còn gọi là tuy nen, thường xây bằng bê tông cốt thép. Bố trí như vậy gọn gàng, choán ít diện tích, dễ dàng thăm nom sửa chữa, ít bị nước ngầm xâm thực, nhưng vốn đầu tư đợt đầu quá lớn, nên khi có điều kiện mới áp dụng.

Khi ống đi qua sông hay vùng đầm lầy người ta thường làm một cầu cạn cho ống đi qua hoặc cho ống đi dưới lòng sông, vùng lầy gọi là diu-ke, thường làm tối thiểu hai ống song song để đề phòng sự cố, hai bên bờ sông có bố trí giếng thăm, khóa đóng nước và van xả khi cần thiết.

Khi ống đi qua đường ô tô, đường xe lửa thì phải đặt nó trong tuy-nen hoặc các vỏ bao bằng kim loại (ống lồng) ở ngoài để tránh tác động cơ học. Hai bên đường cũng bố trí giếng thăm, khoá và van xả nước.


2.3.3. Các thiết bị và công trình trên mạng lưới cấp nước

Để phục vụ cho quản lí và đảm bảo sự làm việc bình thường của mạng lưới cấp nước, trên mạng lưới cấp nước thường bố trí các thiết bị và công trình cơ bản sau đây:

a) Khoá

Dùng để đóng mở nước trong từng đoạn ống; khi cần sửa chữa, đổi chiều nước chảy, thay đổi lưu lượng... Khóa, thường đặt ở trước, sau mỗi nút của mạng lưới, trước sau máy bơm... có đường kính bằng đường kính ống. Có thể làm bằng gang hay thép (áp lực chịu được từ 16 at trở lên) hình 2.4.

             a, Van cánh hình nêm                                b, Van cánh song song

Hình 2-4


b) Van một chiều (hình 2-5) :

Có tác dụng chỉ cho nước chảy theo một chiều nhất định thường đặt sau máy bơm (tránh nước quay lại dồn bánh xe công tác làm động cơ quay ngược chiều chóng hỏng), ở đường ống dẫn nước vào nhà, trên đường dẫn nước từ két xuống.




Hình 2.5

1. Nắp van một chiều;

 2. Cánh van; 3. Thân van



Hình 2.6

a) Thiết bị thu và xả khí; b) Sơ đồ lắp ráp

1. Van ; 2. Đuờng ống

 

c) Van xả khí:

Dùng để xả không khí trong đường ống ra ngoài, thường đặt ở những vị trí cao của mạng lưới (hình 2.6)

d) Họng lấy nước chữa cháy:

Đặt trên mạng lưới dọc theo đường phố (khoảng 100m một cái) để lấy nước chữa cháy, có thể đặt ngầm (hình 2.7) hoặc nổi trên mặt đất.

Hình 2.7

1. Rãnh vỉa hè ; 2. Côliê giữ ống ; 3. Giằng tường bê tông sỏi múc 100

4. Gối đỡ cút xây bằng gạch 330 x220 ; 5. Bê tông gạch vỡ vữa xi măng 50

6. Trụ đõ ống 220 x220 ; 7. Lỗ thoát nước num 100 X 130


e) Vòi lấy nước công cộng :

     Đặt ở ngã ba, ngã tư đường hoặc dọc theo đường phố cách nhau 200m trong các khu vực không xây dựng cấp nước bên trong nhà (hình 2.8).

f) Gối tựa

      Dùng để khắc phục lực xung kích khi nước đổi chiều chuyển động gây ra, đặt ở các ống uốn cong (cút), cuối ống cụt...

g) Giếng thăm :

       Để bố trí các thiết bị, phụ tùng trong đó, để dễ dàng thăm nom, sửa chữa và thao tác trong khi quản lí. Giếng có thể xây bằng gạch hoặc bằng bê tông.

e) Gối tựa:

Dùng để khắc phục lực xung kích khi nước đổi chiều chuyển động gây ra, đặt ở các ống uốn cong (cút), cuối ống cụt...

f) Giếng thăm :

Để bố trí các thiết bị, phụ tùng trong đó, để dễ dàng thăm nom, sửa chữa và thao tác trong khi quản lí. Giếng có thể xây bằng gạch hoặc bằng bê tông.

Hình 2.8

1. Vòi công cộng ; 2. Ống nước thành phố

3. Ống nhánh


2.3.4. Chi tiết mang lưới cấp nước

Để phục vụ cho việc thi công và quản lí mạng lưới cấp nước, người ta thường phải thiết kế chi tiết mạng lưới, tức là dùng các kí hiệu thể hiện trên mặt bằng các đường ống, thiết bị, phụ tùng, cách nối chúng với nhau...ví dụ chi tiết mạng lưới (xem ở hình 2.9).

 Bảng 2.1. Thể hiện kí hiệu một số phụ tùng, thiết bị, đường ống trên mạng lưới cấp nước.

 

 

Hình 2.9

Sơ đồ chi tiết mạng lưới cấp nước



Bảng 2.1. Thể hiện kí hiệu một số phụ tùng, thiết bị đường ống trên mạng lưới cấp nước

Số

Phụ tùng

Kí hiệu

Tên gọi/

1

          


Ống EU

2

 

         

Tê BB (nối 3 nhánh BB)

3

  


Tê EE (nối 3 nhánh EE)

4

     

       

Tê EB (nối 3 nhánh EB)

5

Croa BB (nối 4 nhánh BB)

6

Croa EE (nối 4 nhánh EE)

7

Croa EB (nối 4 nhánh EB)

8

Tê xả BB (nối xả BB)

9

Tê xả EB (nối xả EB)

10

Cút 3B 90° (nối góc BB 90°)

11

Cút EU 90° (nối góc EU 90°)

12

Cút EU 90° (nối góc EU 90°)

13

Cút EE <90° (nối góc EE <90°)

14

Cút EU < 90° (nối góc EU < 90°)

15

Côn BB

16

Côn EB

17

Ống BB

18

Côn EE

19

Bu BE

20

Bu BU

21

Bích đặc

22

Đai lấy nước

23

Nối lồng

24

Bầu xả khí

25

Nối miệng bát

26

Nối bích

27

Mối nối mềm

28

Van

29

Van một chiều

30

Mối co dãn

31

Họng cứu hỏa

32

Vòi công cộng


Nguồn: Thế giới Van công nghiệp sưu tầm từ internet./.


Xem lại: CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Xem tiếp: Chương III: CẤP NƯỚC CHO CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG