Giỏ hàng

TCVN 8636: 2011 - phần 2

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.1.4 Hệ số ma sát f chọn như sau:

a) Trong khớp bù co giãn với chất trám bằng dây tẩm graphite hoặc gioăng cao su: f = 0,3;

b) Ở mố đỡ trung gian:

- Đối với mố đỡ kiểu con lăn, bôi mỡ thường xuyên: f = 0,1 ;

- Đối với mố đỡ kiểu mặt trượt, bôi mỡ thường xuyên: f = 0,3 ;

- Đối với mố đỡ kiểu mặt trượt, không bôi mỡ thường xuyên: f = 0,5 .

5.1.5 Tính toán đường ống và các cấu kiện của đường ống cũng như phần xây dựng thủy công, mố néo, mố đỡ trung gian, được tiến hành trên cơ sở tổ hợp các tải trọng tính toán. Khi thiết kế cần lựa chọn trường hợp bất lợi nhất mà thực tế công trình có thể xảy ra các trường hợp đó.

5.2 Các tổ hợp tính toán đường ống

5.2.1 Tổ hợp cơ bản thứ nhất, gồm các tải trọng sau:

a) Áp lực nước lớn nhất trong đường ống bằng áp lực thủy tĩnh ứng với mức nước cao nhất của hồ chứa và áp lực nước va tăng lớn nhất khi cơ cấu điều chỉnh của tuabin thủy lực làm việc bình thường;

b) Lực ly tâm tại các đoạn ống cong do nước chảy qua gây ra;

c) Trọng lượng kết cấu của đường ống và trọng lượng nước chứa đầy bên trong;

d) Áp lực nước tác dụng lên các đoạn ống cong;

e) Lực ma sát ở các mố đỡ trung gian, các mối bù co giãn khi nhiệt độ môi trường thay đổi;

f) Lực ma sát giữa nước với thành ống;

g) Áp lực nước tác dụng lên các đoạn ống có đường kính thay đổi;

h) Lực tác dụng của đường ống không cắt đoạn lên các mố néo, mố đỡ khi nhiệt độ của môi trường thay đổi.

5.2.2 Tổ hợp cơ bản thứ hai, gồm các tải trọng sau:

a) Áp lực khí quyển bên ngoài đường ống khi giảm áp lực bên trong do quá trình điều tiết bình thường của tubin gây ra;

b) Trọng lượng bản thân kết cấu thép của đường ống;

c) Lực ma sát tại các mố đỡ trung gian khi đường ống tháo cạn hết nước và lực ma sát ở mối bù co giãn khi nhiệt độ môi trường thay đổi;

d) Lực gây ra do đường ống co giãn dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường thay đổi đối với đường ống không cắt đoạn, trong đường ống không có nước.

5.2.3 Tổ hợp vận hành thứ nhất, gồm các tải trọng sau:

a) Áp lực nước trong đường ống bằng tổng áp lực thủy tĩnh ứng với mực nước gia cường của hồ chứa và áp lực nước va tăng lớn nhất khi tổ máy thủy lực xả toàn bộ phụ tải. Với trường hợp có tháp điều áp thì phải kể đến cột nước dềnh trong tháp;

b) Các tải trọng khác tác động đồng thời lấy theo tổ hợp cơ bản thứ nhất, quy định tại 5.2.1.

5.2.4 Tổ hợp vận hành thứ hai, gồm các tải trọng sau:

a) Áp lực khí quyển bên ngoài đường ống, bên trong đường ống xuất hiện chân không trong trường hợp đường ống tháo cạn mà ống thông hơi ở đầu đường ống bị tắc;

b) Các tải trọng khác tác động đồng thời lấy theo tổ hợp cơ bản thứ hai, quy định tại 5.2.2.

5.2.5 Tổ hợp vận hành thứ ba, gồm các tải trọng sau:

a) Áp lực khí quyển bên ngoài đường ống, bên trong đường ống phát sinh chân không xuất hiện nước va âm do cơ cấu điều chỉnh tua bin bị hỏng;

b) Các tải trọng khác lấy theo tổ hợp cơ bản thứ hai, quy định tại 5.2.2.

5.2.6 Tổ hợp vận hành thứ tư, gồm các tải trọng sau:

a) Tải trọng do động đất gây nên;

b) Các tải trọng khác lấy theo tổ hợp cơ bản thứ nhất, quy định tại 5.2.1.

5.2.7 Tổ hợp thời kỳ thi công xây dựng, gồm các tải trọng sau:

a) Trọng lượng bản thân kết cấu thép của đường ống;

b) Lực ma sát ở mố đỡ trung gian, mối bù co giãn đối với đường ống cắt đoạn;

c) Lực do đường ống co giãn dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường thay đổi đối với đường ống không cắt đoạn;

d) Tải trọng của bê tông thời kỳ thi công lên các đoạn mố néo kiểu kín.

5.2.8 Tổ hợp thử nghiệm thủy lực, gồm các tải trọng sau:

a) Áp lực thủy tĩnh bên trong đường ống khi bơm nén nước thử nghiệm;

b) Trọng lượng kết cấu thép của đường ống và nước chứa đầy trong đường ống;

c) Lực ma sát ở mố đỡ trung gian, khớp bù co giãn đối với đường ống cắt đoạn;

d) Lực do đường ống co giãn khi nhiệt độ môi trường thay đổi đối với đường ống không cắt đoạn;

e) Các hệ số vượt tải khi tính toán đường ống, mố néo, mố đỡ trung gian lấy theo bảng B.3 phụ lục B.

6 Tính toán độ bền và ổn định đường ống áp lực

6.1 Tất cả các đường ống áp lực của công trình thủy lợi, thủy điện, khi thiết kế mới hay phục hồi, sửa chữa đều phải tính toán, kiểm tra sức bền và ổn định theo các tải trọng và các tổ hợp tính toán bất lợi nhất quy định tại điều 6.

6.2 Đường kính tiêu chuẩn, chiều dày cấu tạo nhỏ nhất cho phép của thành ống lấy theo phụ lục C.

6.3 Tính toán sức bền và ổn định của vỏ ống tại các tiết diện nguy hiểm nhất gồm:

a) Các tiết diện chính giữa các khoảng nhịp của mố néo đến mố đỡ trung gian số một kế đến của hai mố đỡ trung gian liên tiếp;

b) Các tiết diện tại các vành đai của mố đỡ trung gian;

c) Các tiết diện tại các vành đai tăng cứng;

d) Các tiết diện tại các vành đai néo của mố néo.

6.4 Trạng thái giới hạn độ bền của vỏ ống tại các tiết diện quy định tại 6.3, được kiểm tra bằng ứng suất tính đổi s theo lý thuyết bền thứ ba và thuyết ứng suất pháp lớn nhất, xem công thức (5) và công thức (6):

trong đó:

sx là ứng suất dọc trong vỏ ống, MPa;

sz là ứng suất vòng trong vỏ ống, MPa;

txz là ứng suất tiếp tác dụng trong mặt phẳng XZ, MPa;

R là cường độ tính toán của vật liệu, MPa.

6.5 Đối với các chi tiết cơ bản khác của đường ống, trạng thái giới hạn độ bền được kiểm tra theo điều kiện st £ R, trong đó st là ứng suất tính toán (ứng suất pháp tuyến hay ứng suất tiếp tuyến).

6.6 Khi thiết kế các đường ống áp lực của công trình thủy lợi, thủy điện có đường kính trong nhỏ hơn 2 400 mm, chiều dày vỏ ống nhỏ hơn 14 mm và góc nghiêng của trục tim ống theo đường nằm ngang nhỏ hơn 150 phải tính toán kiểm tra sức bền và độ ổn định của vỏ ống tại các tiết diện quy định tại các khoản a và b của 6.3.

6.7 Đối với đường ống đặt tự do chịu áp lực bên ngoài là áp lực khí quyển khi trị số r0/d ³ 66 (r0 là bán kính của đường ống và d là chiều dầy vỏ ống) phải có các vành đai tăng cứng cho vỏ ống để tránh vỏ ống bị bẹp khi bên trong đường ống phát sinh chân không. Khoảng cách lớn nhất của các vành đai quy định ở phụ lục D.

6.8 Khi đã chọn khoảng cách các vành đai tăng cứng, vỏ ống cần được kiểm tra ổn định theo điều kiện sau, xem công thức (7):

trong đó:

sz là ứng suất vỏ ống, MPa:                  sz = PH.r/d;

PH là áp suất khí quyển: PH = 0,1 MPa ;

r là bán kính ngoài của đường ống, cm;

d là chiều dày vỏ đường ống, cm;

m là hệ số tính toán: m = 0,75;

skpz là ứng suất tới hạn ứng với áp lực tới hạn, MPa, xác định như sau:

- Khi l/r ³ 20: skpz = 0,17;

- Khi 0,5 £ l/r £ 10: skpz = 0,55

- Khi 10 < l/r < 20: cho phép nội suy tuyến tính giá trị skpz;

Nếu kết quả tính toán cho skpz > 0,5 sT thì đưa thêm hệ số điều chỉnh z lấy theo bảng B.4 phụ lục B;

sT là ứng suất vòng tổng cộng, MPa ;

l là khoảng cách các vành tăng cứng;

E là mô đun đàn hồi của thép làm ống, MPa.

6.9 Đối với đường ống không cắt đoạn, kiểm tra ổn định theo công thức (8):

trong đó:

m = 0,9

sx là ứng suất nén dọc trục của vỏ ống, MPa;

sz là ứng suất vỏ ống, MPa:      sz = PH.r/d;

z là hệ số điều chỉnh ứng suất tới hạn, xác định theo 6.8 ;

skpz là ứng suất tới hạn ứng với áp lực tới hạn, MPa: skpx = C*.E.d/r.

C* là hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào tỷ số r/d. Trị số C* lấy theo bảng 1:

Bảng 1

r/d

C*

50

0,30

100

0,22

200

0,18

300

0,16

6.10 Đối với những đoạn ống có đường kính thay đổi (hình côn), kiểm tra ổn định theo công thức (9):

trong đó:

N là tổng các lực dọc trục:        ;

skpx, skpz, sz tính theo r*

Hệ số m lấy bằng 0,495

Hình 1 - Sơ đồ đoạn ống hình côn

6.11 Kiểm tra ổn định của vành đai tăng cứng theo công thức (10) hoặc công thức (11):

trong đó:

m = 0,67;

n = 1,10;

k = 1,10 đến 1,20 ;

PH là áp lực bên ngoài, MPa ;

RH là ứng suất chảy của vật liệu, MPa ;

C là hệ số ứng suất, chọn như sau:

- Khi tính ứng suất pháp: C = 1,0 ;

- Khi tính ứng suất tiếp: C = 0,5 ;

f0 = 0,003.r;

r là bán kính trung bình của đường ống, cm;

ymax là khoảng cách lớn nhất từ trọng tâm của vành đai tăng cứng đến điểm xa nhất của nó, cm;

lod là chiều dài, cm:

lod = 1,56

d là chiều dày vỏ ống, cm;

a là chiều rộng của đai tiếp xúc với đường ống, cm;

Fk, Jk, Rk là diện tích, mô men quán tính và bán kính đi qua trọng tâm của vành đai tăng cứng có kể đến sự tham gia của vỏ ống theo chiều dài lod:

Pkp = 3.E.J

l là khoảng cách các vành đai tăng cứng, cm;

m là hệ số poat xông: m = 0,3.

6.12 Kiểm tra ổn định những đoạn ống nằm trong khối bê tông chịu áp lực nước thấm hay áp lực trong khi thi công bê tông theo công thức (12):

trong đó:

n là hệ số vượt tải: n = 1,2;

mc = 0,8;

m = 0,75;

Hệ số điều chỉnh x lấy theo bảng B.4 phụ lục B.

6.13 Tính toán sức bền và ổn định của đường ống thép và các phụ kiện tham khảo ở phụ lục E.

7 Chế tạo đường ống áp lực

7.1 Các đường ống áp lực bằng thép trong công trình thủy lợi, thủy điện đặt tự do phải được chế tạo phân đoạn và liên kết bằng những khớp bù co giãn.

7.2 Mỗi đoạn đường ống thẳng giữa hai mố néo phải được đặt trên các mố đỡ trung gian và phải có một khớp bù co giãn.

7.3 Đối với những đường ống thiết kế phân đoạn có đường kính thay đổi, đoạn chuyển tiếp từ đường kính này sang đường kính khác phải thực hiện bằng một đoạn ống hình côn, có chiều dài tối thiểu đảm bảo góc côn không lớn hơn 70.

7.4 Khi thay đổi chiều dầy thành ống, đường kính ngoài của đường ống tại đoạn thay đổi phải được giữ nguyên. Việc chuyển tiếp từ chiều dầy này sang chiều dầy khác phải thực hiện liên tiếp theo từng bậc từ 1 mm đến 2 mm.

7.5 Chiều dầy thành ống được chọn tăng lên so với chiều dầy tính toán theo quy định như sau:

a) Tăng thêm 1 mm cho các đường ống không bị bào mòn bởi phù sa và sự phá hoại của sinh vật trong nước;

b) Tăng thêm từ 2 mm đến 3 mm cho các đường ống có sự bào mòn bởi phù sa và sự phá hoại của sinh vật trong nước.

7.6 Phân cấp các đường hàn của đường ống theo quy định sau:

a) Tất cả các đường hàn dọc của đường ống áp lực phải là đường hàn cấp I;

b) Các đường hàn ngang đối với công trình từ cấp II đến cấp đặc biệt là đường hàn cấp I, đối với công trình cấp III và cấp IV là đường hàn cấp II. Các đường hàn ở đai tăng cứng, đai mố néo, mố đỡ trung gian, mối bù co giãn cửa kiểm tra là đường hàn cấp II. Còn lại là đường hàn cấp III;

c) Chất lượng các loại đường hàn (cấp I, cấp II, cấp III) quy định trong bảng F.1 phụ lục F;

7.7 Kiểm tra chất lượng đường hàn phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành. Khối lượng công tác kiểm tra chất lượng đường hàn quy định như sau:

a) Đối với đường hàn cấp I:

1) Siêu âm: kiểm tra 100 % chiều dài đường hàn ;

2) Soi quang tuyến:

- Không nhỏ hơn 25 % chiều dài đường hàn và không ít hơn 480 mm;

- Kiểm tra 100 % các điểm giao nhau của mối hàn dọc và mối hàn ngang;

b) Đối với đường hàn cấp II:

- Siêu âm: kiểm tra 100 % chiều dài đường hàn;

- Soi quang tuyến (hoặc chụp X quang): kiểm tra không nhỏ hơn 10 % chiều dài đường hàn và không ít hơn 240 mm.

c) Phương pháp kiểm tra khuyết tật đường hàn bằng siêu âm phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.

7.8 Dung sai cho phép khi chế tạo, lắp ráp đường ống áp lực bằng thép quy định trong bảng G.1 phụ lục G.

7.9 Tại những vị trí trục tim của đường ống thay đổi đồng thời theo hai phương thẳng đứng và phương nằm ngang thì tại những vị trí ấy đường ống phải được thiết kế chế tạo bằng một khuỷu cong trong không gian 3 chiều.

7.10 Những khuỷu cong được chia thành nhiều đoạn ống nối lại với nhau theo góc ở tâm bán kính cong, chiều dài mỗi đoạn không nhỏ hơn 300 mm.

7.11 Bán kính cong của tâm các khuỷu cong không nhỏ hơn 3 lần đường kính trong của khuỷu.

7.12 Khi thiết kế các đoạn ống lắp nối của đường ống cần kết hợp kích cỡ của thép tấm với các quy định về vị trí các đường hàn dọc, hàn ngang đảm bảo sao cho:

a) Đối với những đường ống có đường kính lớn, các đoạn ống lắp nối được chế tạo gồm nhiều tấm thép ghép lại. Khoảng cách theo chu vi ống giữa các đường hàn dọc của các tấm kề nhau là a không được nhỏ hơn 5 lần chiều dầy vỏ ống, xem hình H.1 phụ lục H;

b) Các đai tăng cường hàn cách đường hàn ngang theo chu vi ống một khoảng không được nhỏ hơn 100 mm;

c) Các đường hàn dọc của các đoạn ống lắp nối nhất thiết phải nằm trong các vùng quy định I, II, III và IV, xem hình H2 phụ lục H;

d) Các đường hàn cốt ống phải vát cạnh, góc vát 600, phần nhô lên mặt trong cột ống không quá 3 mm;

e) Các vành đai phải đặt cách đường hàn ngang của cột ống một đoạn là c, xem hình H.2 phụ lục H và thoả mãn điều kiện c .

8 Thử nghiệm đường ống áp lực

8.1 Thử nghiệm đường ống áp lực còn gọi là thí nghiệm áp lực nước trong đường ống hay thử nghiệm thủy lực đường ống. Quy trình và sơ đồ thử nghiệm thủy lực đường ống được lập đồng thời với đồ án thiết kế.

8.2 Sơ đồ thí nghiệm thủy lực đường ống gồm 2 loại do thiết kế quy định gồm:

- Sơ đồ thử phân đoạn;

- Sơ đồ thử tổng thể.

Việc lựa chọn sơ đồ thử cần căn cứ vào đặc điểm bố trí chung, sự phân bố nội áp của toàn tuyến đối với những tuyến đường ống dài, nội áp trong các đoạn thay đổi lớn cần chọn loại sơ đồ thử phân đoạn.

8.3 Trị số áp lực thử nghiệm tối thiểu thực hiện theo quy định tại phụ lục I.

8.4 Trị số áp suất tĩnh P0 của đường ống, at, được xác định theo công thức (13):

trong đó:

g = 9,81 t/m3;

H0max là cột nước tĩnh lớn nhất của đường ống, m, được xác định từ cao trình mực nước tĩnh lớn nhất đầu đường ống (ÑTlmax) và cao trình đường ống vào tuabin (Ñtô):

H0max = ÑTlmax - Ñ

8.5 Công tác chuẩn bị thử nghiệm, hồ sơ tài liệu và qui trình thử nghiệm được lập phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành về thử nghiệm đường ống áp lực bằng thép.

8.6 Các đoạn ống rẽ nhánh cần được thử nghiệm thủy lực tại cơ sở chế tạo. Trường hợp những đoạn ống rẽ nhánh lớn, chịu áp lực cao, cần tiến hành thử nghiệm trên mô hình. Số liệu thực đo về hệ số an toàn áp lực khi phá hủy (nổ vỡ) không được nhỏ hơn 3.

9 Sơn bảo vệ đường ống áp lực

9.1 Toàn bộ bề mặt kim loại của đường ống áp lực và các cấu kiện ở chế độ làm việc tĩnh đều phải được sơn bảo vệ để chống lại sự ăn mòn và han rỉ trong quá trình đường ống vận hành.

9.2 Bề mặt các cấu kiện ở chế độ làm việc động như phần trượt của đoạn co giãn, con lăn, mặt trượt của mố đỡ trung gian v.v… phải được phủ lớp mỡ chịu mưa nắng để chống han rỉ và kết hợp bôi trơn.

9.3 Sơn phủ mặt trong của đường ống phải đảm bảo độ bền va đập, độ cứng, độ bóng trong điều kiện dòng chảy có vận tốc lớn hơn 10 m/s với các thành phần hạt, thành phần hóa học của nước do cơ quan thiết kế cung cấp.

9.4 Sơn phủ mặt ngoài của đường ống và các cấu kiện của đường ống phải chịu được nhiệt độ đến 80oC và sự thay đổi nhiệt độ ± 50 oC không xuất hiện các vết rạn, nứt,… hoặc bong rộp.

9.5 Vật liệu sử dụng để sơn phủ bảo vệ bề mặt phải có đủ nhãn mác, đúng chủng loại và chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế. Trước khi sơn phủ, bề mặt đường ống phải được làm sạch theo đúng quy trình. Phải thực hiện theo đúng quy trình sơn phủ và quy trình bảo dưỡng sơn do thiết kế quy định.

10 Hệ thống quan trắc đường ống áp lực

10.1 Tất cả những tuyến đường ống áp lực của các công trình thủy điện từ cấp III đến cấp đặc biệt đều phải có hệ thống quan trắc để đo độ dịch chuyển theo các phương của mố néo, mố đỡ trung gian và chuyển vị của đường ống.

10.2 Hệ thống mốc quan trắc bao gồm các thiết bị quan trắc và các mốc quan trắc. Đối với thiết bị quan trắc đặt cố định phải được che chắn bảo vệ tránh sự tác động của mưa nắng và môi trường xung quanh. Mốc quan trắc phải được chế tạo bằng vật liệu không han rỉ và phải được định vị chắc chắn ở các vị trí thuận tiện cho việc đo đạc, kiểm tra định kỳ.

10.3 Số lượng các mốc quan trắc của tuyến đường ống áp lực quy định như sau:

a) Đường ống áp lực có đường kính trong D0 dưới 2 m; mỗi mố néo và mố đỡ trung gian phải đặt một mốc quan trắc. Mỗi khớp bù co giãn đặt 1 thước chỉ báo độ co giãn của đường ống. Trường hợp đường ống không cắt đoạn giữa 2 mố néo liên tiếp đặt một mốc quan trắc gắn vào đường ống;

b) Đường ống áp lực có đường kính trong D0 lớn hơn 2 m; mỗi mố néo, mố đỡ trung gian đặt 2 mốc quan trắc theo phương ngang ở 2 phía của đường ống. Mỗi khớp bù co giãn đặt 2 thước chỉ báo độ co giãn của đường ống không cắt đoạn. Giữa 2 mố néo liên tiếp đặt một mốc gắn vào đường ống.

10.4 Tất cả các mốc quan trắc của hệ thống quan trắc phải đưa vào mạng khống chế chung của công trình.

Xem tiếp: TCVN 8636: 2011 - phần 3

Xem lại: TCVN 8636: 2011 - phần 1