Giỏ hàng

Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - cấp I - Phần 10

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

Phụ lục C

(Quy định)

Thư hỏi đặt hàng, đề nghị, đơn đặt hàng

C.1 Thư hỏi đặt hàng

Thư hỏi đặt hàng bao gồm tờ dữ liệu với các thông tin kỹ thuật được chỉ dẫn bằng .

C.2 Bản đề nghị

Bản đề nghị phải bao gồm các thông tin kỹ thuật sau:

- Tờ dữ liệu có đầy đủ các thông tin được chỉ dẫn bằng "X";

- Bản vẽ biên hình sơ bộ;

- Bản vẽ mặt cắt ngang điển hình;

- Đường đặc tính.

C.3 Đơn đặt hàng

Đơn đặt hàng phải bao gồm các thông tin kỹ thuật sau:

- Tờ dữ liệu có đầy đủ thông tin;

- Tài liệu theo yêu cầu.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Tài liệu sau đơn đặt hàng

D.1 Phải cung cấp cho khách hàng số lượng đã thỏa thuận của các bản tài liệu đã được chứng nhận sau tại thời điểm thỏa thuận.

Phải thỏa thuận bất cứ phương thức hoặc dạng tài liệu đặc biệt nào.

D.2 Thông thường tài liệu gồm có

- Tờ dữ liệu;

- Bản vẽ biên hình có kích thước;

- Sách hướng dẫn bao gồm thông tin về lắp đặt, chuẩn bị cho lần khởi động đầu tiên, vận hành, dừng máy, bảo dưỡng (kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa) bao gồm các bản vẽ mặt cắt ngang với danh mục các chi tiết, các dung sai cho vận hành v.v...và nếu cần thiết là hướng dẫn đặc biệt về các điều kiện vận hành riêng;

- Đường đặc tính;

- Danh mục các chi tiết dự phòng.

D.3 Tài liệu phải được nhận dạng rõ ràng bi:

- Số điều khoản;

- Số của đơn đặt hàng của khách hàng;

- Số của nhà sản xuất/nhà cung cấp cho đơn đặt hàng.

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Sự dịch chuyển đỉnh (cực đại)

Quan hệ giữa biên độ, tần số và tốc độ rung được cho trong Hình E.1.

CHÚ THÍCH: Đồ thị này dùng để hướng dẫn, nó chỉ ra quan hệ tại bất cứ tần số riêng biệt nào trong khi các phép đo rung khốc liệt bao quát cả một dải tần số.

Hình E.1 - Biên độ đơn A là một hàm số của tốc độ quay đối với các giá trị quân phương (rms) khác nhau của tốc độ (đối với định nghĩa của rms, xem ISO 2372)

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Các ví dụ về bố trí vòng bít

Các hình vẽ sau chỉ ra nguyên tắc bố trí các vòng bít và không quy định chi tiết về kết cấu của các vòng bít này.

F.1 Vòng bít mềm 2) (P)

F.2 Vòng bít cơ khí đơn 2) (S)

Các vòng bít này có thể là loại:

a) Thường không được cân bằng (U) (như trên hình vẽ) hoặc được cân bằng (B) hoặc hộp xếp (Z).

b) Có hoặc không có sự tuần hoàn hoặc phun vào các bề mặt được bít kín;

c) Có hoặc không có ống lót đệm.

F.3 Nhiều vòng bít cơ khí 2 )(D)

Mỗi một hoặc cả hai các vòng bít này có thể là loại không được cân bằng (như trên hình vẽ ) hoặc được cân bằng.

F.4 Bố trí tôi (Q) đối với vòng bít mềm, vòng bít cơ khí đơn và nhiều vòng bít cơ khí 1)

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Bố trí đường ống cho vòng bít

Các hình vẽ sau chỉ ra nguyên tắc bố trí đường ống cho các vòng bít và không quy định chi tiết về kết cấu của đường ống này.

1) Phía bên trái của các hình vẽ chỉ ra phía bơm, phía bên phải có các hình vẽ là phía khí quyển