Giỏ hàng

NỒI HƠI CỐ ĐỊNH ỐNG LÒ ỐNG LỬA CẤU TẠO HÀN (TRỪ NỒI HƠI ỐNG NƯỚC) - PHẦN 10

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.8.11. Dung sai định tâm bề mặt (xem Hình 43)

5.8.11.1. Các mối hàn theo chu vi

Độ lệch tâm lớn nhất tại bề mặt các tấm được nêu trong Bảng 11. Nếu vượt quá độ lệch tâm này thì bề mặt của tấm dầy hơn phải được làm vát nghiêng với độ nghiêng 1 : 4.

Bảng 11 – Độ lệch tâm lớn nhất của các tấm có mối hàn theo chu vi

Chiều dầy của tấm dầy hơn

b

mm

Độ lệch tâm lớn nhất

d2 hay d’2

mm

b ≤ 20

b/4

20 < b ≤ 40

5

40 < b ≤ 50

b/8

b > 50

b/8 nhưng không lớn hơn 20

5.8.11.2. Các mối hàn dọc

Độ lệch tâm ở bề mặt của các tấm không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 12.

Nếu độ lệch tâm này bị vượt quá thì bề mặt của tấm dầy hơn phải được vát nghiêng với độ nghiêng 1:4.

Bảng 12 – Độ lệch tâm lớn nhất của các tấm có các mối ghép dọc

Chiều dầy của tấm dầy hơn

b

mm

Độ lệch tâm lớn nhất

d2 hay d’2

mm

b ≤ 12

b/4

12 ≤ b ≤ 48

3

b > 48

b/16 nhưng không lớn hơn 10

5.8.12. Các mối hàn theo chu vi và dọc (xem Hình 43)

Tất cả các mối hàn phải được làm nhẵn, bằng phẳng, không tạo ra các rãnh, khe và phối hợp nhất với các tấm mà không có cắt mép hoặc các gián đoạn không bình thường đáng kể nào.

Để đảm bảo rằng các rãnh hàn đã hoàn toàn được điền đầy sao cho bề mặt của kim loại hàn tại bất kỳ điểm nào cũng không bị lõm sâu dưới mức bề mặt của các tấm hàn, kim loại hàn có thể nhô ra về các phía của tấm như một phương tiện gia cường. Sự gia công này không được vượt quá chiều dầy nêu trong Bảng 13.

Sự gia cường này không cần phải loại bỏ trừ khi nó vượt quá chiều dầy cho phép hay nếu các điều 5.8.14.4, 5.8.4.2.1 và 6.4 yêu cầu.

Bảng 13 – Chiều dầy được gia cường lớn nhất đối với các mối hãn dọc và hàn theo chu vi trong các tấm

Chiều dầy của tấm dầy hơn

b

mm

Chiều dầy gia cường lớn nhất

r hoặc r’

mm

b ≤ 12

2,5

12 < b ≤ 25

3

b > 25

5

5.8.13. Các mối hàn góc

Tất cả các mối hàn góc phải được làm bằng cách sao cho không có bất kỳ một sự cắt mép đáng kể 4) nào hay một khuyết tật có hại nào. Đối với các mối hàn góc có độ bền cao thì kim loại hàn phải được điền đầy bằng cách hàn ngấu thích hợp vào kim loại cơ sở tại chân của mối hàn là được đảm bảo và kim loại hàn phải được điền đầy để thỏa mãn các yêu cầu tính toán.

5.8.14. Các yêu cầu về hàn khác

5.8.14.1. Các mối hàn hai phía

Mặt đảo của các mối ghép hàn hai phía được làm sạch lại tới kim loại có chất lượng tốt trước khi hàn từ phía đảo. Yêu cầu này không áp dụng các công nghệ hàn trong đó có xẩy ra sự nóng chảy và hàn ngấu thích hợp và kim loại cơ sở không chứa các tạp chất.

5.8.14.2. Bắt đầu hàn lại

Nếu như do một lý do nào đó mà phải dừng hàn thì phải hết sức chú ý khi bắt đầu hàn lại để có thể đảm bảo độ ngấu và nóng chảy cần thiết.

Đối với trường hợp hàn hồ quang lớp xỉ thì phải làm sạch các khía rãnh ở miệng hàn.

5.8.14.3. Các mối hàn một phía

Khi sử dụng các mối hàn một phía cần đặc biệt chú ý chỉnh tâm và tách các phần tử phải nối sao cho có sự ngấu và nóng chảy hoàn toàn ở đáy của mối nối trên toàn bộ chiều dài.

5.8.14.4. Các tấm được hàn trước khi tạo hình nóng hay nguội

Khi cần thiết, các tấm có thể được hàn giáp mép chung với nhau trước khi tạo hình nóng, miễn là mối hàn được kiểm tra không phá hủy sau khi tạo hình nóng và tấm thử của mối hàn (được nhiệt luyện như nhau) được kiểm tra. Được phép tạo hình nguội các tấm đã được hàn với các điều kiện sau đây:

a) Các chú ý khi tạo hình

Trước khi tạo hình nguội, thì mối hàn gia công phải được làm phẳng, và người chế tạo phải chú ý khi cần thiết để tránh việc tạo thành các vết nứt trong kim loại hàn hay trong vùng ảnh hưởng nhiệt.

b) Các chiều dầy giới hạn

Các chiều dầy giới hạn như sau:

1) đến 20 mm đối với các thép hạt thô;

2) đến 25 mm đối với các thép hạt mịn.

c) Tạo hình

Nếu bán kính cong phía trong sau khi tạo hình mà nhỏ hơn 10 lần chiều dầy thì cần phải áp dụng nguyên công nhiệt luyện thích hợp như đã thỏa thuận giữa người mua, người chế tạo và cơ quan có thẩm quyền và /hoặc cơ quan kiểm tra.

d) Kiểm tra

Sau khi tạo hình nguội, các mối hàn phải được kiểm tra bằng mắt và thử không phá hủy trên suốt chiều dài của chúng. Các mối hàn với chiều dầy bất kì đã được uốn nguội đến bán kính cong bên trong nhỏ hơn các giá trị quy định trong c) thì phải kiểm tra các vết nứt bằng phương pháp từ hoặc thẩm thấu hay các phương pháp khác được thỏa thuận. Phương pháp sử dụng phải được sự đồng ý của người mua và cơ quan có thẩm quyền và/hoặc cơ quan kiểm tra.

5.8.14.5. Cuốn lại

Được phép cuốn lại thân đã được hàn để nắn chỉnh các sai lệch nhỏ để có độ tròn.

5.8.14.6. Nhiệt luyện

Trong các trường hợp nhiệt luyện là bắt buộc theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì việc hàn gắn các vòi phun, tấm đệm, các ống nối, ống các loại và các bộ phận không chịu áp lực bằng cách hàn phải được tiến hành trước khi nhiệt luyện cuối cùng.

Tuy nhiên, cho phép các ngoại lệ khi đã được thỏa thuận giữa người chế tạo, người mua, và cơ quan thanh tra và/ hoặc cơ quan kiểm định, tùy theo các điều kiện làm việc của nồi hơi và của vật liệu được sử dụng. Trong trường hợp này thì đốt nóng sơ bộ cục bộ và kiểm tra không phá hủy tìm các vết nứt là cần thiết.

5.8.14.7. Các chi tiết gắn vào

5.8.14.7.1. Các tai cầm, giá đỡ, các phần tử gia cường, và các chi tiết gắn vào khác phải tuân thủ một cách hợp lý đối với độ cong của thân hay bề mặt khác mà chúng được gắn vào.

5.8.14.7.2. Các chi tiết đỡ được hàn vào các phần chịu áp lực phải là ít nhất.

5.8.14.7.3. Các chi tiết đỡ phải được loại bỏ trước khi tăng áp lần đầu tiên trừ khi chúng được thiết kế theo cùng một tiêu chuẩn như đối với các chi tiết gắn vĩnh cửu.

5.8.14.7.4. Hàn tất cả các chi tiết muốn gắn phải do các thợ hàn đã được kiểm tra và tuân theo các qui trình đã được phê duyệt.

5.8.14.7.5. Các mối hàn các chi tiết gắn vĩnh cửu và chịu tải trọng lớn vào các bộ phận chịu áp lực phải được kiểm tra không phá hủy một cách thích hợp.

5.8.14.8. Loại bỏ các chi tiết gắn

5.8.14.8.1. Khi lắp ráp các chi tiết gắn vào phải được loại bỏ thì phải dùng loại kỹ thuật sao cho tránh được các tác động có hại cho các bộ phận chịu áp lực tương ứng. Việc loại bỏ như vậy được tiến hành bằng cách bạt sạch, mài hay cắt nóng tiếp theo là bạt phẳng hay mài.

5.8.14.8.2. Phải sửa cho phẳng và thử không phá hủy một cách thích hợp các vùng đã loại bỏ các chi tiết gắn tạm thời.

5.8.15. Sửa chữa các khuyết tật hàn

Bất kỳ sửa chữa nào lên một mối hàn do người chế tạo thực hiện đầu phải báo cho cơ quan kiểm tra biết. Nếu việc sửa chữa được tiến hành như một bước tiếp theo sau của kiểm tra tia bức xạ thì phim của các khuyết tật ban đầu phải lưu trữ và dùng được (xem 5.9.1).

Trách nhiệm của người chế tạo, sau khi xem xét mức độ quan trọng và số lượng các khuyết tật cần loại bỏ, là phải quyết định liệu có phải tiến hành một số sửa chữa cục bộ hay không, hoặc để tạo ra mối nối mới sau khi cắt hay mài mối hàn liên quan.

Các qui trình hàn đối với việc sửa chữa cục bộ hay toàn bộ cần phải được phê duyệt. Nếu các khuyết tật phải được sửa chữa được yêu cầu sử dụng qui trình hàn khác với qui trình đã được người chế tạo phê duyệt để dùng và nếu người chế tạo quyết định dùng qui trình này để cho việc sửa chữa nêu trên thì không cần phải có phép thử phê duyệt. Việc sửa chữa phải do thợ hàn đã qua kiểm tra tiến hành.

Trong trường hợp sửa chữa là khó khăn thì người chế tạo phải thông báo cho cơ quan kiểm tra biết.

Trong trường hợp các khuyết tật không thể chấp nhận được tái diễn thì phải nghiên cứu nguyên nhân và thông báo cho cơ quan kiểm tra biết.

5.8.16. Nhiệt luyện

5.8.16.1. Nhiệt luyện sau hàn

Đối với thép các bon và thép các bon mangan, nhiệt độ đốt nóng để khử ứng suất nằm trong khoảng nhỏ nhất là 550 oC và lớn nhất là 620 oC. Thời gian giữ nhiệt độ này là 2 phút/mm với thời gian tối thiểu là 30 phút và tối đa là 120 phút.

Các qui trình trong 5.8.16.1.1 đến 5.8.16.1.7 sẽ được chọn ra để áp dụng cho nhiệt luyện.

5.8.16.1.1. Nhiệt luyện của ống lò, khi nồi hơi được lắp vào nó, không được cao quá 300 oC, tùy thuộc vào loại nồi hơi.

5.8.16.1.2. Tốc độ nâng nhiệt ở trên 300 oC không được vượt quá tốc độ nêu trong Bảng 14.

Bảng 14 – Tốc độ nâng nhiệt trên 300 oC khi nhiệt luyện sau hàn

Chiều dầy tấm thân hay tấm đáy

Tốc độ nâng nhiệt

e ≤ 25 mm

220 oC/h

e > 25 mm

5500/e oC/h hay 55 oC/h tùy theo số nào lớn hơn

5.8.16.1.3. Trong quá trình nhiệt luyện, sai lệch nhiệt độ giữa các điểm cách nhau 4,5 m không được vượt quá 150 oC, và khi ở nhiệt độ giữ, nhiệt độ trên toàn bộ phần của nồi hơi được đốt nóng phải trong khoảng nhỏ nhất là 550 oC và lớn nhất là 620 oC như đã quy định trong 5.8.16.1.

5.8.16.1.4. Trong quá trình nâng nhiệt và giữ nhiệt, khói trong ống lò phải được kiểm tra sao cho tránh được sự ôxy hóa mạnh trên bề mặt của nồi hơi. Không để ngọn lửa tác động trực tiếp lên nồi hơi.

5.8.16.1.5. Nồi hơi phải được làm nguội trong lò đến 300 oC với tốc độ không vượt quá tốc độ được nêu trong Bảng 15.

Bảng 15 – Tốc độ làm nguội đến 300 oC trong quá trình nhiệt luyện sau hàn

Chiều dầy của thân hay tấm đáy

Tốc độ làm nguội

e ≤ 25 mm

275 oC/h

e > 25 mm

6875/e oC/h hay 55 oC/h tùy theo số nào lớn hơn

5.8.16.1.6. Dưới 300 oC nồi hơi có thể được làm nguội trong không khí tĩnh.

5.8.16.1.7. Các nhiệt độ đã quy định phải là nhiệt độ thực của bất kỳ chi tiết nào của nồi hơi và được xác định bằng cách dùng các cặp nhiệt tiếp xúc với nồi hơi.

5.8.16.1.8. Một lượng đủ các nhiệt độ phải được ghi lại liên tục và tự động. Một số cặp nhiệt phải được dùng để đảm bảo rằng toàn bộ nồi hơi hay các phần của nồi hơi được nhiệt luyện là nằm trong dải quy định để kiểm tra rằng không xảy ra gradient nhiệt không yêu cầu.

5.8.16.2. Các loại nhiệt luyện khác

Nếu nhiệt luyện thường hóa phải tiến hành thì phần phải thường hóa được đốt nóng một cách từ từ lên nhiệt độ yêu cầu và giữ ở nhiệt độ đó trong một thời gian đủ để toàn bộ phần được nhiệt luyện ngấu nhiệt. Nếu như hình dạng của chi tiết gây ra làm nguội không đồng đều thì phải tiến hành nhiệt luyện khử ứng suất sau khi nhiệt luyện thường hóa.

5.8.16.3. Nhiệt luyện các tấm thử

Khi cần một tấm thử sản xuất hàn thì nó phải được đặt ở bên trong của chi tiết chịu áp lực, nó đại diện cho quá trình nhiệt luyện, hoặc, khi không thể thực hiện được thì tấm thử có thể được đặt dọc theo chi tiết chịu áp lực mà nó đại diện, trong lò tại vị trí mà nó sẽ nhận được sự nhiệt luyện tương tự.

Tấm thử phải được đốt nóng riêng biệt khỏi chi tiết chịu áp lực miễn là các phương tiện được chọn để đảm bảo rằng các yếu tố sau đây là giống nhau đối với tấm thử và đối với chi tiết chịu áp lực:

a) tốc độ nâng nhiệt, nhiệt độ lớn nhất;

b) thời gian giữ nhiệt;

c) điều kiện làm nguội.

Nhiệt độ nhiệt luyện của các tấm thử được đốt nóng phải ghi lại riêng biệt.

5.8.17. Kiểm tra trong chế tạo

5.8.17.1. Các tấm thử trong sản xuất hàn

5.8.17.1.1. Khi thân nồi hơi hay các chi tiết của nồi hơi được hàn với hệ số hàn  thì các phép thừ sản xuất phải được thực hiện để chứng minh chất lượng của các sản phẩm đem bán.

Các tấm thử sản xuất phải được cung cấp ở tỷ lệ một tấm cho mỗi 10 m hàn với ít nhất một tấm cho mỗi thân được hàn với cùng một qui trình, trong trường hợp các mối hàn dọc, và một tấm cho mỗi 30 m hàn bằng cùng một qui trình trong trường hợp các mối hàn theo chu vi.

Nếu các mối hàn theo chu vi được thực hiện bằng cùng một qui trình như các mối hàn dọc thì không cần lấy các mẫu thử cho các mối hàn theo chu vi.

5.8.17.1.2. Khi thân nồi hơi hay các chi tiết của nó được hàn với hệ số hàn  thì các tấm thử sản xuất phải được cung cấp với tỷ lệ một tấm cho mỗi 100 m hàn có cùng qui trình trong trường hợp các mối hàn dọc và một tấm cho mỗi 300 m hàn có cùng qui trình trong trường hợp các mối hàn theo chu vi.

Nếu các mối hàn theo chu vi có cùng qui trình như của các mối hàn dọc thì không cần phải cung cấp các tấm thử cho các mối hàn theo chu vi.

5.8.17.1.3. Khi các nồi hơi có hệ số hàn  được chế tạo cùng với các nồi hơi có hệ số hàn  và được hàn bằng một qui trình thì không cần thiết phải thử phá hủy đối với các nồi hơi có hệ số hàn  miễn là các tấm thử đủ để đảm bảo bao gồm tổng chiều dài của mối hàn yêu cầu.

5.8.17.1.4. Các tấm thử sản xuất đối với các mối hàn dọc phải được hàn liên tục như một mối hàn dọc. Đối với hệ số hàn  thì vật liệu của tấm thử sản xuất phải cùng một lô với vật liệu làm thân, và đối với thông số hàn  thì vật liệu của tấm thử sản xuất phải có cùng tính chất như tấm cục bộ đối với mối hàn đại diện.

5.8.17.1.5. Các phép thử trên các tấm thử sản xuất hàn bao gồm:

a) một mặt cắt giảm để thử kéo, vuông góc với mối hàn;

b) một tấm kéo tất cả kim loại hàn (chỉ yêu cầu đối với tấm dầy bằng hay lớn hơn 20 mm);

c) một thử uốn bề mặt;

d) một thử uốn lại;

e) ba lần thử độ dai va đập có khía rãnh chữ V của kim loại hàn (chỉ yêu cầu đối với các tấm dầy bằng hay lớn hơn 10 mm);

f) một thử cấu trúc thô đại.

Các kết quả của tất cả các phép thử phải được ghi lại. Nếu như bất kỳ một mẫu nào có kết quả không thỏa mãn thì phải nghiên cứu nguyên nhân và phải chuẩn bị và thử lại 2 mẫu. Nếu phát hiện sai hỏng là do khuyết tật cục bộ hay khuyết tật đột xuất và các kết quả thử lại là thỏa mãn thì các kết quả thử lại được chấp nhận.

5.8.17.1.6. Nếu có yêu cầu như vậy thì các tấm thử hàn có thể được cung cấp ở cả hai đầu của mối hàn dọc. Trong trường hợp đó kích thước của các tấm thử phải đủ để lấy mẫu thử cần thiết từ một trong các tấm đó và các mẫu để thử lại khi cần thiết từ tấm khác.

5.8.17.1.7. Các tấm thử phải được đỡ hay gia cường trong quá trình hàn để phòng ngừa cong vênh

Các tấm thử phải được nhiệt luyện cùng một chế độ như đối với tấm sản xuất mà chúng đại diện.

Các tấm thử bị cong vênh trong quá trình hàn có thể được làm phẳng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nhiệt luyện của thân chứa chúng. Việc làm phẳng được tiến hành trước khi nhiệt luyện cuối cùng.

5.8.17.2. Thử không phá hủy các mối hàn thử

Phải thử không phá hủy các mối hàn thử bằng cùng một kỹ thuật như đối với các mối hàn sản xuất mà chúng đại diện và nếu phát hiện ra các khuyết tật không thể chấp nhận được thì toàn bộ các mối hàn sản xuất được kiểm tra không phá hủy trên 100% chiều dài của chúng.

Nếu như bất kỳ các khuyết tật nào trong mối hàn của một tấm thử được phát hiện bằng thử không phá hủy thì vị trí của chúng phải được đánh dấu rõ ràng trên tấm và các mẫu thử phải được chọn từ các phần khác của tấm thử như có thể được thỏa thuận giữa người chế tạo và cơ quan kiểm tra.

Nguyên nhân của các khuyết tật này trong các tấm thử sản xuất phải được tìm ra.

5.8.17.3. Mẫu thử và kích thước

Các tấm thử sản xuất hàn cung cấp các mẫu thử được quy định trong 5.8.17.3.1 đến 5.8.17.3.5

5.8.17.3.1. Mẫu thử kéo mặt cắt giảm

Lấy một mẫu thử kéo mặt cắt giảm cắt vuông góc với mối hàn, hoặc cần bao nhiêu mẫu thì lấy bấy nhiêu để nghiên cứu độ bền trên toàn bộ chiều dầy của mối nối.

Kích thước của mẫu thử kéo tiết diện giảm phải như trên Hình 44.

Chiều rộng của tiết diện giảm ít nhất phải bằng 25 mm.

Nếu như chiều dầy của tấm vượt quá 30 mm thì phép thử kéo có thể được tiến hành trên một số mẫu mặt cắt giảm, mỗi mẫu có chiều dầy ít nhất là 30 mm và chiều rộng của mặt cắt ngang hiệu dụng ít nhất là 25 mm.

Các mẫu này phải được lấy từ tấm thử sao cho phép thử kéo bao trùm toàn bộ chiều dầy của mối hàn như được chỉ ra trên Hình 45. Trong trường hợp này, kết quả của mỗi mẫu thử phải thỏa mãn các yêu cầu được quy định trong 5.10.1.

5.8.17.3.2. Mẫu thử toàn bộ kim loại hàn

Kích thước của mẫu thử kéo của toàn bộ kim loại hàn được nêu trên Hình 46.

Đường kính do sao cho lớn nhất bao gồm mặt cắt ngang của mối hàn nhưng không được lớn hơn 20 mm.

Độ dài tính toán phải bằng 5 lần đường kính.

Hai mẫu thử của toàn bộ kim loại hàn, cái này ở trên cái kia, phải được lấy nếu chiều dầy của tấm lớn hơn 70 mm.

5.8.17.3.3. Mẫu thử uốn

5.8.17.3.3.1. Yêu cầu chung

Hai mẫu thử uốn, một để thử uốn và một để thử uốn lại được lấy vuông góc với mối hàn. Khi chiều dầy của tấm cho phép thì lấy cái này trên cái kia.

Khi chiều dầy của tấm vượt quá 20 mm thì các phép thử uốn bề mặt và thử uốn ở chân có thể được thay thế bằng các phép thử uốn một bên. Khi các mối hàn được tiến hành chỉ trên một phía thì một phép thử uốn có thể là thử uốn một bên nhưng ít nhất một phải là phép thử uốn thông thường với chân của mối hàn bị kéo.

5.8.17.3.3.2. Các phép thử uốn bề mặt và uốn chân

5.8.17.3.3.2.1. Các mẫu thử uốn phải có mặt cắt chữ nhật để có chiều rộng bằng 1,5 chiều dầy của mẫu nhưng không nhỏ hơn 30 mm.

Bề mặt của mẫu phải được mài đủ bóng để loại bỏ các khuyết tật bề mặt của tấm và mối hàn.

Các góc của mẫu phải được vê tròn đến bán kính không vượt quá 10% chiều dầy của mẫu.

5.8.17.3.3.2.2. Khi chiều dầy của tấm không vượt quá 30 mm thì chiều dầy của mẫu phải bằng toàn bộ chiều dầy của tấm thử.

5.8.17.3.3.2.3. Khi chiều dầy của tấm lớn hơn 30 mm, trong mọi trường hợp mẫu phải có chiều dầy ít nhất là 30 mm. Mẫu phải được thử với bề mặt ngoài của mối hàn chịu kéo được chuẩn bị bằng cách cắt bỏ phần mặt trong của mối hàn sao cho nhận được chiều dầy yêu cầu của mẫu.

5.8.17.3.3.2.4. Mẫu thử với mặt trong của mối hàn bị kéo phải được chuẩn bị bằng cách cắt bỏ phần mặt ngoài của mối hàn sao cho nhận được chiều dầy yêu cầu của mẫu.

5.8.17.3.3.3. Mẫu thử uốn mặt

5.8.17.3.3.3.1. Mẫu thử uốn mặt có mặt cắt chữ nhật theo Hình 47. Đường kính D của gối uốn phải sao cho chiều rộng lớn nhất của mối hàn luôn luôn ở trong giới hạn của đường kính gối uốn. Chiều dầy của mẫu ít nhất phải bằng 10 mm và tỷ lệ với đường kính của gối uốn tùy theo loại thép (xem 5.10.3).

5.8.17.3.3.3.2. Đối với chiều dầy mẫu giữa 30 mm và 40 mm thì chiều rộng b của mẫu thử phải bằng toàn bộ chiều dầy của tấm và mặt trên và mặt dưới của mối hàn phát được làm phẳng đến bề mặt ban đầu của vật liệu.

5.8.17.3.3.3.3. Khi chiều dầy của tấm lớn hơn 40 mm, nếu cần thiết được phép chia toàn bộ chiều dầy mẫu thành hai hay nhiều mẫu có chiều rộng như nhau được cắt từ chiều dầy mẫu miễn là chiều rộng của các mẫu không nhỏ hơn 30 mm.

5.8.17.3.4. Mẫu thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V

Ba mẫu thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V được lấy vuông góc với mối hàn và càng gần bề mặt của lớp hàn cuối cùng càng tốt.

Các mẫu thử độ dai va đập có khía rãnh chữ V phải có hình dạng và kích thước như đã chỉ ra trên Hình 48 và ISO 148.

Các khía phải nằm trong kim loại hàn ở gần trục của mối hàn và trục của rãnh khía phải vuông góc với bề mặt của tấm.

Phay đáy của rãnh khía phải được tiến hành rất cẩn thận.

Các phép thử độ dai va đập phải được tiến hành trên mẫu tại nhiệt độ lớn nhất là 22 oC.

5.8.17.3.5. Các mẫu thử cấu trúc thô đại

Phải có một mẫu để kiểm tra cấu trúc thô đại. Mẫu kiểm tra cấu trúc thô đại phải được tấm thực thô trên toàn bộ mặt cắt ngang của mối hàn.

5.9. Kiểm tra và thử

5.9.1. Kiểm tra qui trình hàn

Kiểm tra viên phải tự xác định rằng công nghệ hàn đã dùng để chế tạo nồi hơi đã được đánh giá chất lượng theo các yêu cầu của 5.8.

Các phép thử sản xuất hàn kèm theo tất cả các số liệu cần thiết có liên quan đối với phép thử qui trình hàn và được cơ quan kiểm tra chứng nhận thì phải được xem là tương đương với các phép thử đánh giá chất lượng qui trình.

Các biên bản thử phải được lưu trữ và phải luôn luôn có sẵn để kiểm tra khi có yêu cầu.

5.9.2. Kiểm tra đánh giá năng lực thợ hàn và người vận hành hàn

5.9.2.1. Người chế tạo phải chứng nhận rằng hàn trên bình chịu áp lực chỉ do những người thợ hàn và vận hành hàn đã được đánh giá năng lực theo các yêu cầu của 5.8.4 thực hiện và kiểm tra viên phải tự xác nhận rằng chỉ có các thợ hàn và vận hành hàn đã được đánh giá có đủ năng lực được sử dụng.

5.9.2.2. Người chế tạo phải chuẩn bị sẵn cho kiểm tra viên một sản sao chứng nhận biên bản của các phép thử đánh giá năng lực của từng thợ hàn và người vận hành hàn.

Kiểm tra viên có quyền ký chứng nhận cuộc kiểm tra năng lực của bất kỳ thợ hàn nào hay người vận hành hàn nào. Trong trường hợp có nghi ngờ thì kiểm tra viên có thể yêu cầu kiểm tra lại trình độ của thợ hàn.

5.9.3. Kiểm tra nhiệt luyện sau hàn

Kiểm tra viên phải tự xác nhận rằng nhiệt luyện sau hàn đã được thực hiện đúng và nhiệt luyện tuân thủ các yêu cầu quy định.

5.9.4. Thử không phá hủy các mối hàn – Kỹ thuật và khả năng chấp nhận của các khuyết tật

Tất cả các mối hàn được thử không quá hủy phải được chuẩn bị phù hợp với phương pháp thử không quá hủy được dùng.

4) Sự cắt mép được coi là đáng kể nếu nó sâu xấp xỉ 0,5 mm