Giỏ hàng

TCVN 10273-1:2013 - Phần 4

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

TÍNH TOÁN HỆ SỐ HIỆU QUẢ MÙA LÀM LẠNH TỔNG (TCSPF)

B.1. Yêu cầu chung

Phần phụ lục này áp dụng cho thiết bị chỉ làm lạnh, thiết bị làm lạnh có sưởi bổ sung và thiết bị có khả năng đảo chiều.

B.2. Phương pháp đo điện năng tiêu thụ trong chế độ không hoạt động

Thiết bị vẫn được kết nối với nguồn điện sau 6 h ngắt máy. Điều kiện nhiệt độ trong nhà và ngoài trời là bằng 20 oC. Điện năng tiêu thụ được đo sau một giờ khi các điều kiện nhiệt độ đạt cân bằng. Thử nghiệm tương tự được lặp lại với điều kiện nhiệt độ 5 oC, 10 oC và 15 oC với thời gian ổn định là 2 h cho mỗi phép thử. Như một trường hợp tham khảo, giá trị điện năng tiêu thụ sẽ được nhân với trọng số trong Bảng B.1 sau đó tích phân để tính ra lượng điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động, Pia. Việc tính toán công suất không hoạt động có thể cũng phải tính đến ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết và chương trình vận hành.

CHÚ THÍCH: Nếu kết quả của các phép thử ở nhiệt độ 20 oC và 5 oC cho sai số trong khoảng 5 % hoặc 1 W thì các phép thử ở 15 oC và 10 oC là không bắt buộc. Giá trị trung bình của các kết quả này được sử dụng cho bốn điều kiện nhiệt độ xem xét

Bng B.1 - Trọng s mặc định để xác định điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động tham khảo

Điều kiện nhiệt độ

5 oC

10 oC

15 oC

20 oC

Trọng số

0,05

0,13

0,27

0,55

Năng lượng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động (IAEC) được xác định theo công thức (B.1)

CIAE = Hia x Pia

(B.1)

Trong đó

CIAE là điện năng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động;

Hia là số giờ ở chế độ không hoạt động được cho trong Bảng B.2;

Pia là khối lượng điện năng tiêu thụ trung bình.

B.3. Tính toán hệ số hiệu quả làm lạnh toàn mùa tổng (THSPF)

Hệ số hiệu quả làm lạnh toàn mùa tổng (TCSPF), FTCSP, được tính toán bằng công thức (B.2)

FTCSP = LCST/(CCSE + CIAE ) (B.2)

Việc tính toán LCST và CCSE theo nội dung chính của tiêu chuẩn này.

Năng lượng tiêu thụ ở chế độ không hoạt động (IAEC), CIAE, được tính bằng công thức (B.1).

Số giờ mặc định ở các chế độ để tính toán hệ số hiệu quả mùa làm lạnh tổng tham chiếu được cho trong Bảng B2. Việc tính toán hệ số hiệu quả mùa làm lạnh tổng cũng cần phải kể đến ảnh hưởng số giờ phân phối ở chế độ khác.

Bảng B.2 - Số gi mặc định ở các chế độ để tính toán hệ số hiệu quả mùa làm lạnh tổng tham khảo

Thiết bị

Chế độ hoạt động,

(h)

Chế độ không hoạt động,

(h)

Chết độ ngắt kết nối,

(h)

Chỉ làm lạnh

1817

4077

2866

Làm lạnh kết hợp sưởi bổ sung

1817

(Số giờ sưởi: 2866)

4077

0

Đảo chiều

1817

((Số giờ sưởi: 2866)

4077

0

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ TÍNH TOÁN HỆ SỐ SUY GIẢM CỦA LÀM VIỆC THEO CHU KỲ

C.1. Thử nghiệm làm lạnh ở độ m thấp và thử nghiệm làm lạnh theo chu kỳ

Thử nghiệm làm lạnh ở độ ẩm thấp và thử nghiệm làm lạnh theo chu kỳ phải được thực hiện theo Phụ lục A của TCVN 6576 (ISO 5151), Phụ lục B TCVN 6577 (ISO 13253) và TCVN 9981 (ISO 15042) cũng như qui định trong C.2.

Điều kiện thử đối với phép thử làm lạnh theo chu kỳ được cho trong Bảng B.1.

Bảng C.1 -Điu kiện nhiệt độ và độ m đối với phép thử làm lạnh theo chu kỳ

Thử nghim

Nhit độ trong nhà,

(oC)

Nhiệt độ ngoài trời,

(oC)

Bầu khô

Bầu ướt

Bầu khô

Bầu ướt

Thử nghiệm A

Ổn định, giàn khô

27

13,9 hoặc nhỏ hơn

29

-

Thử nghiệm B

Chu kỳ, giàn khô

27

13,9 hoặc nhỏ hơn

29

-

CHÚ THÍCH 1: Không khí đi vào thiết bị phải có hàm lượng ẩm đủ thấp để không tạo ngưng tụ trên giàn lạnh. (Khuyến cáo sử dụng nhiệt độ bầu ướt trong phòng là 13,9 hoặc nhỏ hơn).

CHÚ THÍCH 2: Giữ chênh lệch áp suất tĩnh giữa các vòi phun hoặc áp suất động trong giai đoạn bật (ON) bằng hiệu áp suất hoặc áp suất động đo được trong suốt thử nghiệm A.

Thời gian của giai đoạn bật (ON) và tắt (OFF) trong phép thử làm việc theo chu kỳ được cho trong Bảng C.2.

Bng C.2 - Thời gian của giai đoạn ON và OFF trong phép thử làm việc theo chu kỳ

Kiểu thiết bị

Chế độ làm việc

Khoảng thời gian

(min)

1 chu kỳ

(min)

ON

OFF

Kiểu có năng suất cố định

Năng suất lạnh đầy tải

6

24

30

Kiểu có năng suất hai cấp

Năng suất lạnh tải nhỏ nhất

6

24

30

Kiểu có năng suất nhiều cấp

Năng suất lạnh tải nhỏ nhất hoặc

Năng suất lạnh nửa tảia

6

24

30

Kiểu có năng suất vô cấpb

Năng suất lạnh tải nhỏ nhất hoặc

Năng suất lạnh nửa tảia

12

48

60

a Nếu không đo được ở chế độ làm việc ổn định năng suất lạnh tải nhỏ nhất thì phải thực hiện phép thử chu kỳ ở năng suất lạnh nửa tải.

b Đối với thiết bị kiểu năng suất lạnh vô cấp thì không cần thực hiện thử nghiệm chu kỳ. Thông tin trên chỉ để tham khảo.

C.2. Qui trình thử

C.2.1. Qui trình thử đối với thử nghiệm chế độ làm lạnh, giàn khô, trạng thái ổn định (thử nghiệm A)

Trước khi ghi số liệu trong phép thử giàn khô trạng thái ổn định, vận hành thiết bị ít nhất 1 h sau khi đạt được điều kiện của giàn khô. Loại bỏ hết nước trong khay hứng nước ngưng và bịt lỗ thoát nước lại. Sau đó khay hứng nước ngưng cần được giữ khô hoàn toàn.

Ghi lại giá trị năng suất lạnh và công suất điện tiêu thụ từ phép thử giàn khô trạng thái ổn định. Để chuẩn bị cho thử nghiệm chu kỳ B.2.2, ghi lại vận tốc không khí theo thể tích trung bình phía trong phòng từ chênh lệch áp suất hoặc từ áp lực do vận tốc đối với vòi phun lưu lượng và đặc tính của không khí.

C.2.2. Qui trình thử đối với thử nghiệm chế độ làm lạnh giàn khô chu kỳ tùy chọn (thử nghiệm B)

C.2.2.1. Điều kiện thử

Sau khi hoàn thành thử nghiệm giàn khô trạng thái ổn định, tháo trang bị thử nghiệm theo phương pháp entanpi không khí bên ngoài, nếu có nối, và bắt đầu chu kỳ OFF/ON của máy nén bằng tay. Bố trí thử nghiệm cần giống với bố trí trong thử nghiệm giàn khô trạng thái ổn định.

Khoảng thời gian ON và OFF phải theo Bảng B.2.

Lặp lại dạng chu kỳ ON và OFF cho đến khi hoàn thành thử nghiệm. Cho phép các cơ cấu điều khiển của thiết bị điều chỉnh chu kỳ làm việc của quạt bên ngoài.

Trong mọi trường hợp, sử dụng quạt hút của thiết bị đo dòng không khí cùng với quạt của điều hòa trong phòng, nếu có lắp đặt và làm việc, để xấp xỉ đáp ứng bước trong lưu lượng không khí giàn phía trong phòng.

C.2.2.2. Đo bng cơ cu điều khiển quạt hút tự động của thiết b đo dòng không khí

Nếu thiết bị đo dòng không khí có chức năng điều chỉnh áp suất tĩnh một cách tự động và ngay lập tức sao cho chênh lệch áp suất tĩnh bằng không đối với thiết bị không ống dẫn hoặc bằng giá trị áp suất bên ngoài nhất định đối với thiết bị có ống dẫn bằng cách điều chỉnh hoạt động của quạt hút.

Hiệu số giữa giá trị chênh áp suất tĩnh của vòi phun và áp suất chuyển động được đo bằng thiết bị đo dòng khí có cơ cấu điều khiển quạt hút tự động và giá trị được đo ở thử nghiệm giàn khô trạng thái ổn định phải nằm trong phạm vi 2 % trong vòng 15 s sau khi bắt đầu dòng không khí. Nếu thiết bị đo dòng không khí không đáp ứng các yêu cầu hoặc nếu thiết bị không có khả năng tự động điều khiển quạt hút thì có thể đo bằng cách điều chỉnh quạt hút bằng tay.

C.2.2.3. Đo bằng cách s dụng cơ cấu điều khiển quạt hút bằng tay của thiết b đo dòng không khí

Điều chỉnh quạt hút để nhanh chóng đạt được và sau đó duy trì chênh lệch áp suất tĩnh của vòi phun hoặc áp suất chuyển động ở cùng giá trị như đo được trong thử nghiệm giàn khô trạng thái ổn định.

Chênh lệch áp suất hoặc áp suất chuyển động cần nằm trong 2 % giá trị có được từ thử nghiệm giàn khô trạng thái ổn định trong vòng 15 s sau khi bắt đầu dòng không khí.

C.2.2.4. Thu thập d liệu

Sau khi hoàn thành ít nhất hai chu kỳ OFF/ON hoàn chỉnh của máy nén, xác định năng suất lạnh tổng và năng lượng tiêu thụ tổng trong khoảng thời gian thu thập dữ liệu tiếp theo bất kỳ khi đáp ứng các giá trị dung sai thử nghiệm qui định trong các điều kiện thử nghiệm sưởi quá độ trong TCVN 6576 (ISO 5151),TCVN 6577 (ISO13253) và TCVN 9981 (ISO 15042).

Tính chất mẫu không khí, lưu lượng dòng không khí và điện áp được lấy mẫu ít nhất 2 min một lần trong khoảng thời gian mà không khí chạy qua giàn. Ghi lại nhiệt độ bầu khô của không khí đi vào và đi ra khỏi giàn trong nhà ở trong khoảng thời gian 10 s hoặc ít hơn.

Tích phân năng suất lạnh và công suất điện tiêu thụ trong các chu kỳ hoàn chỉnh. Đối với các thiết bị có ống dẫn thử nghiệm với quạt trong phòng, thì tích phân công suất điện tiêu thụ từ trạng thái OFF của quạt trong phòng đến vị trí OFF tiếp theo. Đối với các thiết bị có ống dẫn khác và thiết bị không ống dẫn, tích phân công suất điện tiêu thụ từ trạng thái OFF của máy nén đến trạng thái OFF tiếp theo.

Hệ số suy giảm (CD) phải được tinh bằng cách sử dụng kết quả ở thử nghiệm A và thử nghiệm B của Bảng C.1 bằng công thức (C1).

Công thức (C.1) được biểu diễn cho trường hợp làm việc với năng suất lạnh đầy tải. Công thức (C.1) có thể áp dụng cho làm việc theo chu kỳ năng suất lạnh nửa tải Æhaf(cyc) và Æmin(cyc)

(C.1)

Trong đó

Æful(cyc) Năng suất lạnh (W) của máy điều hòa không khí khi làm việc ở chế độ làm lạnh với năng suất lạnh danh định được thử nghiệm bằng phương pháp qui định trong C.2.2;

Pful(cyc) Công suất điện tiêu thụ (W) khi làm việc ở chế độ làm lạnh với năng suất lạnh danh định được thử bằng phương pháp qui định trong C.2.2;

Æful(dry) Năng suất lạnh (W) của điều hòa không khí khi làm việc ở chế độ làm lạnh với năng suất lạnh danh định được thử bằng phương pháp qui định trong C.2.1;

Pful(dry) Công suất điện tiêu thụ (W) khi làm việc ở chế độ làm lạnh với năng suất lạnh danh định được thử bằng phương pháp qui định trong C.2.1;

EER,ful(cyc) Hệ số năng lượng hiệu quả khi làm việc ở chế độ làm lạnh với năng suất lạnh danh định được thử bằng phương pháp qui định trong C.2.2;

EER,ful(dry) Hệ số năng lượng hiệu quả khi làm việc ở chế độ làm lạnh với năng suất lạnh danh định được thử bằng phương pháp qui định trong C.2.1.

FCL,ful Tỷ số giữa Æful(cyc) và Æful(dry).

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

TÍNH TOÁN HỆ SỐ HIỆU QUẢ MÙA KHI THIẾT LẬP MỘT TẢI LẠNH NHẤT ĐỊNH

Một tải lạnh nhất định thay đổi rộng rãi từ vùng này đến vùng khác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cấu trúc tòa nhà, và tình trạng trong đó, máy điều hòa không khí và bơm nhiệt (sau đây gọi chung là thiết bị) được sử dụng.

Để ước lượng và so sánh sự sai khác hệ số hiệu quả mùa của thiết bị, một tải lạnh đại diện sẽ được thiết lập.

Vì mục đích trên, phần phụ lục này số thiết lập tải lạnh nhỏ nhất đại diện và chỉ dẫn phương pháp ước lượng cho thiết bị làm việc với tải không đổi đó.

Phần phụ lục này cũng quy định ra phương pháp tính toán hệ số hiệu quả mùa của thiết bị được lắp đặt ở một vùng hoặc tòa nhà nhất định.

D.1. Hệ số hiệu quả mùa làm lạnh (CSPF)

Tính toán hệ số hiệu quả mùa làm lạnh (CSPF) theo các qui định trong phần nội dung chính cho từng kiểu thiết bị.

D.1.1. Cài đặt s gi hoạt động ở chế độ làm lạnh ứng với các khoảng nhiệt độ (bin hours) ngoài trời trong một vùng cụ th.

Số giờ hoạt động ở chế độ làm lạnh ứng với các khoảng nhiệt độ ngoài trời trong mùa làm lạnh cần được cài đặt.

D.1.2. Cài đặt tải lạnh xác định, Lc

a) Cài đặt một giá trị nhiệt độ ngoài trời ứng với tải lạnh 100 %.

b) Nhiệt độ ngoài trời cao nhất được xác định từ số liệu trong D.1.1, trong đó có loại trừ những giá trị bất thườ

c) Phụ tải của tòa nhà được tính toán để xác định năng suất lạnh yêu cầu tại nhiệt độ ngoài trời 100% tải.

d) Nhiệt độ ngoài trời 0 % tải phải được thiết lập dựa trên tải tính toán của tòa nhà và mục đích sử dụng thiết bị.

e) Từ những dữ kiện trên sẽ thu được đường cong phụ tải.

D.1.3. Đặc đim phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời của thiết b

Các đặc điểm của thiết bị phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời gồm, năng suất lạnh, điện năng tiêu thụ đã trình bày trong phần nội dung chính.

 

PHỤ LỤC E

(tham khảo)

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN NHIỆT ĐỘ TẠI ĐIỂM GIAO NHAU GIỮA ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH TẢI XÁC ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH NĂNG SUẤT LẠNH

Tải xác định Lc(tj) được tính bằng công thức (E.1) giống với công thức (2) trong phần nội dung chính.

(E.1)

Từng đặc tính năng suất lạnh Æ(tj) được cho bằng công thức (E.2) đến (E.4), giống như các công thức (3), (9) và (14) trong phần nội dung chính.

(E.2)

(E.3)

(E.4)

Điểm giao nhau giữa đường đặc tính làm việc ở năng suất lạnh đầy tải và đường đặc tính tải tb được tính bằng công thức (E.1) và (E.2).

Lc(tj) = Æful(tj)

(E.5)

Do đó, tb được cho bởi công thức (C.6).

(E.6)

Điểm giao nhau giữa đường đặc tính làm việc ở năng suất lạnh nửa tải và đường đặc tính tải tc được tính bằng công thức (E.1) và (E.3).

(E.7)

Do đó, tc được cho bởi công thức (C.8).

(E.8)

Điểm giao nhau giữa đường đặc tính làm việc ở năng suất lạnh tải nhỏ nhất và đường đặc tính tải tp được tính bằng công thức (E.1) và (E.4).

(E.9)

Do đó, tp được cho bởi công thức (C.10).

(E.10)

Sử dụng giá trị mặc định Æ(29) = 1,077 x Æ(35) trong Bảng 1, Æ(tj) trở thành công thức (E.11).

(E.11)

Điểm giao nhau của đường đặc tính làm việc năng suất lạnh đầy tải và đường đặc tính tải tb được tính bằng công thức (E. 1) và (E. 11).

(E.12)

Do đó tb được cho bởi công thức (E.13).

(E.13)

Bằng cách tương tự, điểm giao nhau giữa đường đặc tính làm việc năng suất lạnh nửa tải và đường đặc tính tải tc được tính bằng công thức (E.14).

(E.14)

Bằng cách tương tự, điểm giao nhau giữa đường đặc tính làm việc năng suất lạnh tải nhỏ nhất và đường đặc tính tải tp được tính bằng công thức (E.15).

(E.15)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Ký hiệu

5 Thử nghiệm

5.1 Qui định chung

5.2 Điều kiện thử

5.3 Phương pháp thử

6 Tính toán

6.1 Hệ số hiệu quả mùa làm lạnh (CSPF) và hệ số hiệu quả mùa làm lạnh tổng (TCSPF)

6.2 Tải lạnh xác định

6.3 Phân bố bin nhiệt độ ngoài trời ở chế độ làm lạnh

6.4 Đặc tính làm lạnh của thiết bị có năng suất cố định

6.5 Đặc tính mùa làm lạnh của thiết bị có năng suất hai cấp

6.6 Đặc tính mùa làm lạnh của thiết bị có năng suất nhiều cấp

6.7 Đặc tính mùa làm lạnh của thiết bị có năng suất vô cấp

7 Báo cáo thử

Phụ lục A (tham khảo) Các hình vẽ

Phụ lục B (tham khảo) Tính toán hệ số hiệu quả mùa làm lạnh tổng (TCSPF)

Phụ lục C (quy định) Phương pháp thử và tính toán hệ số suy giảm của làm việc theo chu kỳ

Phụ lục D (tham khảo) Tính toán hệ số hiệu quả mùa khi thiết lập một tải lạnh nhất định

Phụ lục E (tham khảo) Phuơng pháp tính toán nhiệt độ tại điểm giao nhau giữa đường đặc tính tải xác định và đường đặc tính năng suất lạnh