Giỏ hàng

TCVN 6104-1:2015 - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.2  Phân loại theo hệ thống

5.2.1  Quy định chung

Các hệ thống lạnh được phân loại theo

- Phương pháp thải nhiệt từ môi trường (làm lạnh),

- Phương pháp cấp nhiệt vào môi trường (đốt nóng),

- Chất được xử lý, hoặc

- Rò rỉ môi chất lạnh vào không gian có người.

5.2.2  Hệ thng rò rỉ trực tiếp

5.2.2.1  Hệ thống trực tiếp

Một hệ thống trực tiếp phải được phân loại là hệ thống rò rỉ trực tiếp nếu chỉ một đứt gãy của mạch môi chất lạnh sẽ làm cho môi chất lạnh thoát ra vào một không gian có người, bất kể vị trí của mạch môi chất lạnh (xem Hình 1).

Các hệ thống trực tiếp được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí I (xem 5.3.5) hoặc II (xem 5.3.4).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

Hình 1 - Hệ thống trực tiếp

5.2.2.2  Hệ thống phun h

Một hệ thống phun hở phải được phân loại là một hệ thống rò rỉ trực tiếp nếu chất tải nhiệt liên thông trực tiếp với các bộ phận chứa môi chất lạnh và mạch gián tiếp được mở ra một không gian có người (xem Hình 2).

Các hệ thống phun hở được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí I (xem 5.3.5) hoặc II (xem 5.3.4).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

… Chất tải nhiệt

Hình 2 - Hệ thống phun h

5.2.2.3  Hệ thống trực tiếp có ống gió

Một hệ thống trực tiếp có ống gió phải được xếp loại là hệ thống rò rỉ trực tiếp nếu không khí được điều hòa liên thông trực tiếp với các bộ phận chứa môi chất lạnh của mạch lạnh và được cung cấp cho một không gian có người (xem Hình 3).

Các hệ thống trực tiếp có ống dẫn được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí I (xem 5.3.5) hoặc II (xem 5.3.4)

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

Hình 3 - Hệ thống trực tiếp có ống gió

5.2.2.4  Hệ thống phun hở có thông hơi

Một hệ thống phun hở có thông hơi phải được xếp loại là hệ thống rỏ rỉ trực tiếp nếu chất tải nhiệt tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận chứa môi chất lạnh của mạch và mạch gián tiếp mở thông ra một không gian có người (xem Hình 4). Chất tải nhiệt phải thông hơi ra môi trường bên ngoài không gian có người, nhưng vẫn có khả năng một môi chất lạnh thoát ra không gian có người khi xảy ra chỉ một đứt gãy của mạch môi chất lạnh.

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

… Chất tải nhiệt

Hình 4 - Hệ thống phun h có thông hơi

5.2.3  Hệ thống gián tiếp

5.2.3.1  Hệ thống gián tiếp kín

Một hệ thống gián tiếp được phân loại là hệ thống gián tiếp kín nếu chất tải nhiệt trực tiếp liên thông với một không gian có người và sự rò rỉ môi chất lạnh vào mạch gián tiếp có thể đi vào không gian có người nếu mạch gián tiếp cũng rò rỉ hoặc được tháo xả (xem Hình 5).

Các hệ thống gián tiếp kín được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí I (xem 5.3.5) hoặc II (xem 5.3.4).

CHÚ THÍCH: Một van an toàn (hoặc van làm sạch) trên một mạch thứ cấp là phương pháp thích hợp để ngăn cản sự rò rỉ môi chất lạnh vào không gian có người. Một hệ thống như vậy không được xem là hệ thống trực tiếp kín (xem 5.2.3.3).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

… Chất tải nhiệt

Hình 5 - H thng gián tiếp kín

5.2.3.2  Hệ thống gián tiếp có thông hơi

Một hệ thống gián tiếp được phân loại là hệ thống gián tiếp có thông hơi nếu chất tải nhiệt trực tiếp liên thông với một không gian có người và sự rò rỉ môi chất lạnh vào mạch gián tiếp có thể thông hơi ra môi trường bên ngoài không gian có người (xem Hình 6).

CHÚ THÍCH: Hệ thống này có thể đạt được bằng sử dụng một bộ trao đổi nhiệt có thành kép.

Các hệ thống gián tiếp có thông hơi được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí III (xem 5.3.3).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

… Chất tải nhiệt

Hình 6 - Hệ thống gián tiếp có thông hơi

5.2.3.3  Hệ thống gián tiếp kín có thông hơi

Một hệ thống gián tiếp được phân loại là hệ thống gián tiếp kín có thông hơi nếu chất tải nhiệt trực tiếp liên thông với một không gian có người và sự rò rỉ môi chất lạnh vào mạch gián tiếp có thể thông hơi ra không gian bên ngoài thông qua một lỗ thông cơ khí (xem Hình 7).

Các hệ thống gián tiếp kín có thông hơi được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí III (xem 5.3.3).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

… Chất tải nhiệt

Hình 7 - Hệ thống gián tiếp kín có thông hơi

5.2.3.4  Hệ thống gián tiếp kép

Một hệ thống gián tiếp được phân loại là hệ thống gián tiếp kép nếu chất tải nhiệt tiếp xúc với các bộ phận chứa môi chất lạnh và nhiệt được trao đổi với một mạch gián tiếp thứ hai đi qua vào một không gian có người (xem Hình 8). Môi chất lạnh rò rỉ không thể đi vào không gian có người.

Các hệ thống gián tiếp kép có thông hơi được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí III (xem 5.3.3).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

… Chất tải nhiệt

Hình 8 - Hệ thống gián tiếp kép

5.2.3.5  Hệ thống gián tiếp có áp suất cao

Một hệ thống gián tiếp được phân loại là hệ thống gián tiếp có áp suất cao nếu chất tải nhiệt trực tiếp liên thông với một không gian có người và mạch gián tiếp được duy trì ở một áp suất cao hơn áp suất của mạch môi chất lạnh tại tất cả các thời điểm sao cho sự đứt gãy của mạch môi chất lạnh không thể làm cho môi chất lạnh thoát ra các không gian có người (xem Hình 9).

Các hệ thống gián tiếp có áp suất cao được xem là thuộc sự phân loại theo vị trí III (xem 5.3.3).

CHÚ DẪN:

1 Không gian có người

2 Bộ phận chứa môi chất lạnh

P1 Áp suất 1

P2 Áp suất 2

… Chất tải nhiệt

Hình 9 - Hệ thng gián tiếp có áp suất cao

5.3  Phân loại theo vị trí của các hệ thống lạnh

5.3.1  Quy định chung

Các yêu cầu về giới hạn lượng nạp đối với các hệ thống lạnh phải được tính toán theo loại vị trí như đã quy định trong 5.3.2 đến 5.3.5 và tính độc hại và/hoặc khả năng cháy của môi chất lạnh như đã quy định trong Phụ lục A.

5.3.2  Loại IV: buồng được thông gió

Nếu tất cả các bộ phận chứa môi chất lạnh được bố trí trong các buồng được thông gió thì phải áp dụng các yêu cầu về vị trí loại IV. Các buồng được thông gió phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 6104-2 (ISO 5149-2)-và TCVN 6104-3 (ISO 5149-3).

5.3.3  Loại III: buồng máy hoặc ngoài trời

Nếu tất cả các bộ phận chứa môi chất lạnh được bố trí trong một buồng máy hoặc ngoài trời thì phải áp dụng các yêu cầu về vị trí loại III. Buồng máy phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 6104-3 (ISO 5149-3).

Ví dụ - Máy làm lạnh nước.

5.3.4  Loại II: Máy nén trong buồng máy hoặc ngoài trời

Nếu tất cả các máy nén và bình chịu áp lực được bố trí trong một buồng máy hoặc ở ngoài trời thì phải áp dụng các yêu cầu về vị trí loại II trừ khi hệ thống tuân theo các yêu cầu của 5.3.3. Các bộ trao đổi nhiệt kiểu dàn ống và đường ống, bao gồm cả các van có thể được bố trí trong một không gian có người.

Ví dụ - Kho lạnh.

5.3.5  Loại I: Thiết bị cơ khí được bố trí trong không gian có người

Nếu hệ thống lạnh hoặc các bộ phận chứa môi chất lạnh được bố trí trong không gian có người thì hệ thống được xem là loại I, trừ khi tuân theo các yêu cầu của 5.3.4.

5.4  Phân loại môi chất lạnh

Phải áp dụng phân loại môi chất lạnh theo TCVN 6739:2015 (ISO 817:2014).

6  Lượng môi chất lạnh cho mỗi không gian có người

6.1  Phải xác định lượng nạp môi chất lạnh có thể đi vào không gian có người như sau

- Đối với các không gian có người, lượng nạp môi chất lạnh không được vượt quá các lượng được quy định trong các Bảng A.1 và A.2.

- Lượng nạp môi chất lạnh là lượng có thể bị thoát vào một không gian có người và phải là lượng nạp lớn nhất của bất cứ hệ thống lạnh riêng lẻ nào trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn này.

6.2  Khi có các tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia hoặc quốc tế tương đương như IEC hoặc ISO cho các kiểu hệ thống cụ thể và khi các tiêu chuẩn sản phẩm này có quy định các giới hạn về lượng nạp thì áp dụng các lượng môi chất lạnh này thay cho các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

7  Tính toán thể tích không gian

7.1  Không gian được xem xét phải là bất cứ không gian có người nào có chứa các bộ phận chứa môi chất lạnh.

7.2  Phải dùng thể tích (V) nhỏ nhất của không gian kín, có người để xác định các giới hạn về lượng nạp của môi chất lạnh.

7.3  Nhiều không gian có các lỗ, cửa thông thích hợp (không thể đóng kín được) giữa các không gian riêng hoặc được kết nối với một đường thông gió chung của hệ thống trở về hoặc xả không chứa bộ bay hơi hoặc bộ ngưng tụ phải được xử lý như một không gian duy nhất. Khi bộ bay hơi hoặc bộ ngưng tụ được bố trí trong một hệ thống ống gió cung cấp không khí phục vụ cho nhiều không gian thì phải sử dụng thể tích của không gian nhỏ nhất. Nếu lưu lượng không khí đến một không gian không thể điều chỉnh qua van gió xuống nhỏ hơn 10 % lưu lượng lớn nhất thì không gian này phải được tính vào thể tích của không gian có người nhỏ nhất.

7.4  Khi bộ bay hơi hoặc ngưng tụ được bố trí trong một hệ thống ống gió cấp và hệ thống này phục vụ cho tòa nhà có nhiều tầng không có vách ngăn thì phải sử dụng thể tích có người của tầng có người nhỏ nhất của tòa nhà.

7.5  Không gian phía trên một trần giả hoặc vách ngăn phải được tính vào thể tích tính toán trừ khi trần giả bảo đảm kín khí.

7.6  Nếu một thể tích có bố trí dàn trong nhà hoặc có bất cứ đường ống chứa môi chất lạnh đi qua mà có kích thước vượt quá lượng nạp cho phép thì ít nhất phải có các phương tiện đảm bảo mức an toàn tương đương. Xem A.5.