Giỏ hàng

Bơm - các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

Hình 1 - Các hệ làm kín

a) 1CW-FX, cụm làm kín ướt đơn tiếp xúc có ống lót tiết lưu cố định

b) 1 CW-FL, cụm làm kín ướt đơn tiếp xúc có ống lót tiết lưu di động

c) Định hướng mối nối tấm nắp đệm điển hình

CHÚ THÍCH: Để hiểu rõ mối nối, xem 6.1.2.17, Bảng 1.

Hình 2 - Cấu trúc 1: Một cụm làm kín cho mỗi bộ phận làm kín

a) 2CW-CW, cụm làm kín ướt tiếp xúc kép

b) Định hướng mối nối tấm nắp đệm điển hình

CHÚ THÍCH: Để hiểu rõ mối nối, xem 6.1.2.17, Bảng 1.

Hình 3 - Cấu trúc 2: Hai cụm làm kín cho mỗi bộ phận làm kín với một dòng đệm chất lỏng

a) 2CW-CS, cụm làm kín trong ướt tiếp xúc có một cụm làm kín chặn

b) 2NC-CS, cụm làm kín trong không tiếp xúc có một cụm làm kín chặn

c) Định hướng mối nối tấm nắp đệm điển hình cho 2CW-CS

d) Định hướng mối nối tấm nắp đệm điển hình cho 2NC-CS

CHÚ THÍCH: Để hiểu rõ mối nối, xem 6.1.2.17, Bảng 1.

Hình 4 - Cấu trúc 2: Hai cụm làm kín cho mỗi bộ phận làm kín có hoặc không có dòng đệm chất khí

a) 3CW-FB, các cụm làm kín ướt tiếp xúc có hệ mặt đối lưng

b) 3CW-BB, các cụm làm kín ướt tiếp xúc có hệ lưng đối lưng

c) 3CW-FF, các cụm làm kín ướt tiếp xúc có hệ mặt đối mặt

d) Định hướng mối nối tấm bít kín điển hình

CHÚ THÍCH: Để hiểu rõ mối nối, xem 6.1.2.17, Bảng 1.

Hình 5 - Cấu trúc 3: Hai cụm làm kín cho mỗi bộ phận làm kín có dòng ngăn chất lỏng

a) 3NC-BB, các cụm làm kín không tiếp xúc trong hệ lưng kề lưng

b) 3NC-FF, các cụm làm kín không tiếp xúc trong hệ mặt-đối-mặt

c) 3NC-FB, các cụm làm kín không tiếp xúc trong hệ mặt-đối-lưng

d) Định hướng mối nối nắp bít kín

CHÚ THÍCH: Để hiểu rõ mối nối, hãy xem 6.1.2.17, Bảng 1.

Hình 6 - Cấu trúc 3: Hai cụm làm kín cho mỗi bộ phận làm kín có dòng ngăn chất khí

a) Tiêu chuẩn (chi tiết mềm dẻo quay)

 b) Thay thế (chi tiết mềm dẻo tĩnh)

Hình 7 - Cấu trúc 1 cụm làm kín Kiểu A

a) Tiêu chuẩn (cụm các hộp xếp quay)

b) Thay thế (cụm các hộp xếp tĩnh)

Hình 8 - Cấu trúc 1 cụm làm kín Kiểu B

a) Tiêu chuẩn (cụm hộp xếp tĩnh)

b) Thay thế (cụm hộp xếp quay)

Hình 9 - Cấu trúc 1 cụm làm kín Kiểu C

5. Quy định chung

5.1. Đơn vị chịu trách nhiệm

Trừ trường hợp được quy định, nhà cung cấp bơm phải có đơn vị chịu trách nhiệm cho hệ thống làm kín nếu hệ thống làm kín được mua như một phần của hệ thống bơm. Nếu không được mua như một phần của hệ thống bơm, nhà cung cấp cụm làm kín phải có đơn vị chịu trách nhiệm cho hệ thống làm kín. Nhà cung cấp có đơn vị chịu trách nhiệm phải đảm bảo rằng tất cả các nhà cung cấp phụ tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Phụ lục E định rõ trách nhiệm phân chia của bơm và nhà cung cấp cụm làm kín.

5.2. Các kích thước

Khách hàng xác định xem dữ liệu, bản vẽ, các phụ tùng (bao gồm có cả các chi tiết lắp xiết), và thiết bị được cấp theo tiêu chuẩn này phải sử dụng đơn vị theo SI hay đơn vị theo US.

6. Yêu cầu thiết kế

6.1. Yêu cầu thiết kế chung (tất cả các loại)

6.1.1. Thông tin chung

6.1.1.1. Tất cả các cụm làm kín cơ khí, không quan tâm đến kiểu hoặc cấu trúc phải là thiết kế dạng hộp không có các ống lót móc vào.

TCVN 7633 (ISO 13709) yêu cầu bơm được thiết kế để có thể tháo rời cụm làm kín không làm ảnh hưởng đến bộ dẫn động. Nếu bơm đang được cải tiến mà không phải là kết cấu rút ra sau, cần phải được kiểm tra xác nhận rằng khoảng trống đầu trục (mặt trục) có thích hợp không.

  • 6.1.1.2 Nếu được quy định, chi tiết mềm dẻo tĩnh phải được cung cấp cho các cụm làm kín Kiểu A hoặc Kiểu B.

CHÚ THÍCH: Chi tiết mềm dẻo quay được lựa chọn là chi tiết tiêu chuẩn cho các cụm làm kín có cơ cấu đẩy vì nó cho phép sử dụng một cụm làm kín nhỏ hơn.

  • 6.1.1.3 Nếu được quy định, chi tiết mềm dẻo quay phải được cung cấp cho các cụm làm kín Kiểu C.

6.1.1.4. Hộp làm kín phải lắp một cơ cấu điều chỉnh (ví dụ như tấm điều chỉnh) đủ vững để tạo cho cụm có thể được đẩy hoặc kéo trong quá trình lắp, điều chỉnh hoặc tháo rời rô to mà không làm truyền tải trọng hướng kính hoặc dọc trục đến bề mặt làm kín.

6.1.1.5. Chi tiết mềm dẻo tĩnh phải được cấp nếu tốc độ bề mặt của mặt làm kín tại đường kính trung bình của mặt làm kín vượt quá 23 m/s (4500 ft/m in).

CHÚ THÍCH: Khi tốc độ tăng, chi tiết mềm dẻo của cụm làm kín chuyển động với tốc độ tương đối nhanh hơn để giữ cho các mặt làm kín được đóng lại. Tại tốc độ rất cao (và đối với cụm làm kín có các kích thước lớn), lực cần để giữ các mặt được làm kín trở nên lớn đến nỗi chúng ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của cụm làm kín.

Cần phải lưu ý khi yêu cầu các chi tiết mềm dẻo tĩnh nếu:

- đường kính cân bằng vượt quá 15 mm (4,5 in) (xem 6.1.1.7);

- có sự biến dạng của vỏ bơm hoặc tấm nắp đệm và sự chệch hàng do tải trọng ống, biến dạng nhiệt, biến dạng áp suất....;

- tính vuông góc của bề mặt lắp trong buồng làm kín với trục là không tốt, và bị trầm trọng thêm bởi tốc độ quay cao; hoặc

- yêu cầu về độ lệch bề mặt buồng làm kín được mô tả ở 6.1.2.13 không được đáp ứng (như được thấy với một số thiết kế bơm nhiều tầng, trục mảnh).

6.1.1.6. Tiêu chuẩn này không đề cập đến thiết kế các chi tiết tổ hợp của các cụm làm kín cơ khí; tuy nhiên, thiết kế và vật liệu các chi tiết tổ hợp phải phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể. Áp suất làm việc lớn nhất cho phép phải thích hợp với tất cả các chi tiết có được đề cập trong định nghĩa của vỏ bơm.

CHÚ THÍCH: Thông thường các cụm làm kín không được tính đến khi xem xét áp suất làm việc lớn nhất cho phép của bơm trong đó chúng được lắp:.

6.1.1.7. Nhà sản xuất cụm làm kín sẽ thiết kế các bề mặt làm kín và mức ổn định làm kín để giảm nhỏ nhất nhiệt phát ra ở mặt làm kín phù hợp với mục tiêu về tuổi thọ tối ưu được đề cập trong 4.2 và yêu cầu giới hạn phát thải. Điểm đo mức ổn định làm kín được nêu trong Hình 10.