Giỏ hàng

NỒI HƠI CỐ ĐỊNH ỐNG LÒ ỐNG LỬA CẤU TẠO HÀN (TRỪ NỒI HƠI ỐNG NƯỚC) - PHẦN 22

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

CHÚ THÍCH - Đối với buồng không phải hình trụ, bao gồm cả diện tích bề mặt tổng cộng của mặt sàng ống Ac (không trừ các lỗ ống và các cửa lò)

Hình C.3 - Ar/Ac đối với buồng hình trụ có đường kính D và chiều dài L

CHÚ THÍCH -

Hình C.4 - Hệ số tỏa nhiệt đối lưu cơ bản h’co

Hình C.5 - Xác định hệ số hiệu chỉnh hco­/h’­co

Hình C.6 - Xác định hệ số hiệu chỉnh hCE/h­co

Hình C.7 - Diện tích ống không ghi kích thước

Hình C.8 - Diện tích tấm không ghi kích thước

Hình C.9 - Tỷ số diện tích ống / tấm

Hình C.10 - Hệ số h

Hình C.11 - Hệ số j

Hình C.12 - Hệ số b

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Chất lượng nước cấp và nước nồi

D.1 Giới thiệu

D.1.1 Phụ lục này đưa ra hướng dẫn về chất lượng nước cấp và nước nồi cần thiết để sản xuất hơi nước với áp suất thiết kế lớn hơn 0,1 N/mm2 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 N/mm2. Nó áp dụng cho vùng giữa nước vào và hơi nước ra của nồi hơi.

D.1.2 Nước cấp và nước của nồi hơi phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu nhất định. Về nguyên tắc, nước cấp và nước nồi phải trong, không mầu và không chứa các chất huyền phù và có điều kiện ngăn cản sự ăn mòn. Khi các điều kiện hướng dẫn đối với nước cấp và nước nước nồi hơi được nêu trong bảng D.1 đến D.3 được tôn trọng triệt để, thì phải có các điều kiện tiên quyết cho việc vận hành an toàn và không hỏng hóc của nồi hơi. Cũng như các ý tưởng cơ bản liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật an toàn, khía cạnh kinh tế cũng phải được chú ý.

Các điều kiện hướng dẫn là áp dụng cho các nhà máy mới. Tuy nhiên, việc áp dụng các điều kiện này vào các nhà máy đã đang vận hành cũng được khuyến khích nếu các khó khăn do thành phần hóa học của nước làm suy yếu độ an toàn vận hành và tin cậy của nhà máy.

D.1.3 Sự tuân thủ chất lượng nước cần thiết phải được kiểm tra theo hướng dẫn của nhà máy và các kết quả đo chất lượng nước phải được ghi lại.

D.2 Các thông số phải xem xét

D.2.1 Yêu cầu chung

Trong nồi hơi, tất cả các chất, trừ những chất bay theo hơi nước, được cấp vào nồi hơi theo nước cấp, được giữ lại trong nồi hơi và tích tụ lại. Do đó có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng nước cấp và chất lượng nước nồi.

Nồng độ của các chất trong nước nồi, đặc biệt khi không tiến hành lọc, dẫn đến làm tăng nồng độ các chất rắn hòa tan và những chất này, tuy nhiên có thể được giảm đi bằng cách xả lò.

Các chất chứa trong nước nồi sẽ ảnh hưởng đến tính chất ăn mòn của nước và tạo thành các chất lắng đọng ở cả nồi hơi lẫn bộ quá nhiệt (nếu có). Bởi vì khả năng hòa tan của một số muối (ví dụ sunphát, phophát) giảm khi nhiệt độ tăng, nên phải giới hạn nồng độ (xem Bảng D.2 và Bảng D.3) các chất dễ lắng đọng từ các dung dịch quá bão hòa.

D.2.2 Ăn mòn

Vật liệu chủ yếu dùng trong các nồi hơi là thép và vì thế chúng bị tác động của nước và hơi nước. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định, tác động dần tới tự tạo thành lớp màng bảo vệ gắn chặt vào kim loại, ví dụ lớp màng magnetit làm cản trở (chậm lại) tác động tiếp theo của nước và hơi nước, vì thế sẽ có hiệu ứng tự kiềm chế sự ăn mòn. Lớp bảo vệ magnetit cũng như các lớp tương tự khác trên các vật liệu khác là không thể thay thế được để tránh ăn mòn.

D.2.3 Các chất lắng đọng (cặn)

Các sản phẩm ăn mòn làm giảm chất lượng của nước cấp và nước nồi vì chúng tạo nên các chất cặn. Các chất cặn có thể là kết quả của quá trình kết tinh của các chất hòa tan từ các dung dịch quá bão hòa hay từ các chất lơ lửng. Do sự lắng đọng của các chất cặn trong một hình thái nhất định, các chất điện phân hòa tan trong nước có thể đạt tới một nồng độ cao mà, tùy thuộc vào phụ tải nhiệt, vật liệu nồi hơi có thể bị ăn mòn.

D.2.4 Các hạt rắn lơ lửng và các chất nhũ tương hay hòa tan

Các hạt rắn lơ lửng và các chất nhũ tương hoác hòa tan làm tăng chiều hướng tạo bọt của nồi hơi, đặc biệt là các chất kiềm, góp phần làm bẩn hơi bão hòa và dần đến đóng cặn, ví dụ trong bộ quá nhiệt.

Các chất hữu cơ khác nhau theo thành phần và tính chất của chúng trong các điều kiện vận hành của nồi hơi, là không kiểm tra được. Trong nồi hơi chúng có thể bị rữa ra tạo thành các chất a xít làm giảm tính kiềm của nước nồi và điều đó có thể dẫn đến ăn mòn.

Riêng dầu hoặc cùng với các chất lơ lửng, ví dụ các sản phẩm ăn mòn, canxi không hòa tan và các hợp chất magiê có thể tạo thành chất cặn phá hủy (làm hại) nồi hơi.

D.2.5 Cacbon dioxít

Phụ thuộc vào kiểu xử lý nước cũng như vào nhiệt độ và áp suất, cacbon dioxít có thể có trong hơi nước. Hơn nữa, các chất hòa tan trong nước nồi hơi cũng hòa tan trong hơi nước ở một chừng mực nhất định.

Các chất ngưng đọng chứa axit cacbonic sẽ có tác động ăn mòn thép các bon và thép cacbon thấp cũng như đối với đồng và hợp kim của nó. Có thể giảm điều này bằng cách tuân thủ các giá trị hướng dẫn đối với CO2 kết hợp (tức là bicacbonát và/hoặc cacbonát) trong nước cấp (xem Bảng D.1).