Giỏ hàng

TCVN 8635 : 2011 - phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

PHỤ LỤC A
(Tham khảo)

SƠ ĐỒ CẤU TẠO ỐNG XI PHÔNG

1 Sơ đồ đường ống xi phông

CHÚ DẪN:

1 là bể lắng chất thải rắn;  4 là khuỷu cong;      7 là ống dẫn ra;    LD là độ dài dòng chảy;

2 là cửa vào;                    5 là ống trung tâm;  8 là cửa ra;          LB là độ dài công trình ống xi phông

3 là ống dẫn vào;             6 là ông xả cặn;     

Hình A.1 – Sơ đồ cấu tạo ống xi phông

2 Khớp co giãn

CHÚ DẪN:

1) Bộ phận điều chỉnh;   2) Gioăng làm kín;     3) Đoạn ống dẫn 1;        4) Đoạn ống dẫn 2.

Hình A.3 – Sơ đồ khớp co giãn


PHỤ LỤC B
(Tham khảo)

TÍNH TOÁN THỦY LỰC TRONG ỐNG XI PHÔNG

B.1 Quá trình dòng chảy trong xi phông

B.1.1 Phía sau vị trí co thắt dòng ở cửa vào của xi phông, tốc độ dòng chảy giảm. Sự có mặt của xi phông làm giảm tốc độ dòng chảy và tổn thất cột áp. Dòng chảy trong ống xi phông được phân thành hai loại thể hiện trong các hình B.1 và B.2:

1) Trường hợp a: phần ống trung tâm của xi phông luôn luôn được chứa đầy nước, quá trình dòng chảy trong xi phông ở trường hợp này được coi giống như ống dẫn chịu áp với cột áp thấp.

Hình B.1 - Trường hợp a của ống xi phông

2) Trường hợp b: phần ống trung tâm của xi phông được nạp đầy nước khi dòng chảy lớn. Trong trường hợp dòng chảy nhỏ hơn thì quá trình dòng chảy trong xi phông được xem như dòng chảy tự do.

Hình B.2 - Trường hợp b của ống xi phông

B.1.2 Xi phông phải được thiết kế đảm bảo lưu lượng nước chảy vào xi phông bằng lưu lượng dòng chảy của kênh cấp nước. Trong trường hợp cần thiết có thể lắp hai hoặc nhiều hơn nữa số xi phông để đảm bảo vận tốc dòng chảy.

B.2 Tổn thất cột áp

B.2.1 Công thức tổng quát

Tổng tổn thất cột nước sau khi chảy qua các bộ phận của xi phông hđược xác định theo công thức tổng quát sau:

hS = he + hk + hm                                                (B.1)

trong đó:

he là tổn thất cột áp sau khi dòng nước chảy vào và ra khỏi ống xi phông;

hk là tổn thất cột áp khi chảy qua các khuỷu cong;

hm là tổn thất cột áp khi chảy qua lưới chắn rác.

B.2.2 Tổn thất cột áp khi chảy qua ống xi phông, he

he bao gồm tổn thất do ma sát thành ống và tổn thất cục bộ, được tính toán theo công thức:

he = hc + hr + ha                                                                                                   (B.2)

hoặc: he = (xc + xr + xa)v2/2g                               (B.3)

trong đó:

v là vận tốc dòng chảy trong ống xi phông, m/s;

g là gia tốc trọng trường: g = 9,81 m/s2;

hc là tổn thất dòng chảy vào, m;

xc là hệ số tổn thất cửa vào. Đối với những công trình có tầm quan trọng thứ yếu lấy xc = 0,5 ;

hr là tổn thất do ma sát thành ống, m;

xr là hệ số nhám tương đối: xr = ;

L là chiều dài ống xi phông, D là đường kính ống xi phông, l là hệ số ma sát được xác định theo vật liệu chế tạo ống xi phông và theo thông số chế tạo ống;

ha là tổn thất ở cửa xả;

xa là hệ số tổn thất ở cửa xả:

FD là diện tích tiết diện cắt ngang của ống xi phông;

F0 là diện tích tiết diện cắt ngang của kênh tiếp nước;

C là hệ số chuyển đổi, khi tính toán thiết kế sơ bộ có thể lấy C = 1.

B.2.3 Tổn thất cột áp khi chảy qua các khuỷu cong, hK

Xác định theo công thức sau:

trong đó:

hk là tổn thất khuỷu cong , m;

VK1 là hệ số tổn thất xác định bằng tỷ số giữa bán kính cong R với đường kính ống xi phông trong trường hợp góc trung tâm b = 90o: VK1 = , xem hình B.3;

VK2 là hệ số tổn thất xác định bằng tỷ số giữa góc trung tâm với góc vuông trong trường hợp góc trung tâm b ¹ 90o, xem hình B.3;

Có thể áp dụng công thức kinh nghiệm sau đây để xác định các hệ số VK1 và VK2:

Hình B.3 – Sơ đồ khuỷu cong của ống xi phông và cách xác định các hệ số tổn thất

B.2.4 Tổn thất cột áp qua lưới chắn rác hm

Tổn thất do lưới chắn rác tạo nên có thể tính toán theo các công thức thủy lực thông thường phù hợp với kích thước của lưới chắn. Khoảng cách mắt lưới càng nhỏ thì tổn thất càng lớn.


PHỤ LỤC C
(Quy định)

CÁC BẢNG BIỂU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ ỐNG XI PHÔNG

Bảng C.1 - Hệ số chuyển đổi từ sức kháng cơ bản sang sức kháng dẫn suất C

Loại vật liệu

Trạng thái ứng suất

Hệ số C

Thép các bon và thép hợp kim thấp

- Kéo, nén, uốn

- Cắt

- Ép mặt đầu

- Ép tiếp xúc điểm

- Ép tiếp xúc đường

- Ép tiếp xúc khít mặt

1,0

0,6

1,5

3,3

2,2

1,0

Kim loại ở các đầu mối hàn đối đầu

- Kéo, nén, uốn

- Cắt

1,0

0,6

Kim loại ở các mối hàn góc

- Kéo, nén, uốn

- Cắt

0,7

0,7

Bảng C.2 - Các giá trị của k1, k2, m1, m2

Tên gọi

Ký hiệu

Trị số

1. Hệ số không đồng chất khi kéo đứt thép:

- Ống thép các bon, thép không rỉ không hàn và ống thép hợp kim thấp hàn không tiêu chuẩn.

- Ống thép các bon, thép không rỉ hàn và ống thép hợp kim thấp hàn tiêu chuẩn

 

K1

 

K2

 

0,8

 

0,85

2. Hệ số không đồng chất của chi tiết ống thép khi uốn, cắt, nén :

- Thép hợp kim thấp và thép không rỉ

- Thép các bon

 

K1

K2

 

0,85

0,90

3. Hệ số điều kiện làm việc khi kéo đứt ống

m1

0,80

4. Hệ số điều kiện làm việc của ống xi phông

m2

0,90

 Bảng C.3 - Hệ số khả năng chịu tải của khuỷu cong

R/Dcng

a

1,0

1,5

³ 2,0

1,30

1,15

1,00

CHÚ THÍCH:

R là bán kính tâm của khuỷu cong, cm;

Dcng là đường kính của khuỷu cong, cm;

 Bảng C.4 - Dung sai cho phép khi chế tạo, lắp ráp đường ống áp lực

Tên các sai lệch chế tạo, lắp ráp

Sai lệch cho phép

1. Sai lệch đường kính trong trung bình đo ở đầu mỗi đoạn cốt ống lắp nối Dtb:

trong đó:

- Lngoài là chiều dài thực tế của chu vi ngoài của hình tròn đầu đoạn cốt 0.

- C1, C2 là chiều dầy thành ống ở 2 điểm đối diện trên cùng một đường kính.

 

 

± 3 mm

2. Hiệu số đường kính trong trung bình của 2 đoạn ống lắp nối với nhau

1,5 mm + 0,0003.D0

3. Hiệu số chiều rộng các tấm thép ở trong cùng một đoạn ống.

2 mm

4. Khe hở cục bộ giữa mép trong của vành tăng cứng với mặt ngoài của dưỡng khi kiểm tra bằng dưỡng có chiều dài 1 500 mm

2 mm trên chiều dài không quá 200 mm

5. Sai lệch về chiều dài li của đoạn cốt ống theo đường sinh

± (2mm + 0,0007.li)

6. Hiệu số chiều dài ở các đường sinh của đoạn cốt ống ở các đầu hai đường kính thẳng góc với nhau

0,0005.li, mm

7. Sai lệch khoảng cách từ vành tăng cứng đến đầu mép đoạn ống

± 20 mm

8. Sai lệch khoảng cách giữa các vành tăng cứng

± 30 mm

9. Sai lệch chiều dài L của các chi tiết có hình dạng riêng (côn, cút, ba chạc…)

± (2mm + 0,0007.L)

10. Độ vát m của các mặt mút đoạn ống trơn

± 2 mm

11. Sai lệch khe hở giữa mặt trong và mặt ngoài các đoạn co giãn:

Dk

Dk1

 

± 0,1.K

± 0,2.K

12. Sai lệch tim ống với đường thẳng nối tâm các đoạn ống ngoài cùng trong phạm vi hai gối đỡ kề nhau LK

0,0005.LK, mm

13. Sai lệch tim mỗi đoạn ống:

- Theo bình diện

- Theo cao độ

 

± 5 mm

± 5 mm

14. Độ xê dịch tâm con lăn trong gối đỡ

± 3 mm

15. Sai lệch của độ cao tấm đỡ con lăn của gối đỡ

± 5 mm

16. Sai lệch của độ nghiêng tấm đỡ con lắp của gối đỡ.

0,3 mm trên 100 mm chiều dài

 Bảng C.5 - Công thức tính trị số dung sai tiêu chuẩn : IT = a.i

(Theo TCVN 2244-99)

Kết quả tính trị số dung sai lấy bằng micrômét

Kích thước danh nghĩa,

mm

Cấp dung sai tiêu chuẩn

IT5

IT6

IT7

IT8

IT9

IT10

IT11

£ 500

7i

10i

16i

25i

40i

64i

100i

Từ trên 500 đến 3 150

7i

10i

16i

25i

40i

64i

100i

 

Kích thước danh nghĩa, mm

Cấp dung sai tiêu chuẩn

IT12

IT13

IT14

IT15

IT16

IT17

IT 18

500

160i

250i

400i

640i

1 000i

1 600i

2 500i

Từ trên 500 đến 3150

160i

250i

400i

640i

1 000i

1 600i

2 500i

Xem tiếp: TCVN 8635 : 2011 - phần 4

Xem lại: TCVN 8635 : 2011 - phần 2