Giỏ hàng

Bơm - các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 11

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

10.3.1.3.6. Đối với các cụm làm kín Cấu trúc 3, sử dụng khí ngăn, tính năng của Cấu trúc tại áp suất khí ngăn phải được thể hiện như sau (xem Hình 35).

a) Giữ áp suất khí ngăn tại áp suất kế bằng không trong ít nhất 1 h (đây là thử nghiệm tĩnh).

b) Ghi lại áp suất khí đệm, khởi động lại và vận hành cho đến khi cân bằng được thiết lập; ghi lại bất kỳ sự rò rỉ chất lỏng cũng như mức tiêu thụ khí ngăn.

c) Trong khi cụm làm kín vận hành, tách ngay lập tức khí ngăn lân cận để cụm làm kín vận hành trong thời gian 1 min.

CHÚ THÍCH: Mục đích của việc này là để mô phỏng các điều kiện khi cung cấp khí đệm khác nhau.

d) Ghi lại áp suất khí ngăn, vận hành cho đến khi cân bằng được thiết lập và ghi lại bất kỳ sự rò rỉ chất lỏng cũng như mức tiêu thụ chất lỏng ngăn.

e) Dừng cụm làm kín (0 r/min). Với bảng điều khiển khí được khóa, duy trì các điều kiện điểm cơ bản đối với cụm làm kín chất lỏng (bên trong) trong 10 min và ghi lại bất kỳ mức tăng áp trong hệ thống ngăn.

CHÚ THÍCH: Điều mục này tiếp tục thử nghiệm cụm làm kín tăng áp Cấu trúc 3 sau 10.3.1.3.4 và có khả năng làm rối loạn và các sự có khởi động.

10.3.1.3.7. Ghi lại các phương pháp đo yêu cầu nhỏ nhất các dữ liệu được nêu trong Phụ lục I.

10.3.1.3.8. Các phép đo nhiệt độ và áp suất là các giá trị được lấy đại diện cho phần lớn thể tích của buồng làm kín chất lỏng.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ của chất lỏng buồng làm kín được đo là giá trị trung bình giữa các nhiệt độ đầu ra và đầu vào.

10.3.1.3.9. Nồng độ rò rỉ của chất lỏng thử nghiệm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phải được đo với máy phân tích hơi hữu cơ phù hợp với Phương pháp 21 EPA (Phụ lục A, Tiêu đề 40, Phần 60 của mã US theo các yêu cầu của Liên Bang). Cho phép thời gian để máy phân tích hoàn thành phép đo.

CHÚ THÍCH: Phương pháp đo nồng độ khí thải VOC ở môi trường xung quanh cụm làm kín này, không đo tốc độ rò rỉ VOC.

10.3.1.3.10. Tất cả phạm vi của thiết bị đo phải được ưu tiên lựa chọn để điểm vận hành thông thường nằm giữa phạm vi thiết bị đo.

10.3.1.3.11. Dụng cụ đo và phương pháp đo phải phù hợp với ASME PTC 8.2.

10.3.1.3.12. Độ mài mòn bề mặt cụm làm kín phải được tính toán dựa trên mức thay đổi trung bình trong chiều dài các bề mặt được đo trước và sau khi thử nghiệm. Phép đo tại bốn điểm tương đương với không gian chu vi của các bề mặt làm kín.

CHÚ DẪN

X Thời gian

Y Tốc độ, r/min

  1. Giai đoạn thử nghiệm động lực học
  2. Giai đoạn thử nghiệm tĩnh
  3. Giai đoạn thử nghiệm tuần hoàn

CHÚ THÍCH: Các điểm a, b, c, d, e, f, g, j và k liên quan đến các bước trong 10.3.1.3.4.

Hình 33 - Quy trình thử nghiệm chất lượng nhà cung cấp cụm làm kín

CHÚ DẪN:

X Thời gian

Y Tốc độ, r/min

  1. Giai đoạn thử nghiệm động lực học
  2. Giai đoạn thử nghiệm tĩnh

CHÚ THÍCH 1: Chu trình thử nghiệm liên quan đến 10.3.1.3.5.

CHÚ THÍCH 2: Các dấu (*) hiển thị thời gian và chỉ định điểm dữ liệu để đo thực hiện phù hợp với 10.3.1.3.5 và Phụ lục I.

a Áp suất kế của propan 0,07 MPa (0,7 bar) (10 psi).

b Áp suất kế của Nitơ 0,17 MPa (1,7 bar) (25 psi).

c Áp suất kế của dầu điêzen 0,28 MPa (2,8 bar) (40 psi).

d Áp suất kế của dầu điêzen 1,7 MPa (17 bar) (250 psi).

Hình 34 - Quy trình thử nghiệm chất lượng nhà cung cấp chất làm kín đối với cụm làm kín chặn

CHÚ DẪN:

X Thời gian

Y Tốc độ, r/min

  1. Bắt đầu ở điểm cuối của Hình 33
  2. Cân bằng

CHÚ THÍCH 1: Chu trình thử nghiệm liên quan đến 10.3.1.3.6.

CHÚ THÍCH 2: Các dấu (*) hiển thị thời gian và chỉ định điểm dữ liệu để đo thực hiện phù hợp 10.3.1.3.6 và Phụ lục I.

a Ngăn tại áp suất kế của 0 MPa (0 bar) (0 psi), cụm làm kín trong tại áp suất thử nghiệm thông thường.

b Ngăn tại áp suất thử nghiệm thông thường, cụm làm kín trong tại áp suất thử nghiệm thông thường.

c Tách áp suất ngăn từ áp suất cung cấp, cụm làm kín trong tại áp suất thử nghiệm thông thường.

d Ngăn tại áp suất thử nghiệm thông thường, cụm làm kín trong tại áp suất thử nghiệm thông thường,

e Ngăn khóa trong, cụm làm kín trong tại áp suất thử nghiệm thông thường.

Hình 35 - Quy trình thử nghiệm chất lượng của nhà cung cấp cụm làm kín đối với cụm làm kín ngăn khí

10.3.1.4. Các yêu cầu vận hành nhỏ nhất

10.3.1.4.1. Trừ trường hợp được quy định, để đáp ứng các quy định của phát thải quốc gia chặt chẽ hơn, khi các cụm làm kín đơn được thử nghiệm phù hợp với 10.3.1.3.2,10.3.1.3.3 và 10.3.1.3.4, độ rò rỉ cho phép phải:

a) Nồng độ hơi nước nhỏ hơn 1 000 ml/m3 (1 000 ppm thể tích) sử dụng Phương pháp EPA 21.

b) Tốc độ rò rỉ chất lỏng trung bình nhỏ hơn 5,6 g/h mỗi cặp bề mặt làm kín.

CHÚ THÍCH: Tất cả các cụm làm kín cơ khí yêu cầu phải bôi trơn bề mặt để đạt được độ ổn định; điều này dẫn đến mức rò rỉ ít nhất. Trong khi thử nghiệm bơm nước của một cụm làm kín tiếp xúc ướt (1CW), lượng rò rỉ bị bốc hơi điển hình và không nhìn thấy. Tuy nhiên, Các tính năng thiết kế bề mặt có thể tăng các mức rò rỉ và dẫn đến các giọt không nhìn thấy (Tham khảo A.1.3). Tăng áp cụm làm kín tiếp xúc ướt (3CW) kép khi được sử dụng với chất lỏng ngân dầu bôi trơn, không để bay hơi có thể gây rò rỉ nhìn thấy được ở dạng nhỏ giọt nhưng tốc độ nhỏ hơn 5.6 g/h (2 giọt trên mỗi phút).

Chủ đầu tư hoặc khách hàng phải xác định các giới hạn rò rỉ/phát thải có thể áp dụng tại điểm áp dụng dự định trước và so sánh giới hạn này với các giá trị nêu trên đối với sự thử nghiệm chất lượng. Các giới hạn địa phương có thể thấp hơn các giá trị quy định. Nếu cụm làm kín Cấu trúc 1 không tuân theo các yêu cầu phát thải hoặc rò rỉ địa phương, thì có thể sử dụng Cấu trúc 2 hoặc Cấu trúc 3 để đáp ứng các giới hạn áp dụng.

10.3.1.4.2. Trừ trường hợp được quy định, để đáp ứng các yêu cầu phát thải địa phương, khi các cụm làm kín được thử nghiệm phù hợp với 10.3.1.3.5 a), nồng độ rò rỉ hơi nước lớn nhất cho phép phải là 1.000 ml/m3 (1.000 ppm thể tích) sử dụng Phương pháp EPA 21.

CHÚ THÍCH: Phần a) của thử nghiệm này phải được xem xét đối với vận hành thông thường, còn lại thử nghiệm phải được xem xét điều kiện chồn.

10.3.1.4.3. Sau khi hoàn thiện thử nghiệm chất lượng, tổng lượng mài mòn của các bề mặt làm kín sơ bộ phải nhỏ hơn 1 % mài mòn bề mặt chất làm kín.

CHÚ THÍCH 1: Mức mài mòn vượt quá của chất làm kín đơn trong khi thử nghiệm cụ thể có thể chỉ ra rằng cụm làm kín kép là lựa chọn tối ưu đối với công việc này.

CHÚ THÍCH 2: Mòn bề mặt chất làm kín thay đổi theo kích cũ, tốc độ, áp suất và chất lỏng và không nằm thẳng hàng. Phần lớn độ mài mòn bề mặt làm kín xảy ra trong khi khởi động và ngay sau đó.

10.3.1.4.4. Đối với các cụm làm kín chặn, tổng lượng mài mòn trong khi thử nghiệm phải theo đến 10.3.1.3.5 phải nhỏ hơn 1 % mài mòn bề mặt có sẵn.

10.3.1.5. Kết quả thử nghiệm

Nhà sản xuất cụm làm kín phải cung cấp các kết quả thử nghiệm chất lượng và chứng chỉ phù hợp với Bảng 9. Các kết quả thử nghiệm bao gồm ít nhất những thông tin nêu ra trong thử nghiệm chất lượng (Phụ lục I). Bất kỳ điều kiện nào quan sát được tác động đến khả năng đáp ứng độ tin cậy và vận hành của cụm làm kín phải được báo cáo.

10.3.2. Thử nghiệm thủy tĩnh đối với các bộ phận và các phụ kiện của cụm làm kín cơ khí chịu áp

10.3.2.1. Các chi tiết của cụm làm kín vỏ chịu áp, không kể các tấm nắp đệm từ các bộ phận vật liệu rèn hoặc phôi dạng thanh phải được thử nghiệm thủy tĩnh cùng với chất lỏng ít nhất là 1,5 lần áp suất làm việc cho phép lớn nhất nhưng không nhỏ hơn áp suất kế của 0,14 MPa (1,4 bar) (20 psi). Chất lỏng thử nghiệm phải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ dẻo của vật liệu thử nghiệm.

10.3.2.2. Nếu bộ phận thử nghiệm vận hành ở nhiệt độ mà độ bền của vật liệu nằm dưới phạm vi độ bền của vật liệu tại nhiệt độ phòng, áp suất thử nghiệm thủy tĩnh phải được nhân lên theo hệ số đạt được nhờ chia ứng suất làm cho phép đối với vật liệu ở nhiệt độ phòng với ứng suất làm việc cho phép của vật liệu ở nhiệt độ làm việc. Các giá trị ứng suất được sử dụng phải tuân theo các yêu cầu trong ISO 15649 đối với đường ống hoặc trong EN 13445 hoặc ASME VIII, Khoản 1 đối với các vỏ. Do vậy, áp suất đạt được là áp suất nhỏ nhất mà tại đó thử nghiệm thủy tĩnh được thực hiện. Các tờ dữ liệu phải liệt kê các áp suất thử nghiệm thủy tĩnh thực tế.

CHÚ THÍCH: Đối với mục đích của điều mục này, ASME B31.3 là tương đương với ISO 15649.

10.3.2.3. Tại nơi áp dụng, phải thử nghiệm phù hợp với EN 13445 hoặc ASME VIII. Trong trường hợp có sự sai khác giữa mã áp suất thử nghiệm và áp suất thử nghiệm trong tiêu chuẩn này, sử dụng áp suất cao hơn.

10.3.2.4. Hàm lượng clo trong chất lỏng được sử dụng để thử nghiệm thép không gỉ austenic không được vượt quá 50 mg/kg (50 ppm wt). Để ngăn chặn kết tủa clo khi làm khô bay hơi, tất cả các chất lỏng còn lại phải được loại bỏ từ các bộ phận được thử nghiệm khi kết luận thử nghiệm.

10.3.2.5. Duy trì thử nghiệm trong thời gian phù hợp để hoàn thành kiểm tra các bộ phận dưới áp suất. Phải thử nghiệm thủy tĩnh để xem xét có thỏa mãn không bị rò rỉ cũng không thấm qua buồng làm kín được quan sát trong ít nhất 30 min.

10.3.3. Thử nghiệm của việc làm kín bởi nhà sản xuất cụm làm kín

10.3.3.1. Mỗi cụm làm kín phải được thử nghiệm với khí bởi nhà sản xuất cụm làm kín sau khi lắp ráp lần cuối phù hợp với 10.3.4. Các điều khoản thử nghiệm phải bao gồm các yêu cầu từ a) đến c).

a) Các cụm làm kín phải được kiểm tra kỹ, làm sạch và các bề mặt phải được kiểm tra xác nhận là không có dầu và mỡ bôi trơn khi lắp ráp. Phải sử dụng kiểu, kích cỡ, vật liệu và miếng đệm làm kín đã quy định.

b) Thử nghiệm cố định phải có khả năng chứa toàn bộ của cụm làm kín mà không có sửa đổi hộp làm kín, buồng làm kín nếu được cung cấp bởi nhà sản xuất cụm làm kín, hoặc tấm nắp đệm.

c) Cụm làm kín Cấu trúc 2 và Cấu trúc 3 phải là điều khoản để thử nghiệm mỗi phần độc lập.

10.3.3.2. Sau khi hoàn thiện thành công việc thử nghiệm (bằng) khí, phải tháo hộp cụm làm kín được thử nghiệm. Bộ phận làm kín phải được dán nhãn với các từ “Chứng nhận thử nghiệm khí của nhà sản xuất cụm làm kín", nêu rõ ngày thử nghiệm và tên người thực hiện thử nghiệm.

10.3.3.3. Trong trường hợp bộ phận làm kín không đạt quy trình thử nghiệm (bằng) khí, toàn bộ thử nghiệm phải được thực hiện lại cho đến khi thử nghiệm thành công.

10.3.4. Thử nghiệm (bằng) khí

10.3.4.1. Thiết lập

Thiết lập cho thử nghiệm (bằng) khí phải có một hệ thống tăng áp và đầy đủ khả năng cách ly từ mặt cắt của cụm làm kín được thử nghiệm. Thiết bị đo được sử dụng trong khi thử nghiệm phải có phạm vi đảm bảo rằng áp suất kế là 0.17 MPa (1.7 bar) (25 psi), gần điểm giữa.

10.3.4.2. Quy trình

Mỗi mặt cắt của cụm làm kín phải được tăng áp độc lập với khí sạch đến áp suất kế 0,17 MPa (1,7 bar) (25 psi). Thể tích thiết lập mỗi thử nghiệm lớn nhất là 28 I (1 ft3). Tách việc thiết lập thử nghiệm từ nguồn đang tăng áp và duy trì áp suất ít nhất 5 min. Tổn thất áp suất lớn nhất trong khi thử nghiệm là 0,014 MPa (0,14 bar) (2 psi).

10.3.4.3. Cụm làm kín kép

Mỗi mặt cắt cụm làm kín của Cấu trúc 2 hoặc Cấu trúc 3 phải được tăng áp độc lập. Các mối nối phải được trang bị để cho mỗi mặt cắt thử nghiệm độc lập.

10.3.5. Thử nghiệm của việc làm kín bởi nhà sản xuất bơm

  • 10.3.5.1. Các bề mặt làm kín được sửa đổi

Nếu được quy định, cụm làm kín được thử nghiệm bằng khí phải được cung cấp cho nhà sản xuất bơm cùng các bề mặt làm kín được sửa đổi trong quá trình vận hành thử nghiệm tính năng của bơm. Thử nghiệm tính năng của bơm như nêu theo sau, các công việc làm kín bề mặt phải được lắp đặt trong cụm làm kín và thử nghiệm (bằng) khí phù hợp với 10.3.4.

10.3.5.2. Cụm làm kín không được vận hành trong quá trình thử nghiệm tính năng bơm

Nếu được quy định, cụm làm kín được cung cấp phải không được vận hành trong quá trình thử nghiệm tính năng bơm để ngăn chặn thiệt hại. Trong quá trình thử nghiệm tính năng bơm, nhà sản xuất bơm phải sử dụng cụm làm kín bơm. Khi cụm làm kín được cung cấp, buồng làm kín (nếu áp dụng) phải được lắp đặt sau khi thử nghiệm tính năng bơm và thử nghiệm (bằng) khí phù hợp với 10.3.4. Nó phải được quy định nếu cụm làm kín được chuyển tới để lắp đặt.

10.4. Chuẩn bị vận chuyển

10.4.1. Trừ trường hợp được quy định, phải chuẩn bị phương thức vận chuyển các thiết bị như được mô tả trong 10.4.3.

10.4.2. Nhà sản xuất phải cung cấp cho khách hàng các hướng dẫn cần thiết để bảo toàn tính nguyên vẹn của hàng hóa sau khi các thiết bị được đưa đến địa điểm lắp đặt và trước khi khởi động.

10.4.3. Phải chuẩn bị vận chuyển thiết bị sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm và kiểm tra và phải do khách hàng thực hiện. Công tác chuẩn bị bao gồm:

a) Các bề mặt ngoài, ngoại trừ các bề mặt máy phải được mạ ít nhất một lần bằng sơn tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Lớp sơn này không chứa chỉ hoặc crôm. Không cần sơn bộ phận thép không gỉ.

b) Các bề mặt ngoài của máy là thép các bon phải được mạ bằng chất chống gỉ phù hợp.

c) Làm sạch bên trong thiết bị và loại bỏ lớp gỉ, các vảy hàn, các dị vật.

d) Diện tích thép bên trong hệ thống thép các bon của bất kỳ thiết bị phụ trợ nào, như bình chứa phải được mạ bằng chất chống gỉ phù hợp.

e) Lỗ cửa nối bích phải được bọc kín bằng kim loại có độ dày ít nhất là 4,8 mm (3/16 in) sử dụng miếng đệm đàn hồi và ít nhất là bốn bu lông đường kính đầy đủ. Đối với các lỗ cửa có lắp vít cấy, cài đặt tất cả các khớp nối yêu cầu trong khi vận hành thiết bị.

f) Các lỗ cửa có ren phải được trát kín phù hợp với 6.1.2.18.

g) Các điểm nâng và tâm trọng lực phải được nhận biết rõ ràng trên bao gói thiết bị nếu khối lượng vượt quá 23 kg (50 Ib) hoặc theo yêu cầu của các quy định địa phương. Nhà sản xuất phải cung cấp cấu trúc nâng đề xuất.

h) Đối với các cụm làm kín Loại 3, thiết bị phải được nhận biết cùng hạng mục và số sêri. Vật liệu được vận chuyển riêng biệt phải được nhận biết với dán tem bảo vệ, dán nhãn bằng kim loại chống ăn mòn chỉ báo hạng mục và số sê ri của thiết bị, và phải được vận chuyển với danh mục đóng gói bản sao bên trong và bên ngoài công ten nơ vận chuyển

10.4.4. Các mối nối đường ống phụ trợ phải được đóng tem chết và dán nhãn cố định theo bảng mối nối hoặc theo bản vẽ bố trí chung của nhà sản xuất. Phải định rõ các mối nối và điều kiện làm việc.

10.4.5. Đóng gói và gửi kèm theo hàng một bản sao hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất cụm làm kín.

11. Truyền dữ liệu

11.1. Quy định chung

11.1.1. Hoàn thiện các tờ dữ liệu (Phụ lục C) là trách nhiệm chung của khách hàng và nhà cung cấp. Khách hàng có thể nộp các tờ dữ liệu đến nhà cung cấp trong một mẫu khác với tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, các tờ dữ liệu thay thế phải bao gồm ít nhất tất cả thông tin cung cấp trong Phụ lục C. Các cụm làm kín cơ khí có thể được mô tả một cách tổng quát bằng cách sử dụng các mã của cụm làm kín cơ khí như các mã nêu trong Phụ lục D.

CHÚ THÍCH: Thông tin này là cơ sở cho việc lựa chọn, đặc tính kỹ thuật và thỏa thuận mua hàng.

11.1.2. Thông tin nhỏ nhất do nhà sản xuất cung cấp được cho trong Bảng 9 và Bảng 10 và được mô tả trong 11.2 và 11.3. Thông tin này phải được gửi đến (các) địa chỉ nêu trong yêu cầu hoặc đơn đặt hàng.

11.1.3. Thông tin sau phải được nhận biết trên thư bìa và trong các tờ dữ liệu của cụm làm kín cơ khí cho lắp đặt Loại 1 và Loại 2. Việc lắp đặt Loại 3 phải được thông tin trên thư bìa, trong các tờ dữ liệu của cụm làm kín cơ khí, bản vẽ Cấu trúc và các sổ tay hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng:

a) Tên công ty của khách hàng hoặc người sử dụng;

b) Tham chiếu công việc và dự án;

c) Số hạng mục thiết bị và số công việc;

d) Số yêu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng;

e) Bất kỳ nhận biết nào trong yêu cầu hoặc trong đơn đặt hàng của khách hàng; và

f) Tham chiếu đề xuất nhận biết của nhà sản xuất, số đơn đặt hàng của xưởng, số sê ri hoặc tài liệu tham chiếu khác được yêu cầu để phản hồi.

11.1.4. Nếu được quy định, các yêu cầu dữ liệu của cụm làm kín cơ khí đối với (Phụ lục J) phải được khách hàng và nhà cung cấp hoàn thiện. Khách hàng có thể yêu cầu thông tin này theo mẫu tương tự hoặc các mẫu khác tiêu chuẩn này, miễn là mẫu đó bao gồm ít nhất thông tin nêu trong Phụ lục J.