7.2. Cơ cấu đỡ áp suất ngược kiểu mở
Cơ cấu đỡ áp suất ngược kiểu mở phải được lắp sát vào màng nổ và đỡ màng nổ một cách thích hợp. Cơ cấu đỡ phải có kết cấu sao cho áp lực trong hệ thống được truyền cho màng nổ.
Khi màng nổ đã nổ, cơ cấu đỡ áp suất ngược phải mở ra khi chịu tác động của áp suất không vượt quá áp suất nổ nhỏ nhất quy định hoặc áp suất nổ quy định trừ đi sai lệch âm của áp suất ở nhiệt độ để nổ của màng nổ.
7.3. Cơ cấu đỡ áp suất ngược kiểu không mở
Cơ cấu đỡ áp suất ngược kiểu không mở phải được lắp sát vào màng nổ và để màng nổ một cách thích hợp. Cơ cấu đỡ phải có các khe hở (lỗ) để cho phép xả môi chất.
8. Tấm chắn nhiệt độ
Tấm chấn nhiệt độ phải được thiết kế và chế tạo để giảm nhiệt độ tại màng nổ và tránh sự hoạt động không đúng của màng nổ. Các tấm chắn nhiệt độ phải được sử dụng khi được quy định và phải do nhà sản xuất cung cấp.
9. Vòng tăng cứng
Vòng tăng cứng phải gia cường và bảo vệ cho diện tích tựa của màng nổ để không có sự can thiệp tới hoạt động đúng của màng nổ. Vòng tăng cứng phải được gắn cố định với màng nổ.
10. Đệm kín/vòng bít
Đệm kín/vòng bít tạo thành một bộ phận của đĩa nổ phải tương hợp với các yêu cầu của ứng dụng về cơ học, hóa học và nhiệt. Việc sử dụng kiểu, vật liệu (xem 4.2) và các kích thước phải theo quy định của nhà sản xuất.
11. Lắp ráp các đĩa nổ
11.1. Quy định chung
Hướng dẫn về lắp ráp, lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng đĩa nổ phải do nhà sản xuất cung cấp.
Các yêu cầu về lắp ráp các đĩa nổ phụ thuộc vào:
a) cụm màng nổ được giữ trong cơ cấu kẹp màng nổ theo cách có thể dễ dàng thay thế cụm đĩa nổ (xem 11.2);
hoặc
b) cụm màng nổ được giữ cố định trong cơ cấu kẹp màng nổ như một cụm gắn liền với cơ cấu kẹp màng nổ (xem 11.3)
11.2. Đĩa nổ có cụm màng nổ thay thế được
Đĩa nổ phải bảo đảm sao cho sau khi lắp ráp ban đầu cụm màng nổ trong cơ cấu kẹp màng nổ có thể dễ dàng tháo được cụm màng nổ ra và lắp cụm màng nổ thay thế vào.
Các bộ phận của đĩa nổ có thể do nhà sản xuất lắp ráp hoặc khách hàng lắp ráp.
Các cơ cấu kẹp màng nổ và các cụm màng nổ phải được thử nghiệm trước khi lắp ráp theo Điều 14.
Trước khi lắp ráp phải kiểm tra mẫu (model)/kiểu của nhà sản xuất đối với cơ cấu kẹp màng nổ được ghi nhãn trên cụm màng nổ để bảo đảm rằng thông tin này trùng với thông tin được ghi trên cơ cấu kẹp màng nổ (xem Điều 17).
Tính năng của đĩa nổ được xác định bởi sự tương tác giữa các bộ phận của nó và phải được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
11.3. Đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được
Các bộ phận của đĩa nổ phải do nhà sản xuất lắp ráp.
Các bộ phận, chi tiết phải được ghép nối cố định với nhau bằng hàn, gấp mép, dán hoặc các quá trình ghép nối cố định khác. Các vật liệu dùng cho ghép nối như vật liệu hàn, vật liệu hàn đồng, hàn vẩy, nhựa dán và xi măng phải tương hợp với các vật liệu của các bộ phận, chi tiết được ghép nối và thích hợp với chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, chi tiết này. Sự ghép nối phải do các nhân viên có kinh nghiệm/năng lực thực hiện theo quy trình bằng văn bản đã được phê duyệt. Các mối ghép nối đã hoàn thiện phải bảo đảm độ kín và chịu được áp lực theo quy định.
Đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được phải được chế tạo theo lô sản phẩm trong đó các màng nổ được chế tạo từ cùng một lô vật liệu.
Thử nghiệm và ghi nhãn phải tuân theo các Điều 14 và Điều 17.
12. Yêu cầu về áp suất nổ quy định
Áp suất nổ quy định phải được biểu thị như sau (xem Hình 9);
a) bằng cách sử dụng, áp suất nổ lớn nhất quy định và áp suất nổ nhỏ nhất quy định với một nhiệt độ để nổ (xem Hình 9a); hoặc
b) bằng cách sử dụng áp suất nổ quy định và dung sai áp suất nổ với một nhiệt độ để nổ (xem Hình 9b).
Hình 9a - Áp suất nổ quy định và dung sai áp suất nổ với nhiệt độ trùng hợp
Hình 9b - Áp suất nổ quy định và dung sai áp suất nổ với nhiệt độ trùng hợp
Hình 9 - Các phương pháp để quy định áp suất nổ
- Kiểm tra của nhà sản xuất
Phải tiến hành kiểm tra các bộ phận, chi tiết trong quá trình chế tạo theo các yêu cầu của nhà sản xuất.
Khi hoàn thành chế tạo, tất cả các bộ phận, chi tiết phải được kiểm tra khuyết tật bằng mắt. Bất cứ bộ phận, chi tiết nào có khuyết tật có thể gây ra sự hoạt động không đúng phải được loại bỏ hoặc sửa chữa.
14. Tiến hành thử
14.1. Quy định chung
Việc kiểm tra sự toàn vẹn về áp lực của các cơ cấu kẹp màng nổ khi có yêu cầu được mô tả trong 14.2. Phải kiểm tra các yêu cầu về áp suất nổ quy định của màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được theo 14.3.
CHÚ THÍCH: Nếu cần khách hàng nên quy định các yêu cầu thử nghiệm bổ sung cần thiết cho các ứng dụng riêng.
14.2. Thử áp lực
14.2.1. Đĩa nổ có cụm màng nổ thay thế được
Khi có yêu cầu nhà sản xuất phải thử thủy tĩnh đối với mỗi cơ cấu kẹp màng nổ. Chất lỏng thường là nước. Có thể sử dụng các chất lỏng khác với điều kiện là phải tuân theo các biện pháp bảo vệ an toàn thích hợp. Để thực hiện phép thử áp lực, cơ cấu kẹp màng nổ phải được lắp ráp với việc sử dụng một bộ phận bít kín thích hợp ở vị trí của đĩa nổ vả một tải trọng kẹp chặt đủ để chịu được tác dụng của áp suất thử.
Duy trì áp suất thử (xem 6.1.1.b) ở giá trị yêu cầu trong một khoảng thời gian đủ để cho phép thực hiện việc kiểm tra bằng mắt thường. Bất cứ cơ cấu kẹp màng nổ nào có các dấu hiệu rò rỉ nhìn thấy được hoặc có biến dạng dư phải được loại bỏ.
14.2.2. Đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được
Áp suất thử đối với đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được phải là áp suất nổ quy định.
14.3. Thử nổ
14.3.1. Quy định chung
Phải chọn ngẫu nhiên một số màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được từ mỗi lô sản phẩm (xem Bảng 1) và đưa vào thử nổ theo 14.3.2 đến 14.3.4 để kiểm tra sự phù hợp của áp suất nổ với các yêu cầu quy định.
Thực hiện các phép thử nổ trong quá trình chế tạo lô màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được, nghĩa là các sản phẩm bị loại và bị nổ không được xem là các sản phẩm của lô.
14.3.2. Nhiệt độ để nổ trong phạm vi từ 15oC đến 30oC
Số các màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được theo Bảng 1, được thử ở nhiệt độ bất kỳ trong phạm vi từ 15oC đến 30oC.
14.3.3. Nhiệt độ để nổ trên hoặc dưới phạm vi từ 15oC đến 30oC
14.3.3.1. Số các màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được theo Bảng 1, phải được thử ở nhiệt độ để nổ.
14.3.3.2. Cách khác, theo sự thỏa thuận riêng, có thể thực hiện phép thử ở một nhiệt độ thử trong phạm vi từ 15oC đến 30oC với điều kiện phải thỏa mãn cả hai trường hợp sau:
a) quan hệ giữa áp suất nổ ở nhiệt độ thử và áp suất nổ ở nhiệt độ để nổ được xác định từ dữ liệu thử nổ được chứng nhận của nhà sản xuất.
b) quan hệ (dùng để xác lập áp suất nổ trong phạm vi từ 15oC đến 30oC) là riêng đối với kiểu màng nổ và lô vật liệu và thích hợp với cỡ kích thước danh nghĩa.
Số lượng được thử phải phù hợp với Bảng 1.
Sự tham chiếu các dữ liệu thử nổ đã được chứng nhận của nhà sản xuất dùng để xác lập áp suất nổ phải được ghi lại trên giấy chứng nhận (xem Điều 15).
Bảng 1 - Số lượng màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được được thử
Tổng số lượng trong lô | Số lượng được thử |
Nhỏ hơn 10 | 2 |
10 đến 15 | 3 |
16 đến 30 | 4 |
31 đến 100 | 6 |
101 đến 250 | 4% nhưng không nhỏ hơn 6 |
251 đến 999 | 3% nhưng không nhỏ hơn 10 |
1000 và lớn hơn | Tối thiểu là 30 |
14.3.4. Tiến hành thử nổ
14.3.4.1. Màng nổ phải được thử trong cơ cấu kẹp màng nổ hoặc khuôn thử có kích thước lỗ và cấu hình lỗ giống hệt như cơ cấu kẹp màng nổ trong đó lắp màng nổ.
14.3.4.2. Trong trường hợp màng nổ có hình vòm ngược thì hệ thống thử phải có đủ khả năng để bảo đảm cho màng nổ biến dạng ngược lại và nổ (cũng xem 14.3.4.7).
14.3.4.4. Thiết bị thử phải được trang bị các dụng cụ đo và chỉ thị đã được hiệu chuẩn đáp ứng được các yêu cầu cho thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận theo quy định đối với màng nổ hoặc đĩa nổ có màng nổ không thay thế được.
14.3.4.5. Bộ cảm biến áp lực phải được bố trí càng gần giá giữ màng nổ hoặc đầu vào khuôn thử càng tốt và được nối với cơ cấu kẹp màng nổ hoặc khuôn thử sao cho giảm thiểu được sự sụt áp lực.
14.3.4.6. Trong trường hợp các phép thử được thực hiện ở các nhiệt độ để nổ quy định thì màng nổ và cơ cấu kẹp màng nổ hoặc khuôn thử phải được duy trì ở nhiệt độ để nổ trong thời gian đủ để cho phép ổn định được nhiệt độ trước khi thực hiện phép thử. Nhiệt độ để nổ phải được duy trì trong suốt quá trình.
14.3.4.7. Với một trong các màng nổ/đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được lắp đặt thì áp suất tại đầu vào phải được tăng lên đến 90% áp suất nổ nhỏ nhất quy định trong thời gian không ít hơn 5 s. Sau đó áp suất tại đầu vào phải được tăng lên theo tỷ lệ tuyến tính để cho phép đọc được chính xác thang chia độ nhỏ nhất của áp kế, nhưng không vượt quá 120 s tới khi màng nổ bị nổ.
CHÚ THÍCH: Một số ứng dụng có thể yêu cầu quy trình thử có sự khác biệt với quy trình thử nêu trên. Nhà sản xuất nên quy định quy trình thử này có sự tham vấn với khách hàng.
Áp suất nổ và bất cứ đặc tính thích hợp nào khác phải được ghi lại.
14.3.4.8. Khi áp suất nổ không phù hợp với các yêu cầu về áp suất nổ quy định (xem Điều 12) thì lô sản phẩm phải được loại bỏ.
14.3.4.9. Phải tuân thủ sự đề phòng để bảo đảm an toàn thích hợp khi thực hiện các phép thử.
14.4. Thử rò rỉ
14.4.1. Quy định chung
Khi có yêu cầu, nhà sản xuất phải tiến hành thử rò rỉ đối với đĩa nổ để phát hiện bất cứ sự rò rỉ nào qua màng nổ và/hoặc sự rò rỉ qua đĩa nổ ra môi trường xung quanh.
Phải quy định phương pháp thực hiện phép thử rò rỉ, số lượng đĩa nổ được thử và các chuẩn cứ chấp nhận và thử nghiệm phải được thực hiện theo một quy trình dưới dạng văn bản.
14.4.2. Lựa chọn mức rò rỉ chấp nhận được
Mức rò rỉ chấp nhận được phụ thuộc vào ứng dụng. Mức rò rỉ lớn nhất phải do khách hàng quy định và không được quá mức rò rỉ mà các quy định và tiêu chuẩn thích hợp về hệ thống áp lực cho phép.
14.5. Kiểm tra không phá hủy
Các bộ phận cần được kiểm tra không phá hủy phải do nhà sản xuất kiểm tra theo phương pháp, số lượng bộ phận được kiểm tra và chuẩn cứ chấp nhận đã quy định.
15. Giấy chứng nhận
Nhà sản xuất phải có giấy chứng nhận cho mỗi lô hoặc một phần lô màng nổ hoặc đĩa nổ có cụm màng nổ không thay thế được. Giấy chứng nhận phải công bố các sản phẩm trên đã được sản xuất và thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Giấy chứng nhận phải bao gồm các thông tin sau:
a) tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất;
b) tham chiếu mẫu (model)/kiểu của nhà sản xuất;
c) ký hiệu cỡ kích thước danh nghĩa, ví dụ DN hoặc NPS;
d) áp suất nổ lớn nhất quy định và áp suất nổ nhỏ nhất quy định với nhiệt độ để nổ, ghi rõ các đơn vị;
hoặc
e) khi thử theo 14.3.3.2, thông tin như trong d) có tương quan với các điều kiện của phép thử;
f) sử dụng tham chiếu dữ liệu thử nổ do nhà sản xuất chứng nhận để xác lập áp lực nổ (xem 14.3.3.2);
g) áp suất nổ thực tế và nhiệt độ thực tế được ghi lại trong các phép thử;
h) vật liệu của màng nổ và các bộ phận được cung cấp (trong trường hợp graphit tẩm phải công bố loại chất tẩm);
i) dấu hiệu nhận dạng của nhà sản xuất;
j) nhận dạng lô;
k) số hiệu tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 7915-2;
l) các kết quả thử rò rỉ, kiểm tra không phá hủy v.v…
m) thông tin phù hợp với 17.5, nếu có.
16. Ký hiệu sản phẩm
Phải cung cấp các thông tin tối thiểu sau cho nhà sản xuất:
a) tham chiếu mẫu (model)/kiểu của nhà sản xuất;
b) cỡ kích thước danh nghĩa DN hoặc NPS (theo EN ISO 6708);
c) PN hoặc cấp (theo EN 1333);
d) đặc tính vật liệu đối với các bộ phận của cơ cấu;
e) áp suất nổ lớn nhất quy định và áp suất nổ nhỏ nhất quy định với nhiệt độ để nổ, ghi rõ các đơn vị
hoặc
áp suất nổ quy định và dung sai áp suất nổ với nhiệt độ để nổ, ghi rõ các đơn vị.
f) số lượng các cụm màng nổ được cung cấp cho khách hàng;
g) các yêu cầu riêng ngoài các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này, ví dụ, thử nghiệm, ghi nhãn, bao gói, cấp giấy chứng nhận v.v…
Xem tiếp: Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 2: đĩa nổ - phần 4
Xem lại: Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 2: đĩa nổ - phần 2