6.12. Vật liệu
6.12.1. Quy định chung
- 6.12.1.1. Khách hàng phải quy định loại vật liệu cho các bộ phận của bơm. Bảng G.1 cung cấp các loại vật liệu có phạm vi sử dụng rộng. Các vật liệu thay thế khác được đề xuất bởi nhà cung cấp, bao gồm các loại vật liệu cải thiện tuổi thọ và tính năng làm việc cũng có thể được bao gồm trong đề xuất và được liệt kê trong tờ dữ liệu cuối cùng.
6.12.1.2. Đặc tính kỹ thuật của vật liệu của tất cả các bộ phận được liệt kê trong Bảng H.1 phải được nêu rõ trong đề xuất của nhà cung cấp. Các vật liệu được nhận biết bằng cách tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm mã vật liệu (xem hướng dẫn trong Bảng H.2 và H.3). Nếu không có tiêu chuẩn quốc tế về vật liệu, có thể sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia được quốc tế công nhận hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác. Nếu không có chỉ định nào, đặc tính vật liệu như tính chất vật lý, thành phần hóa học và yêu cầu thử nghiệm, phải được bao gồm theo đề xuất.
6.12.1.3. Đặc tính kỹ thuật vật liệu của tất cả các miếng đệm và vòng O tiếp xúc với chất lỏng được bơm phải được chỉ rõ trong đề xuất. Phải lựa chọn các vòng O và phạm vi ứng dụng phù hợp với TCVN 9736 (ISO 21049).
6.12.1.4. Các bộ phận bơm có yêu cầu về độ bền hoặc yêu cầu chịu áp lực phải được thiết kế là “hoàn toàn phù hợp” vật liệu trong Bảng H.1 và phải đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận. Đối với bất kỳ bộ phận nào khác (ví dụ, khả năng chống ăn mòn là quan tâm đầu tiên), khi đó chỉ cần thiết tuân theo đặc điểm về các thành phần hóa học. Vật liệu của các loại đường ống phụ trợ được cho trong 7,5.
- 6.12.1.5. Nhà sản xuất phải quy định các kiểm tra và các thử nghiệm tùy chọn và các quy trình kiểm tra là cần thiết để đảm bảo vật liệu thỏa mãn được các yêu cầu. Khách hàng yêu cầu thêm các thử nghiệm và kiểm tra bổ sung nếu cần thiết, đặc biệt là đối với vật liệu được sử dụng cho các bộ phận ở chế độ làm việc đặc biệt phải do khách hàng quy định. Các thử nghiệm và kiểm tra được quy định bởi khách hàng phải được ghi rõ trong mục lưu lý của tờ dữ liệu thông số (Phụ lục N).
6.12.1.6. Vật liệu chế tạo bơm phù hợp với Bảng H.1. Vật liệu gang (Cấp I-1 hoặc I-2 trong Bảng H.1) có thể được đưa ra đối với các ứng dụng có áp suất làm việc lớn nhất cho phép không vượt quá 1725 kPa (17,25 bar; 250 psi)(xem 6.3.5).
6.12.1.7. Nếu các bộ phận bằng thép không rỉ austenic được chế tạo, được tôi cứng, thấm các bon hoặc được sửa chữa bằng phương pháp hàn, làm việc ở điều kiện có sự ăn mòn, chúng phải được chế tạo bằng thép các bon thấp hoặc cấp thép ổn định.
CHÚ THÍCH: Các bề mặt thấm hoặc tôi cứng có hàm lượng các bon hơn 0,10 % cũng dễ bị ăn mòn nếu được chế tạo bằng thép không rỉ austenic các bon thấp hoặc cấp thép ổn định trừ khi được phủ một lớp mỏng không phải nhạy cảm với sự ăn mòn.
- 6.12.1.8. Nếu được quy định, nhà cung cấp phải có chứng chỉ vật liệu bao gồm các phân tích thành phần hóa chất và các tính chất cơ học ở nhiệt độ mà vật liệu sử dụng đối với các vỏ chứa áp và rèn chịu áp lực, bánh công tác và các trục. Trừ trường hợp được quy định, các khớp nối ống, các đường ống phụ trợ, và bulông không nằm trong yêu cầu này.
- 6.12.1.9. Khách hàng phải quy định bất kỳ chất ăn mòn hoặc mài mòn (bao gồm số lượng tạp chất) có trong chất lỏng và trong môi trường làm việc, bao gồm các chất có thể gây ra sự ăn mòn tạo nứt vỡ, ăn mòn ứng suất hoặc phá hỏng khả năng đàn hồi.
CHÚ THÍCH 1: Các chất điển hình được quan tâm là hydro sunfua, amin, clo, brom, lođua, xyanua, flo, axit naphthenic, axit polythionic. Các chất hóa học khác ảnh hưởng đến độ đàn hồi bao gồm xê tôn, oxit etytic, natri hydroxit, mêtanon, benzene và các chất có khả năng hòa tan.
CHÚ THÍCH 2: Nếu do có trong chất lỏng với hàm lượng trên 10 mg/kg (10 ppm), khi đó cần thiết phải có các cảnh báo khi dùng thép không gỉ.
- 6.12.1.10. Nếu được quy định, cần có lớp phủ theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp phải được áp dụng đối với bánh công tác, và các bộ phận tiếp xúc với chất lỏng khác để giảm thiểu ăn mòn và cải thiện hiệu suất. Nếu sử dụng lớp phủ trên các bộ phận quay, cần tiến hành cân bằng chi tiết ngay sau khi phủ. Quy trình cân bằng và lớp phủ các bộ phận quay phải được thống nhất giữa khách hàng và nhà sản xuất. Sử dụng mục lưu ý trong tờ dữ liệu thông số kỹ thuật (Phụ lục N) để thể hiện những yêu cầu khi sử dụng lớp phủ.
Các bộ phận quay phải được tiến hành cân bằng trước khi lớp phủ để giảm thiểu các hiệu chỉnh cân bằng đến các vùng đã được phủ. Bằng cách giảm thiểu vùng được phủ, không yêu cầu tiến hành hiệu chỉnh sau khi sửa chữa lớp phủ.
6.12.1.11. Nếu sử dụng các bộ phận tiếp xúc, như là: vít cấy, đai ốc bằng thép không gỉ austenic hoặc vật liệu với các xu hướng mòn do ma sát tương tự, chúng phải được bôi trơn kết hợp với vật liệu chống bó kẹt tương thích với vật liệu và chất lỏng sử dụng được quy định.
CHÚ THÍCH: Giá trị tải trọng mômen xoắn yêu cầu để đạt được tải trọng ban đầu cần thiết thay đổi tùy thuộc vào chất bôi ren.
- 6.12.1.12. Khách hàng phải quy định hàm lượng hơi H2S cho phép ở điều kiện làm việc thông thường, khởi động, dừng máy, không tải, không ổn định, và các chế độ làm việc bất thường khác như chế độ tái sinh xúc tác.
Trong nhiều ứng dụng, chỉ với một lượng nhỏ hơi H2S cũng đủ để phải yêu cầu các vật liệu chống rạn nứt do ứng suất sulfua. Nếu biết rõ lượng H2S hoặc bất kỳ sự không chắc chắn về lượng H2S, khách hàng phải xem xét quy định các yêu cầu về loại vật liệu giảm độ cứng.
- 6.12.1.12.1. Khách hàng phải quy định rõ nếu yêu cầu các loại vật liệu giảm độ cứng
6.12.1.12.2. Nếu vật liệu giảm độ cứng được quy định trong 6.12.1.12.1, chúng phải được cung cấp theo NACE MR 0103.
CHÚ THÍCH: NACE MR 0103 được áp dụng cho các thiết bị lọc dầu, các nhà máy LNG và các nhà máy hóa chất: NACE MR 0103 áp dụng cho các vật của các đối tượng có khả năng rạn nứt do ứng suất sulfua.
- 6.12.1.12.3. Nếu được quy định, các vật liệu được giảm độ cứng được cung cấp phải phù hợp với ISO 15156-1.
CHÚ THÍCH 1: Đối với mục đích của điều mục này, ANSI/NACE MR 0175 tương tự với ISO 15156-1.
CHÚ THÍCH 2: ISO 15156 (tất cả các phần) tương đương ANSI/NACE MR 0175, áp dụng cho vật liệu có khả năng bị rạn nứt do ứng suất sulfua và do trong các thiết bị sản xuất khí, dầu và nhà máy khử lưu huỳnh trong khí thiên nhiên.
6.12.1.12.4. Nếu các vật liệu được giảm độ cứng được quy định, kim loại màu không có trong ANSI/NACE MR0103 hoặc ISO 15156-1 (ANSI/NACE MR0175) phải yêu cầu có giới hạn dẻo không vượt quá 620 N/mm2(90 000 psi) và độ cứng không vượt quá HRC 22. Nếu cần thiết, các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp hàn phải được nhiệt luyện sau hàn, nếu được yêu cầu, để đảm bảo rằng cả mối hàn và các vùng bị ảnh hưởng nhiệt đáp ứng các yêu cầu về giới hạn dẻo và độ cứng.
CHÚ THÍCH: Đối với mục đích của điều mục này, ANSI/NACE MR 0175 tương đương với ISO 15156-1.
6.12.1.12.5. Nếu các vật liệu giảm độ cứng được quy định, ít nhất các chi tiết sau phải được giảm độ cứng.
- a) vỏ chịu áp suất;
- b) trục (bao gồm đai ốc trục hàn);
- c) các bộ phận cụm làm kín cơ khí giữ áp suất (ngoại trừ vòng làm kín và vòng ăn khớp);
- d) bu lông được hàn;
- e) các con lăn (trục lăn);
Các bộ phận vỏ bên trong bơm vỏ kép chịu nén, như là các ống loe, thì không được xem xét là các bộ phận vỏ áp suất.
- 6.12.1.12.6. Các vòng bạc mòn bánh công tác thay thế cần thiết đạt độ cứng thể tích trên HRC 22 để bơm vận hành bình thường phải không được sử dụng nếu các vật liệu được giảm độ cứng được quy định. Các bánh công tác phải được phủ hoặc được làm cứng bề mặt hoặc có các bạc mòn thay thế. Nếu khách hàng chấp thuận, thay cho việc cung cấp các bạc chịu mòn thay thế, các bề mặt chịu mòn có thể được làm cứng bề mặt hoặc được làm cứng bằng một lớp phủ bảo vệ phù hợp.
6.12.1.13. Các thép các bon thấp dễ bị cào xước và dễ bị gãy giòn, ngay cả ở nhiệt độ (phòng) môi trường. Do đó, chỉ có thép hàm lượng các bon cao, thép thường hóa cho tới các loại thép hợp kim được sử dụng.
6.12.1.14. Nếu các vật liệu khác nhau với các độ chênh lệch thế điện hóa khác nhau đáng kể được đặt tiếp xúc trong dung dịch điện phân, có thể tạo cặp điện cực dẫn đến sự ăn mòn nghiêm trọng của vật liệu ít trơ hơn. Nhà cung cấp phải lựa chọn các vật liệu để tránh điều kiện ăn mòn điện phân. Khi không thể tránh được các tình huống như vậy, khách hàng và nhà cung cấp phải thỏa thuận trong việc lựa chọn vật liệu và các biện pháp phòng ngừa cần thiết khác. Xem tài liệu tham khảo [89] về việc lựa chọn vật liệu phù hợp với các tình huống trên.
6.12.1.15. Các thân ổ trục, các thân ổ trục mang tải và khung đỡ giữa vỏ bơm hoặc đầu và thân ổ trục phải là vật liệu thép ngoại trừ các bơm có cấu kết tuân theo Bảng H.1 Cấp I-1 hoặc I-2. Các trụ đỡ cho các bơm trục đứng có sử dụng các ổ chặn trong bộ dẫn động để đỡ trục phải là vật liệu thép.
6.12.2. Đúc
6.12.2.1. Các bề mặt của chi tiết đúc phải được làm sạch bằng phun cát, phun bi, làm sạch bằng hóa chất hoặc bằng các phương pháp tiêu chuẩn khác để đáp ứng các yêu cầu bằng mắt thường của MSS SP-55. Các ba via ở mép và miệng lỗ phải được cắt phoi, được giũa hoặc được làm nhẵn bề mặt.
6.12.2.2. Phải hạn chế sử dụng các đồ gá trong công nghệ đúc áp lực. Các đồ gá phải sạch và không bị ăn mòn (cho phép mạ tráng bề mặt) và có cấu trúc vật liệu phù hợp với lớp công nghệ đúc. Các đồ gá không được sử dụng trong đúc bánh công tác.
6.12.2.3. Các chi tiết đúc như bánh công tác và vỏ chịu áp suất bằng kim loại màu không được sửa chữa bằng phương pháp hàn, rèn bằng búa, vá kín, đốt nóng ngoại trừ trường hợp được cho phép sau đây:
a) Các lớp có thể hàn của việc chi tiết thép đúc có thể được sửa chữa bằng phương pháp hàn phù hợp với 6.12.3. Việc sửa chữa bằng phương pháp hàn phải được kiểm tra theo cùng tiêu chuẩn chất lượng được sử dụng để kiểm tra việc đúc.
b) Các chi tiết gang đúc có thể được sửa chữa bằng phương pháp vá trong giới hạn đặc điểm kỹ thuật của vật liệu áp dụng. Các lỗ được khoan cho các đầu vòi phải được kiểm tra cẩn thận, sử dụng thẩm thấu chất lỏng, để đảm bảo loại bỏ tất cả các vật liệu có lỗi. Việc sửa chữa mà không nằm trong đặc điểm kỹ thuật của vật liệu phải tuân theo sự chấp thuận của khách hàng.
6.12.2.4. Không được sử dụng các phương pháp bịt kín, hàn, hoặc lắp ráp để làm kín hoàn toàn.
- 6.12.2.5. Nếu được quy định, đối với việc sửa chữa vỏ đúc được thực hiện trong xưởng của nhà cung cấp, quy trình sửa chữa bao gồm cả sơ đồ hàn phải được sự chấp thuận của khách hàng. Khách hàng phải xác định nếu được yêu cầu trước khi tiến hành quá trình sửa chữa. Việc sửa chữa được thực hiện ở giai đoạn đúc phải được kiểm soát bởi đặc điểm kỹ thuật vật liệu đúc (đặc điểm kỹ thuật sản xuất).
6.12.2.6. Đúc các chi tiết chứa áp bằng vật liệu thép có mức các bon thấp phải được cung cấp trong điều kiện bình thường và nung nóng hoặc trong điều kiện nhúng nước và nung nóng.
6.12.3. Hàn
- 6.12.3.1. Hàn và việc sửa chữa bằng phương pháp hàn phải được thực hiện bởi thợ hàn và phù hợp với quy trình chất lượng theo các yêu cầu của Bảng 11. Các tiêu chuẩn thay thế khác có thể được nhà cung cấp đưa ra khi có chấp thuận của khách hàng. Việc hàn và kiểm tra vật liệu trên tờ dữ liệu thông số kỹ thuật trong Phụ lục N có thể sử dụng.
Bảng 11 - Các yêu cầu hàn
Yêu cầu | Mã áp dụng hoặc tiêu chuẩn áp dụng |
Chứng chỉ thợ hàn/người vận hành | ASME BPVC IX hoặc ISO 9606 (tất cả các phần). |
Chứng chỉ quy trình hàn | Đặc điểm kỹ thuật vật liệu sử dụng hoặc trong trường hợp mà quy trình hàn không được bao hàm bởi đặc điểm kỹ thuật vật liệu, ISO 15609 (tất cả các phần), ASME BPVC IX hoặc ANSI/ASME B31.3. |
Kết cấu hàn không giữ áp lực, như các tấm đế hay giá đỡ kim loại | ISO 10721-2. |
Kiểm tra hạt từ tính hoặc thẩm thấu chất lỏng ở các mối hàn | ASME BPVC Vlll, Phần 1, UG-93 (d) (34). |
Xử lý nhiệt sau khi hàn | Đặc điểm kỹ thuật vật liệu sử dụng, EN 13445- 4, ASME BPVC VIII, Phần 1, UW 40, hoặc ANSI/ASME B31.3. |
Xử lý nhiệt sau hàn đối với các vỏ chế tạo bằng phương pháp hàn | Đặc điểm kỹ thuật vật liệu sử dụng, EN 13445- 4, ASME BPVC VIII, Phần 1. |
CHÚ THÍCH: Đối với mục đích của điều mục này, ANSI/AWS D1.1/D1.1 M tương đương với ISO 110721-2.
6.12.3.2. Nhà cung cấp phải có trách nhiệm kiểm tra lại tất cả công việc sửa chữa và sửa chữa bằng phương pháp hàn để đảm bảo xử lý nhiệt hợp lý và kiểm tra không phá hủy để đảm bảo sự kín khít của mối hàn và phù hợp với quy trình chứng nhận chất lượng áp dụng (xem 6.12.3.1 và 8.2.2.1).
6.12.3.3. Vỏ chứa áp lực làm từ vật liệu rèn hoặc sự kết hợp của vật liệu rèn và vật liệu đúc phải phù hợp với điều kiện được quy định trong a) đến d) như sau. Các yêu cầu này không áp dụng cho vỏ vòi phun và các mối nối phụ trợ. Xem 6.12.3.4.
a) Các bề mặt của các mối hàn dễ bị ảnh hưởng phải được kiểm tra bằng hạt từ hoặc thẩm thấu chất lỏng ngay sau khi cắt phôi lại hoặc đục khoét, và ngay sau khi xử lý nhiệt sau hàn hoặc, đối với thép không rỉ austenic, sau khi ủ dung dịch rắn.
b) Các mối hàn của bộ phận chứa áp lực bao gồm các mối hàn của vỏ với các chỗ nối hướng tâm và các chỗ nối hướng trục mặt bích phải là các mối hàn ngấu hoàn toàn.
c) Nếu sự ổn định kích thước của bộ phận vỏ được yêu cầu để cho khả năng vận hành của bơm, việc xử lý nhiệt sau hàn phải được thực hiện không quan tâm đến độ dày.
d) Các mép hàn phải được kiểm tra bằng hạt từ hoặc việc kiểm tra thẩm thấu chất lỏng như yêu cầu theo tiêu chuẩn thừa nhận quốc tế, ví dụ ASME BPVC phần VIII, đoạn 1, UG-93 (d) (3).
6.12.3.4. Các mối nối được hàn với vỏ chịu áp suất phải được lắp đặt như quy định từ a) đến e) như sau:
a) Việc gắn của vòi hút và xả phải được hàn bằng phương pháp hàn nóng chảy hoàn toàn, thẩm thấu chất lỏng hoàn toàn sử dụng mối hàn cổ bích. Không được sử dụng các loại kim loại khác với bộ phận hàn.
b) Việc hàn các ống phụ trợ với vỏ thép hợp kim phải là vật liệu có các đặc tính danh nghĩa giống với vật liệu vỏ hoặc phải là thép không gỉ austenic cacbon thấp. Các vật liệu khác phù hợp với vật liệu vỏ và điều kiện làm việc có thể được sử dụng với sự chấp thuận của khách hàng.
c) Việc xử lý nhiệt sau hàn nếu được yêu cầu phải được tiến hành ngay sau khi hàn hoàn thành, bao gồm cả hàn các đường ống.
d) Nếu được quy định, các thiết kế mối nối được yêu cầu phải được khách hàng chấp thuận trước khi sản xuất. Bản vẽ kỹ thuật phải thể hiện các thiết kế mối hàn, kích cỡ, vật liệu và việc xử lý nhiệt trước và sau khi hàn.
e) Các mối hàn ống xả và hút phải được kiểm tra bằng hạt từ hoặc việc kiểm tra thẩm thấu chất lỏng ngay sau khi cắt phôi lại hoặc đục khoét, và ngay sau khi xử lý nhiệt sau hàn hoặc với thép không gỉ austenic, sau khi ủ dung dịch rắn. Khách hàng phải quy định nếu các kiểm tra bổ sung sau đây phải được thực hiện:
1) Kiểm tra bằng hạt từ hoặc kiểm tra bằng thẩm thấu chất lỏng của các mối hàn nối phụ trợ.
2) Kiểm tra bằng siêu âm hoặc bằng tia X bất kỳ mối hàn nào trên vỏ.
6.12.4. Thiết bị có nhiệt độ thấp
- 6.12.4.1. Khách hàng phải quy định nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất cho bơm mà tại đó bơm làm việc. Nhiệt độ này phải được sử dụng để tạo lập các thử nghiệm về va đập. Thông thường, nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ nhỏ nhất của môi trường xung quanh hoặc nhiệt độ nhỏ nhất của chất lỏng được bơm. Tuy nhiên khách hàng có thể quy định nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất dựa vào các đặc tính chất lỏng của bơm ví dụ như hiện tượng tự đóng băng khi áp suất bị giảm.
6.12.4.2. Để tránh sự gãy giòn, các vật liệu của cấu trúc cho thiết bị làm việc ở nhiệt độ thấp phải phù hợp với nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất phù hợp với các mã số và các yêu cầu cụ thể khác. Khách hàng và nhà sản xuất phải thống nhất các phòng ngừa cần thiết cụ thể liên quan đến các điều kiện có thể xảy ra trong khi vận hành, bảo dưỡng, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm.
Sự phù hợp của vật liệu cho ứng dụng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ gây gẫy giòn bị ảnh hưởng bởi việc lựa chọn phương pháp sản xuất cũng như quy trình hàn. Ứng suất tính toán cho phép của các vật liệu kim loại được công bố trong các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ASME BPVC và ANSI, được dựa vào độ bền kéo nhỏ nhất. Một vài tiêu chuẩn không khác giữa vật liệu thông thường và cán nóng không nặng, nửa nặng, nặng đầy đủ, một vài tiêu chuẩn cũng không tính đến liệu mà vật liệu này được sản xuất dưới quy trình kỹ thuật hạt mịn hoặc hạt thô. Do đó nhà cung cấp nên thận trọng khi lựa chọn vật liệu, phương pháp sản xuất và các quy trình hàn cho các bộ phận có dự định làm việc ở nhiệt độ dưới 40 °C (100 °F).
- 6.12.4.3. Khách hàng phải quy định tiêu chuẩn EN 13445 (tất cả các phần) hoặc ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1 phải áp dụng với điều liên quan đến các yêu cầu thử nghiệm về va đập.
6.12.4.4. Độ dày điều chỉnh được sử dụng để xác định về yêu cầu thử nghiệm va đập phải lớn hơn các giá trị sau đây:
a) độ dày danh nghĩa của mối hàn tiếp lớn nhất;
b) phần danh nghĩa lớn nhất đối với bộ phận chứa áp suất, ngoại trừ:
1) các phần kết cấu đỡ như là chân hoặc là chốt;
2) các phần được làm dày hơn để tăng độ cứng để giảm độ võng của trục;
3) các phần kết cấu được yêu cầu để gắn hoặc lắp thêm các bộ phận cơ khí như áo nước hoặc buồng làm kín.
c) một trong bốn chiều dày bản đế bao gồm bề dày bản đế của vỏ bơm tách dọc trục (với sự thừa nhận rằng ứng suất bản đế không phải là ứng suất màng).
6.12.4.5. Nếu ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1 được quy định (xem 6.12.4.3), phải áp dụng các ứng dụng sau đây:
a) Tất cả thép chịu áp được sử dụng ở nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất dưới -29 °C (-20 °F) phải có một thử nghiệm va đập Chapy V đối với kim loại gốc và mối hàn, trừ thì chúng được miễn theo ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1, UHA-51.
b) Các bộ phận chịu áp bằng thép cacbon và thép hợp kim thấp sử dụng ở nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất quy định giữa -30 °C (-20 °F) và 40 °C (100 °F) phải yêu cầu thử nghiệm va đập như sau.
- Không yêu cầu việc thử nghiệm va đập đối với các bộ phận có độ dày 25 mm (1 in) hoặc nhỏ hơn.
- Việc miễn thử va đập đối với các bộ phận có độ dày lớn hơn 25 mm (1 inch) phải được thiết lập theo ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1, UCS-66. Nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất không yêu cầu thử va đập có thể bị giảm xuống như được thể hiện trong hình UCS-66.1. Nếu vật liệu không được miễn thử va đập, kết quả thử về va đập Chapy V phải đáp ứng các yêu cầu về năng lượng va đập nhỏ nhất của ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1, UG-84.
6.13. Tấm nhãn và mũi tên quay
6.13.1. Một tấm nhãn phải được gắn an toàn ở vị trí dễ nhìn dễ đọc trên thiết bị và trên bất kỳ chi tiết chính nào của thiết bị phụ trợ.
6.13.2. Tấm nhãn phải được ghi với các thông tin sau, bằng các đơn vị phù hợp với các tờ dữ liệu:
a) số chi tiết của khách hàng;
b) số mẫu và kích cỡ của nhà cung cấp;
c) số hiệu bơm;
d) lưu lượng định mức;
e) định mức đầu;
f) áp lực thử thủy tĩnh vỏ;
g) tốc độ;
h) số nhận biết của nhà sản xuất ổ đỡ (nếu áp dụng);
i) áp suất làm việc cho phép lớn nhất (MAWP);
j) tiêu chuẩn nhiệt độ cho MAWP.
6.13.3. Ngoài việc ghi thông tin trên tấm nhãn, số hiệu bơm phải được đánh dấu rõ ràng và cố định trên vỏ bơm
6.13.4. Mũi tên quay phải được đúc liền gắn vào chi tiết chính của thiết bị quay ở vị trí dễ nhìn dễ đọc.
6.13.5. Tấm nhãn và mũi tên quay (nếu được gắn vào) phải được làm bằng thép không rỉ austenic hoặc bằng hợp kim đồng-niken (tương tự với Monel15)). Chốt gắn phải được làm bằng vật liệu giống như tấm nhãn hoặc mũi tên quay. Không được phép dùng phương pháp hàn để gắn tấm nhãn hoặc mũi tên quay.
7. Các phụ kiện
7.1. Bộ dẫn động
7.1.1. Bộ dẫn động phải có kích cỡ phù hợp với các quy định về mức vận hành lớn nhất, bao gồm ổ trục, cụm làm kín cơ khí, bánh răng ăn khớp ngoài, và tổn thất khớp nối, nếu áp dụng và phải phù hợp với các đặc tính kỹ thuật, như đã đề cập trong các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, tờ dữ liệu và đơn đặt hàng. Bộ dẫn động phải phù hợp để thỏa mãn vận hành theo điều kiện sử dụng và điều kiện hiện trường được quy định.
7.1.2. Bộ dẫn động phải có kích cỡ ăn khớp đáp ứng được với các thông số làm việc thay đổi, ví dụ như các thay đổi về áp suất, nhiệt độ, hoặc tính chất về quy định của bôi trơn chất lỏng, cũng như các quy định đặc biệt về khởi động.
7.1.3. Trừ trường hợp được quy định, đối với các bộ phận hệ thống dẫn động phải có khối lượng lớn hơn 250 kg (500 Ib), chân đế của thiết bị phải được gắn vít hãm thẳng đứng.
7.1.4. Động cơ phải có công suất danh định ghi trên tấm nhãn, trừ việc bảo dưỡng(nếu có thể), ít nhất phải tương đương với tỷ lệ phần trăm của công suất tại điều kiện bơm định mức được cho trong Bảng 12. Tuy nhiên, công suất tại các điều kiện định mức phải không được vượt quá công suất danh định ghi trên tấm nhãn của động cơ. Công suất định mức nhỏ nhất có thể chấp nhận của động cơ là 4 kW (5 hp). Nếu yêu cầu này làm tăng kích thước không cần thiết của động cơ, cần xem xét một đề xuất thay thế phải được sự chấp thuận của khách hàng.
Bảng 12 - Công suất định mức cho dẫn động động cơ
Công suất định mức ghi trên tấm nhãn | Tỷ lệ phần trăm công suất định mức của bơm % | |
kW | hp | |
< 22 22 đến 55 > 55 | < 30 30 đến 75 > 75 | 125 115 110 |
- 7.1.5. Khách hàng phải quy định loại động cơ, đặc tính và thiết bị phụ trợ, bao gồm:
a) đặc tính dòng điện;
b) điều kiện khởi động (bao gồm điện áp có thể bị sụt giảm khi khởi động);
c) loại vỏ bọc;
d) mức áp suất âm thanh;
e) phân loại vùng, dựa theo IEC 60079 hoặc API RP 500;
f) loại vật liệu cách điện;
g) hệ số làm việc được yêu cầu;
h) nhiệt độ môi trường và độ cao so với mặt biển;
i) tổn thất truyền động;
j) cảm biến nhiệt độ, cảm biến rung và thiết bị làm nóng, nếu được yêu cầu;
k) giới hạn rung cho phép;
l) đáp ứng theo TCVN 6627-1 (IEC 60034-1), TCVN 6627-2-1 (IEC 60034-2-1), ANSI/API Std 541; API Std 547 hoặc IEEE 841.
7.1.6. Trừ trường hợp được quy định, động cơ phải có khả năng làm tăng tốc độ của bơm đến tốc độ định mức ở 80 % điện áp chống lại việc van xả bị đóng.
Một vài bơm được trang bị mạch phân dòng, trong trường hợp đó phải áp dụng điều kiện vận hành thay thế.
7.1.7. Trừ trường hợp được quy định, động cơ của bơm trục đứng phải có trục kiên cố. Nếu ổ chặn của bơm nằm trong động cơ, động cơ phải đạt dung sai của trục và đế cho phép được cho trong Hình 36.
15) Moneltm là một ví dụ về sản phẩm phù hợp sẵn có thương mại. Thông tin được đưa ra để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này và sản phẩm không cần xác minh bởi ISO.