Giỏ hàng

Van công nghiệp – thử áp lực cho van kim loại - Phần 2

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

4.10.3. Áp suất thử vỏ

Áp suất thử vỏ được quy định như sau:

a) Nếu lưu chất thử là chất lỏng, với các phép thử vỏ bắt buộc (Bảng 1), áp dụng thử vỏ nhỏ nhất là 1,5 lần CWP;

b) Nếu lưu chất thử là khí, với các phép thử vỏ tùy chọn (Bảng 1), áp suất thử vỏ tối thiểu là 1,1 lần CWP.

Nếu phép thử vỏ lựa chọn dùng khí được thực hiện, các phép thử vỏ bắt buộc bằng chất lỏng ít độc hại phải được thực hiện trước để xác định khả năng duy trì áp suất của kết cấu van. Xem phần 2.1.

4.10.4. Thời gian thử vỏ

Áp suất thử vỏ phải được duy trì trong thời gian không nhỏ hơn thời gian quy định trong Bảng 2.

4.10.5. Tiêu chí nghiệm thu thử vỏ

Các yêu cầu nghiệm thu thử vỏ được quy định như sau:

- Nếu lưu chất thử là chất lỏng, không chấp nhận bất kì sự rò rỉ nào phát hiện từ bất kỳ bề mặt bên ngoài của vỏ;

- Nếu lưu chất thử là chất khí, không chấp nhận mọi sự hình thành bọt khí từ bề mặt bên ngoài ngập nước hoặc bất kỳ bề mặt bên ngoài được bọc bằng một chất lỏng phát hiện rò rỉ.

Khi lưu chất thử là chất lỏng, cho phép có rò rỉ trụ van khi không có rò rỉ trực quan phát hiện với áp suất kiểm tra là 1,1 lần CWP. Điều này có thể được chứng minh ngay ở giai đoạn đầu của quá trình thử vỏ khi tăng áp suất.

Bảng 2 – Thời gian tối thiểu cho quy trình thử áp suất

Kích thước van

Thời gian thử tối thiểu a

s

Vỏ

Tất cả các van

Tùy chọn đệm kín phía sau

Khi thích hợp b

Kín

Van cách ly

Van một chiều

DN ≤ 50

15

15

15

60

65 ≤ DN ≤ 150

60

60

60

60

200 ≤ DN ≤ 300

120

60

120

120

DN ≥ 350

300

60

120

120

a Thời gian thử là khoảng thời gian giám sát sau khi van thử được chuẩn bị đầy đủ và đặt vào áp suất thử.

b Xem 4.8.2.

4.11. Thử tùy chọn mặt tỳ sau

4.11.1. Quy định chung

Thử mặt tỳ sau, cho các loại van có tính năng này, phải được thực hiện phù hợp với yêu cầu của các mục nhỏ, khi tùy chọn này được quy định cụ thể trong đơn đặt hàng.

4.11.2. Lưu chất thử mặt tỳ sau

Lưu chất thử mặt tỳ sau phải là nước hoặc chất lỏng tuân thủ 4.6.

4.11.3. Khuyến nghị quy trình thử mặt tỳ sau

- Phải điều chỉnh bít kín trụ van sao cho không có lực tác động đến gioăng.

- Mặt tỳ sau phải được kín hoàn toàn.

- Đầu nối van phải được làm sạch và phù hợp với 4,3.

- Lưu chất thử phải điền đầy các hốc trong van.

- Áp suất lưu chất thử quy định trong 4.11.4 phải tăng từ từ.

- Áp suất thử phải được duy trì trong thời gian thử không nhỏ hơn thời gian quy định trong Bảng 2.

- Sự kín giữa trụ van và vỏ van phải được kiểm tra bằng phương pháp trực quan.

- Thử mặt tỳ sau, được thực hiện trước hoặc sau khi thử vỏ, phải điều chỉnh trụ van về trạng thái ban đầu sau khi thử.

4.11.4. Áp suất thử mặt tỳ sau

Áp suất thử mặt tỳ sau tối thiểu phải bằng 1,1 lần CWP.

4.11.5. Thời gian thử mặt tỳ sau

Thời gian thử áp suất mặt tỳ sau phải duy trì trong thời gian không nhỏ hơn quy định trong Bảng 2.

4.11.6. Tiêu chí nghiệm thu thử mặt tỳ sau

Không cho phép có bất kỳ sự rò rỉ ở mặt ngoài của gioăng phớt.

4.12. Thử kín

4.12.1. Yêu cầu chung

4.12.1.1. Ngoại trừ các loại van chặn tỳ trên một hợp chất bịt kín để thực hiện cơ cấu đóng cửa; bề mặt cửa sập phải được làm sạch mỡ, dầu hoặc hợp chất. Tuy nhiên, nếu cần thiết, để hạn chế sự chà sát của bề mặt tiếp xúc, các bề mặt này có thể được phủ bằng một lớp dầu mỏng có độ nhớt không lớn hơn so với dầu hỏa.

4.12.1.2. Không chấp nhận bất kì sự rò rỉ nào xuất hiện phía sau gioăng đệm kín, thông qua đĩa xốp, xung quanh lớp lót hoặc các vật liệu đàn hồi.

4.12.1.3. Với van liền hoặc van có nắp, ví dụ như van cửa, van bi hoặc van chặn, phải được thử bằng phương pháp thử mà các khoang chứa đầy lưu chất thử. Điều này đảm bảo rằng phép đo rò rỉ của cửa van không bị ảnh hưởng bởi các khoảng trống.

4.12.2. Lưu chất thử kín

Lưu chất thử kín van dùng cho cả yêu cầu thử và tùy chọn thử theo Bảng 1 sẽ là nước hoặc chất lỏng khác phù hợp với 4.6, hoặc khí. Khi kiểm tra với chất lỏng, buồng van phải được làm sạch không khí một cách cơ bản.

4.12.3. Phát hiện rò rỉ

4.12.3.1. Các phương pháp thử kín, ngoại trừ Van khóa kép và xả rò rỉ (xem Bảng 3), sẽ có áp suất thử tác dụng cho một bên của van và đánh giá bịt rò rỉ đóng cửa ở phía đối diện, phía đó thông với bầu khí quyển.

4.12.3.2. Khi được thay thế cho 4.12.3.1 các thiết bị đo dịch chuyển chất lỏng có thể được sử dụng, với điều kiện là:

a) Độ chính xác đo phù hợp với các yêu cầu nghiệm thu phép thử kín;

b) Các nhà sản xuất van có thể chứng minh và xác nhận rằng thủ tục mang lại kết quả tương đương với các thủ tục kiểm tra 4.12.3.1.

4.12.3.3. Khi được thay thế cho 4.12.3.1. các thiết bị đo thể tích chất lỏng (nói chung là bọt khí) có thể được sử dụng, với điều kiện là:

a) Độ chính xác đo phù hợp với các yêu cầu nghiệm thu phép thử kín;

b) Các nhà sản xuất van có thể chứng minh và xác nhận rằng thủ tục thử mang lại kết quả tương đương với các thủ tục kiểm tra 4.12.3.1;

c) Thủ tục thử của nhà sản xuất đòi hỏi phải được hiệu chuẩn thiết bị thể tích bằng cách sử dụng cùng một lưu chất thử và ở nhiệt độ thử tương tự như trong các quá trình thử;

d) Thủ tục thử của nhà sản xuất chỉ được bắt đầu khi có dòng chảy ổn định qua các ống thử;

e) Đối với van có kích thước danh nghĩa DN > 50, thử kín, phương pháp đo lường được quy định định bởi người mua.

4.12.4. Áp suất thử kín

4.12.4.1. Áp suất thử kín, các trường hợp ngoại lệ của 4.12.4.2 và 4.12.4.3, được quy định như sau:

a) Nếu lưu chất thử là một chất khí, áp suất thử kín là 6 bar ± 1 bar;

b) Nếu lưu chất thử là một chất lỏng, áp suất thử kín tối thiểu là 1,1 lần CWP.

4.12.4.2. Đối với van, sử dụng cơ cấu vận hành một chiều hoặc sử dụng thiết bị dẫn động khuyếch đại mô-men xoắn, yêu cầu kiểm tra áp việc đóng cửa suất cao được thực hiện tại 110% chênh áp thiết kế của cửa chặn tương ứng với kích thước thiết bị. Các tấm nhãn mác mà nhà sản xuất van bổ sung theo van phải bao gồm giới hạn chênh áp này.

4.12.4.3. Với những van được thiết kế cho các điều kiện hoạt động, trong đó chênh áp trên toàn cửa chặn được giới hạn giá trị nhỏ hơn so với mức CWP; các thiết bị dẫn động cửa chặn (trực tiếp, cơ khí, thủy lực hoặc điện) có khả năng sẽ bị hư hỏng hoặc mất khả năng làm việc ở chênh áp cao. Với van này có thể được kiểm tra tại một áp lực đóng cửa thấp hơn so với quy định tại 4.12.4.1 b). Ngoại lệ này chỉ có thể được áp dụng theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Áp suất thử đóng cửa sau đó được thực hiện ở 1,1, lần chênh áp thiết kế. Các tấm nhãn mác van mà nhà sản xuất gắn theo van phải bao gồm các giới hạn chênh áp thiết kế.

4.12.5. Thời hạn thử kín

Áp suất thử đóng cửa phải được duy trì trong một thời gian không ít hơn thời gian quy định trong Bảng 2.

4.12.6. Tiến hành thử kín

Phác thảo tiến trình thử kín các loại van khác nhau và các kỹ thuật áp dụng được thể hiện trong Bảng 3.

4.12.7. Tiêu chí nghiệm thu thử kín

Tại thời điểm sản xuất, thử kín có rò rỉ tối đa cho phép được thực hiện theo quy định sau đây.

a) Rò rỉ đo trong thời gian kiểm tra, Bảng 2, không được vượt quá mức độ rò rỉ Bảng 4 quy định trong tiêu chuẩn van hoặc, trong trường hợp không có một tiêu chuẩn tham chiếu, mức độ rò rỉ quy định trong các tài liệu mua van. Xem Bảng 4, Lưu ý 2.

b) Yêu cầu mức độ rò rỉ đúng cửa van trong Bảng 4, khi tham chiếu, nên bao gồm cả chỉ định của tiêu chuẩn này và Bảng 4 ví dụ như “TCVN 9441:2013 (ISO 5208:2008), mức độ rò rỉ A”.

c) Đối với các van có chỉ định kích thước van khác so với DN, Phụ lục A được sử dụng cho việc chuyển đổi kích thước danh nghĩa van DN để sử dụng Bảng 4.

4.13. Chứng nhận tương thích

Khi khách hàng quy định trong đơn đặt hàng, các nhà sản xuất có trách nhiệm cung cấp một giấy chứng nhận phù hợp chỉ ra rằng van đã đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn này.

Bảng 3 – Quy trình thử kín

Dạng vân

Quy trình kiểm tra

Van cửa

Van bi

Van cửa sập

Đổ lưu chất thử đầy khoang chứa của van, bao gồm cả hốc nắp ca pô nếu thích hợp.

Di chuyển cửa sập tới vị trí đóng. Mở một đầu nối của van để quan sát rò rỉ.

Cung cấp áp lực vào van theo chỉ định tại 4.12 và duy trì áp suất đó suốt quá trình kiểm tra như trong Bảng 2.

Xác định tốc độ rò rỉ.

Lặp lại quá trình kiểm tra cho đầu còn lại của van.

Xem CHÚ THÍCH 1.

Van cầu

Van màng

Di chuyển cửa sập tới vị trí đóng.

Cấp lưu chất thử vào khoang bên trên của van.

Cung cấp áp lực vào van theo chỉ định tại 4.12 theo hướng mở cửa van và duy trì áp suất đó suốt quá trình kiểm tra như trong Bảng 2.

Xác định tốc độ rò rỉ.

Van bướm

Điền đầy khoang chứa của van bằng lưu chất thử.

Di chuyển cửa sập đến vị trí đóng, mở một đầu nối của van để quan sát rò rỉ.

Cung cấp áp lực thử theo chỉ định tại 4.12 theo hướng đối lập lại sự đóng kín của cửa van và duy trì trong suốt quá trình kiểm tra như trong Bảng 2.

Xác định tốc độ rò rỉ.

Lặp lại quá trình kiểm tra cho đầu còn lại của van.

Xem CHÚ THÍCH 2.

Van một chiều

Điền đầy lưu chất thử vào khoang dưới của van (cửa sập ở vị trí đóng) bao gồm cả khoang bao ngoài nếu thích hợp.

Cung cấp áp suất thử như chỉ định tại 4.12 theo chiều tạo nên xu hướng đóng cửa van và duy trì trong suốt quá trình kiểm tra như trong Bảng 2.

Xác định tốc độ rò rỉ.

Van đóng kép và xả rò rỉ

Di chuyển cửa sập về vị trí đóng.

Điền đầy một khoang của van bằng chất lỏng dùng để thử.

Cung cấp áp suất như chỉ định tại 4.12 và duy trì áp suất đó trong suốt quá trình thử theo Bảng 2.

Xác định tốc độ rò rỉ tại đường ren giữa các mặt tỳ.

Lặp lại quá trình trên cho khoang còn lại của van.

Xem Chú thích 3.

Van đóng 1 chiều

Di chuyển cửa van về vị trí đóng.

Điền đầy khoang đối diện với hướng chảy được chỉ định trên mác của van bằng chất lỏng dùng để kiểm tra van.

Cung cấp áp suất thử như chỉ định tại 4.12 theo chiều tạo nên xu hướng đóng kín cửa van và duy trì áp suất đó trong suốt quá trình kiểm tra như trong Bảng 2.

Xác định tốc độ rò rỉ.

Xem CHÚ THÍCH 4.

CHÚ THÍCH 1: Nhưng van có đệm kín kép độc lập ví dụ như van có cửa sập nhiều mảnh hoặc van cửa 2 tấm có thể kiểm tra bằng cách cung cấp áp suất giữa các miếng tỳ và kiểm tra hai bên của van. Xem 2.11.

CHÚ THÍCH 2: Các van bướm có miếng tỳ đối xứng, khả năng cân bằng của cửa van trong mỗi hướng chảy thì cần kiểm tra một lần đối với một trong 2 hướng chảy.

CHÚ THÍCH 3: Ở cuối của quá trình kiểm tra đóng kín van, nút ren được lắp trên ống ren giữa các mặt tỳ, ngoại trừ trường hợp chỉ định từ khách hàng về lắp đặt hay đường ống hoặc các bộ phận của hệ thống đường ống. Nút ren cần được chế tạo bằng vật liệu có thành phần danh định của vật liệu kín. Nút gang đúc, gang vảy hoặc gang cầu đều không được sử dụng.

CHÚ THÍCH 4: Phương pháp kiểm tra này chỉ áp dụng cho các van có tấm mác ký hiệu hướng chảy.

Xem tiếp: Van công nghiệp – thử áp lực cho van kim loại - Phần 3

Xem lại: Van công nghiệp – thử áp lực cho van kim loại - Phần 1