Giỏ hàng

TCVN 6104-1:2015 - Phần 2

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

3.5.11  Ống kỹ thuật (service duct)

Ống chứa cáp cấp điện, đường ống môi chất lạnh, hệ đường ống, các ống khác hoặc dịch vụ kỹ thuật tương đương cần cho hoạt động của sản phẩm.

3.5.12  Cơ cu chặn (van chặn) (shut-off device)

Cơ cấu chặn dòng lưu chất.

3.5.13  Mối nối ren côn (tapered thread joint)

Mối nối ống có ren cần có vật liệu chèn lấp để bít kín đường rò rỉ xoắn ốc.

3.5.14  Van ba ngả (three way valve)

Van dịch vụ kết nối một đường ống môi chất lạnh với một hoặc hai đường ống môi chất lạnh khác và thường được dùng để cho phép bảo dưỡng bộ phận của một hệ thống lạnh mà không cần phải tháo môi chất lạnh ra khỏi toàn bộ hệ thống.

3.5.15  Mối nối hàn (welded joint)

Mối nối các chi tiết kim loại ở trạng thái dẻo hoặc nóng chảy

3.6  Thiết bị an toàn

3.6.1  Đĩa nổ (lá van)(bursting disc)

Chi tiết hình đĩa hoặc lá có thể nổ bung ra ở độ chênh áp đã định trước.

CHÚ THÍCH: Lá van hoặc đĩa nổ cũng được gọi là đĩa phá hủy hoặc chi tiết phá hủy.

3.6.2  Van chuyn đi (changeover device)

Van điều khiển hai van an toàn được bố trí sao cho tại bất cứ thời điểm nào chỉ có một van làm việc.

3.6.3  Nút chảy (fusible plug)

Cơ cấu chứa bất cứ vật liệu nào có thể nóng chảy ở một nhiệt độ định trước và giải phóng áp suất.

3.6.4  Cơ cấu ngắt mức chất lỏng (rơle mức lỏng) (liquid level cut out)

Cơ cấu dẫn động được thiết kế để ngăn ngừa các mức chất lỏng không an toàn.

3.6.5  Van xả tràn (overflow valve)

Cơ cấu an toàn xả về phía áp suất thấp của hệ thống lạnh.

3.6.6  Cơ cấu giới hạn áp suất (rơle áp suất) (pressure limiter)

Cơ cấu chuyển mạch để giới hạn áp suất đã đặt lại tự động.

3.6.7  Cơ cu an toàn (pressure relief device)

Van an toàn hoặc cơ cấu lá van (đĩa nổ) được thiết kế để tự động giảm áp suất vượt quá mức.

3.6.8  Van an toàn (pressure relief valve)

Van chịu tác động bởi áp suất, được giữ ở vị trí đóng bởi lò xo hoặc phương tiện khác và được thiết kế để tự động cắt giảm áp suất vượt quá mức.

3.6.9  Đầu dò (bộ phát hiện) môi chất lạnh (refrigerant detector)

Cơ cấu cảm biến phản ứng nhanh với một nồng độ được đặt trước của môi chất lạnh trong môi trường.

3.6.10  Cơ cấu chuyển mạch an toàn đ giới hạn áp suất (rơle áp suất chuyển mạch an toàn) (safety switching device for limiting the pressure)

Cơ cấu chịu tác động bởi áp suất được chấp nhận kiểu, được thiết kế để dừng hoạt động của bình sinh hơi có áp.

3.6.11  Van tự đóng (self-closing valve)

Van tự động đóng, ví dụ bằng trọng lực hoặc lực lò xo.

3.6.12  cấu giới hn nhiệt độ (rơle nhiệt độ) (temperature limiting device)

Cơ cấu chịu tác động bởi nhiệt độ được thiết kế để ngăn ngừa nhiệt độ vượt quá mức.

CHÚ THÍCH: Nút chảy không phải là một cơ cấu giới hạn nhiệt độ.

3.6.13  Bộ phận được chấp nhận kiểu (type-approved component)

Bộ phận mà một hoặc nhiều mẫu thử của nó đã được kiểm tra về sự tuân theo một tiêu chuẩn đã được công nhận cho chấp nhận kiểu.

3.6.13.1  Cơ cấu ngắt áp suất được chấp nhận kiểu (type-approved pressure cut out)

Cơ cấu chuyển mạch an toàn để giới hạn áp suất yêu cầu được đặt lại bằng tay.

3.6.13.2  Cơ cấu giới hạn áp suất đưc chp nhận kiểu (type-approved pressure limiter)

Cơ cấu chuyển mạch an toàn để giới hạn áp suất tự động đặt lại.

3.6.13.3  Cơ cấu an toàn ngắt áp suất được chp nhận kiểu (type-approved safety pressure cut out)

Cơ cấu chuyển mạch an toàn để giới hạn áp suất yêu cầu được đặt lại bằng tay chỉ với sự trợ giúp của một dụng cụ.

3.7  Lưu chất

3.7.1  Chất bôi trơn (lubricant)

Chất lỏng hiện diện ở thể tích bên trong của hệ thống lạnh với mục đích chính là bôi trơn các bề mặt bị mài mòn.

3.7.2  Hỗn hợp đồng sôi (azeotrope)

Hỗn hợp gồm có hai hoặc nhiều môi chất lạnh mà các thành phần của pha lỏng và pha hơi cân bằng là như nhau tại một áp suất đã cho nhưng có thể khác nhau ở điều kiện khác.

CHÚ THÍCH: Xem Bảng B.3.

[Nguồn: TCVN :2015 (ISO 817:2014), 2.5 - CHÚ THÍCH đã được bổ sung].

3.7.3  Hỗn hp không đồng sôi (zeotrope)

Hỗn hợp gồm có hai hoặc nhiều môi chất lạnh mà các thành phần của pha lỏng và pha hơi cân bằng không giống nhau tại bất cứ áp suất nào ở dưới áp suất tới hạn.

[Nguồn: ISO 817:2014, 2.1.44].

CHÚ THÍCH: Xem Bảng B.2.

3.7.4  Halocarbon (halocarbon)

Hợp chất hóa học gồm có halogen (flo, clo, brom hoặc iot), cacbon và trong một số trường hợp, hydro.

3.7.5  Hydrocarbon (hydrocarbon)

Hợp chất hóa học gồm có hyđro và cacbon.

3.7.6  Chất tải nhiệt (heat-transfer fluid), HTF

Lưu chất (ví dụ, nước muối, nước, không khí) dùng để truyền nhiệt.

3.7.7  Nhiệt độ tự cháy (auto-ignition temperature)

Nhiệt độ thấp nhất của một chất, tại hoặc trên nhiệt độ này một hóa chất có thể tự cháy trong khí quyển bình thường mà không có nguồn cháy bên ngoài như một ngọn lửa hoặc tia lửa.

3.7.8  Không khí bên ngoài (outside air)

Không khí từ bên ngoài tòa nhà.

3.7.9  Môi chất lạnh (refrigerant)

Lưu chất được sử dụng để truyền nhiệt trong một hệ thống lạnh, hấp thụ nhiệt ở một nhiệt độ thấp và một áp suất thấp của lưu chất và thải nhiệt ở một nhiệt độ cao hơn và áp suất cao hơn của lưu chất thường có liên quan đến các thay đổi pha của lưu chất.

CHÚ THÍCH: Các môi chất lạnh được liệt kê trong TCVN (ISO 817).

[Nguồn: ISO 817:2014, 2.32 - CHÚ THÍCH: đã được bổ sung]

3.7.10  Loại môi chất lạnh (refrigerant type)

Hợp chất hóa học hoặc hỗn hợp của các hợp chất được sử dụng như một thuật ngữ có ký hiệu riêng.

CHÚ THÍCH: Ký hiệu được cho trong TCVN 6739 (ISO 817).

3.7.11  Tính độc hại (toxicity)

Khả năng của một môi chất lạnh hoặc một chất tải nhiệt có hại hoặc gây chết người hoặc làm suy yếu khả năng thoát chết của con người do phơi nhiễm mạnh hoặc lâu dài bởi tiếp xúc hít phải hoặc ăn phải các chất độc này.

CHÚ THÍCH: Sự khó chịu nhất thời không làm cho sức khỏe giảm sút không được xem là có hại.

3.7.12  Khả năng cháy (flammability)

Khả năng của một môi chất lạnh hoặc chất tải nhiệt làm lan truyền ngọn lửa từ một nguồn đánh lửa.

3.7.13  Giới hạn thực tế (practical limit)

Nồng độ được sử dụng cho tính toán đơn giản hóa để xác định lượng môi chất lớn nhất chấp nhận được trong một không gian có người.

CHÚ THÍCH: Giới hạn nồng độ môi chất lạnh (RCL) được xác định bằng các phép thử tính độc hại hoặc khả năng cháy nhưng giới hạn thực tế thu được từ RCL hoặc giới hạn nạp được xác lập.

3.8  Mạch truyền nhiệt

3.8.1  Mạch truyền nhiệt (heat-transfer circuit)

Mạch gồm có ít nhất là hai bộ trao đổi nhiệt và các ống nối liên kết với nhau.

3.9  Loại bỏ môi chất lạnh

3.9.1  Loại bỏ (disposal)

Loại bỏ hoặc vận chuyển một sản phẩm thường là để bỏ đi hoặc tiêu hủy.

3.9.2  Cải tạo (Tái sinh) (reclaim)

Xử lý các môi chất lạnh đã qua sử dụng để đạt được các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm mới.

3.9.3  Thu hồi (recover)

Tháo môi chất lạnh ở bất cứ điều kiện nào khỏi một hệ thống và lưu trữ môi chất lạnh này trong một thùng chứa bên ngoài.

3.9.4  Tái chế (recycle)

Giảm các chất nhiễm bẩn trong các môi chất lạnh đã qua sử dụng bằng cách tách dần, loại bỏ các chất không ngưng tụ được và sử dụng thiết bị để giảm độ ẩm, độ axit và cặn bẩn.

CHÚ THÍCH: Các thiết bị có thể bao gồm các bộ lọc và máy sấy.

3.9.5  S dụng lại (reuse)

Sử dụng (nạp) môi chất lạnh được thu hồi mà không có bất cứ sự xử lý nào để loại bỏ các tạp chất.

3.10  Các vấn đề khác

3.10.1  Được chế tạo tại nhà máy (factory made)

Được chế tạo tại một địa điểm sản xuất chuyên môn hóa dưới sự kiểm tra của một hệ thống chất lượng đã được chứng nhận.

3.10.2  Cửa pha loãng môi chất lạnh (dilution transfer opening)

Cửa cho phép môi chất lạnh bị rò rỉ thoát ra khỏi phòng tới một phòng liền kề hoặc hành lang bởi độ chênh lệch khối lượng riêng, sự pha loãng, sự đối lưu hoặc thông gió.

3.10.3  Giới hạn lượng nạp có thông gió bổ sung (quantity limit with additional ventilation)

Lượng nạp môi chất lạnh dẫn đến một nồng độ bằng giới hạn thiếu oxy (ODL), nếu tổng lượng nạp bị rò rỉ vào không gian có người.

CHÚ THÍCH: Xem A.5 về sử dụng giới hạn lượng nạp có thông gió bổ sung (QLAV) để quản lý rủi ro đối với các hệ thống trong các không gian có người, ở đây mức thông gió đủ để phân tán môi chất lạnh bị rò rỉ trong phạm vi 15 min.

3.10.4  Giới hạn lượng nạp có thông gió nhỏ nht (quantity limit with minimum ventilation)

Lượng nạp môi chất lạnh dẫn đến một nồng độ bằng giới hạn nồng độ của môi chất lạnh (RLC) trong một phòng có kết cấu không kín khí với rò rỉ môi chất lạnh vừa phải.

CHÚ THÍCH: Xem 4.5 về QLAV để quản lý rủi ro đối với các hệ thống trong các không gian có người không dưới mức sàn khi mức thông gió không đủ để phân tán môi chất lạnh bị rò rỉ trong 15 min. Quá trình tính toán dựa trên một lỗ có diện tích 0,0032 m2 và tốc độ rò rỉ 2,78 g/s.

4  Thuật ngữ viết tắt

A/C

Hệ thống điều hòa không khí

ATEL

Giới hạn phơi nhiễm độc hại mạnh

GWP

Tiềm năng cảnh báo toàn cầu (tiềm năng làm nóng toàn cầu)

HTF

Chất tải nhiệt

ITH

Đường chân trời của thời gian tích phân (Integration Time Horizon)

LFL

Giới hạn dưới của khả năng cháy

MSDS

Bản dữ liệu an toàn của vật liệu

ODL

Giới hạn thiếu oxy

ODP

Tiềm năng thiếu oxy (tiềm năng làm suy giảm tầng ôzôn)

PS

Áp suất lớn nhất cho phép

QLAV

Giới hạn lượng nạp có thông gió bổ sung

QLMV

Giới hạn lượng nạp có thông gió tối thiểu

RCL

Giới hạn nồng độ của môi chất lạnh

5  Phân loại

5.1  Phân loại không gian có người

Theo tiêu chuẩn này, sự phân loại không gian có người phải được xác định theo Bảng 1.

Buồng máy không được xem là không gian có người, trừ trường hợp đã được định nghĩa trong TCVN 6104-3:2015 (ISO 5149-3:2014), 5.1.

Bng 1 - Các loại không gian có người

Loại

Đặc tính chung

Ví dụa

Không gian có người chung

a

Các phòng, các bộ phận của tòa nhà, tòa nhà ở đó

- Có trang bị các phương tiện để ngủ,

- Di chuyển của con người bị hạn chế,

- Không kiểm soát được số người hiện diện, hoặc

- Người tiếp cận không gian này không được báo cho biết về sự đề phòng cần thiết nhằm bảo đảm an toàn

Bệnh viện, tòa án, nhà tù, nhà hát, siêu thị, trường học, phòng đọc, ga cuối vận chuyển công cộng, khách sạn, nhà ở và tiệm ăn

Không gian có người được giám sát

b

Các phòng, các bộ phận của tòa nhà, tòa nhà ở đó chỉ có một số hạn chế người có thể được tụ tập, một số người cần được thông báo cho biết về sự đề phòng an toàn chung của tổ chức quản lý

Các cơ quan kinh doanh hoặc công quyền, các phòng thí nghiệm, các địa điểm cho sản xuất thông thường và nơi làm việc của nhiều người

Không gian có người được cho phép

c

Các phòng, các bộ phận của tòa nhà, tòa nhà ở đó chỉ có những người được phép mới được tiếp cận, những người này được thông báo cho biết về sự đề phòng chung và đặc biệt về an toàn của tổ chức quản lý và nơi diễn ra các quá trình sản xuất, xử lý hoặc bào quản vật liệu hoặc sản phẩm

Các phương tiện sản xuất ví dụ, đối với các hóa chất, thực phẩm, đồ uống, nước đá, kem, các nhà máy tinh chế, các kho lạnh, nơi sản xuất bò sữa, lò mổ, và các khu vực không dùng chung trong các siêu thị

a Danh sách của các ví dụ chưa phải là đầy đủ và toàn diện.

CHÚ THÍCH: Các không gian có người có thể được phân loại theo các quy định hiện hành.