Giỏ hàng

TCVN 6104-2:2015 - Phần 2

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

4.4.2.5. Tiêu chí chấp nhận

Trong trường hợp thử độ bền riêng ở áp suất nhỏ nhất là 1,43 x PS, không được có biến dạng dư từ các phép thử này.

Trong trường hợp chấp nhận kiểu, có thể thấy rằng các chi tiết hoặc bộ phận được thiết kế để chịu được một áp suất không nhỏ hơn ba lần áp suất lớn nhất cho phép của chúng mà không bị phá hủy (hoặc không nhỏ hơn hai lần áp suất lớn nhất cho phép của các chi tiết hoặc bộ phận mà không bị phá hủy sau khi thử mỏi) và phải được xác nhận bằng thử nghiệm.

Trong trường hợp thử mỏi, chi tiết hoặc bộ phận không bị phá hủy, nổ hoặc rò rỉ sau khi hoàn thành phép thử này. Phép thử độ bền chịu áp suất ở áp suất 2 x PS được thực hiện trên ba mẫu thử, khác với các mẫu thử được sử dụng cho phép thử mỏi. Nếu nhiệt độ làm việc liên tục lớn nhất vượt quá 125 °C đối với đồng hoặc nhôm, hoặc 200 °C đối với thép thì phép thử mỏi phải được tiến hành ở tối thiểu là 10 °C lớn hơn nhiệt độ làm việc lớn nhất.

4.4.3. Độ kín

Phải thực hiện phép thử độ kín theo quy trình chấp nhận kiểu như đã quy định trong TCVN 11277 (ISO 14903).

Trừ khi có sự thỏa thuận khác của nhà sản xuất hệ thống lạnh, các chi tiết hoặc bộ phận không thuộc phạm vi của TCVN 11277 (ISO 14903) phải được thử với thiết bị phát hiện có độ nhạy 3 g/yr của môi chất lạnh hoặc cao hơn, ở áp suất tối thiểu là 0,25 x PS. Tiêu chí chấp nhận là không phát hiện ra rò rỉ.

CHÚ THÍCH: Phương pháp này có thể được quy định trong tiêu chuẩn của bộ phận (xem Bảng 1).

Khi có sự thỏa thuận của nhà sản xuất hệ thống lạnh, có thể thực hiện một số hoặc tất cả các phép thử trên hệ thống này (xem 5.3).

Phép thử độ kín chỉ được tiến hành sau khi bộ phận đã vượt qua phép thử độ bền chịu áp suất hoặc đã được kiểm tra xác nhận bằng một phép thử kiểu.

Vì lý do an toàn và môi trường, các môi trường thử được ưu tiên là nitơ, heli và cacbon đioxit. Có thể đưa thêm vào khí thử các chất đánh dấu phóng xạ. Nên tránh sử dụng các hỗn hợp không khí và khí vì một số hỗn hợp này có thể gây nguy hiểm. Có thể sử dụng không khí nếu mối nguy hiểm bốc cháy được loại trừ và an toàn của công nhân được bảo đảm. Không được sử dụng oxy cho các phép thử độ kín.

Sau khi thử, phải chú ý bảo đảm cho môi trường thử được tháo ra một cách an toàn.

Khi nhà sản xuất không đưa ra chuẩn độ kín, các bộ phận phải được thử với thiết bị có khả năng phát hiện 3 g/yr (năm) môi chất lạnh rò rỉ hoặc cao hơn ở áp suất tối thiểu là 0,25 X PS.

4.5. Ghi nhãn và lập tài liệu

4.5.1. Quy định chung

Các bộ phận phải được ghi nhãn với các hạng mục sau, trừ khi tiêu chuẩn của bộ phận được xác lập và yêu cầu nhiều hạng mục ghi nhãn:

a) Tên hoặc lôgô của nhà sản xuất;

b) Ký hiệu kiểu;

c) Số loạt hoặc số lô;

đ) Năm sản xuất;

e) Áp suất thiết kế hoặc áp suất lớn nhất cho phép;

f) Môi chất lạnh sử dụng (khi thích hợp);

g) Khả năng của chức năng chính (khi thích hợp).

Các bộ phận được lắp ráp tại nhà máy có thể không được ghi nhãn nếu có thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng. Các bộ phận nhỏ trên đó không thể ghi nhãn với các nội dung như đã nêu trên có thể không cần phải ghi nhãn, nhưng phải có tài liệu kèm theo chỉ ra các thông tin đã quy định từ a) đến g).

4.5.2. Tài liệu

Tài liệu phải bao gồm thông tin sau:

a) Kết quả của các thử nghiệm;

b) Các chứng chỉ thử vật liệu;

c) Các chứng chỉ kiểm tra.

Các chứng chỉ thử vật liệu phải do nhà sản xuất cung cấp theo yêu cầu của khách hàng để có thể đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng tuân theo điều kiện kỹ thuật được yêu cầu và có thể truy tìm được nguồn gốc của vật liệu từ phép thử cuối cùng thông qua sản xuất tới giấy biên nhận, tốt nhất là tại thời điểm cung cấp (giao hàng) và không muộn hơn thời gian đưa vào sản xuất. Bất cứ chứng chỉ kiểm tra nào yêu cầu cũng phải được soạn thảo thay mặt người có thẩm quyền và được người có thẩm quyền đã thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm nghiệm ký xác nhận.

Tài liệu phải bao gồm các thông số kỹ thuật sau:

- Áp suất lớn nhất cho phép;

- Nhiệt độ lớn nhất cho phép;

- Môi chất lạnh sử dụng;

- Dầu được sử dụng.

CHÚ THÍCH: Các bộ phận chung có thể được sử dụng cho tất cả các loại môi chất lạnh có thể được ghi nhãn với chỉ dẫn chung hơn về môi chất lạnh, ví dụ "thích hợp cho halocarbon", "thích hợp cho tất cả các môi chất lạnh được liệt kê trong TCVN 6739 (ISO 817)".

4.5.3. Nút Chy

Nhiệt độ nóng chảy danh nghĩa của vật liệu nút chảy phải được ghi trên phần không nóng chảy được của nút chảy.

5. Yêu cầu cho các hệ thống lạnh

5.1. Quy định chung

Thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, lắp đặt, lập tài liệu và ghi nhãn của các hệ thống lạnh phải tuân theo Điều 5.

Các hệ thống lạnh sử dụng amoniac (NH3) như một môi chất lạnh cũng phải tuân theo các yêu cầu bổ sung được quy định trong Phụ lục B.

Việc xác định loại hệ thống lạnh phải được thực hiện phù hợp với Phụ lục C.

5.2. Thiết kế và xây dựng

5.2.1. Quy định chung

Tất cả các bộ phận được lựa chọn cho lắp ráp mạch môi chất lạnh phải tuân theo Điều 4.

Các giá đỡ và đế của các hệ thống lạnh phải có đủ độ bền để chịu được các ngoại lực sau;

a) Khối lượng của các bình chứa;

b) Khối lượng của các lượng chứa và thiết bị, bao gồm cả khối lượng của lưu chất thử thủy tĩnh và khối lượng của nước đá có thể tạo thành trong các trường hợp làm việc cực đoan;

c) Tải trọng (do) tuyết;

d) Tải trọng (do) gió;

e) Khối lượng của các trụ đỡ, thanh chống và đường ống nối liên kết với nhau;

f) Dịch chuyển nhiệt của đường ống và các bộ phận;

g) Các lực phát sinh do sử dụng sai thấy trước được, ví dụ khối lượng và lực của người cho sửa chữa và vận hành.

Các giá đỡ và đế của các hệ thống lạnh được lắp đặt trong các vùng có thể có rủi ro xảy ra động đất phải có đủ độ bền để chịu được gia tốc yêu cầu do động đất.

5.2.2. Yêu cầu về áp suất

5.2.2.1. Áp suất lớn nhất cho phép (PS)

PS phải được xác định có tính đến các yếu tố như:

a) Nhiệt độ lớn nhất của môi trường xung quanh;

b) Sự tích tụ của các khí không ngưng;

c) Sự chỉnh đặt của bất cứ cơ cấu an toàn nào;

d) Phương pháp xả băng;

e) Ứng dụng (ví dụ làm lạnh hoặc sưởi);

f) Bức xạ mặt trời (ví dụ, tác động trên các sân băng trong quá trình dừng máy);

g) Sự tắc nghẽn hoặc chỉ th

Dựa trên hệ thống lạnh, người thiết kế phải xác định áp suất lớn nhất cho phép trong các phần khác nhau của hệ thống có tính đến nhiệt độ lớn nhất của môi trường xung quanh thích hợp cho địa điểm lắp đặt. Phải sử dụng một trong các phương pháp sau để xác định PS của các phần khác nhau của hệ thống lạnh.

a) Phương pháp 1

Người thiết kế phải chứng minh bằng tài liệu việc xác định áp suất lớn nhất cho phép bằng tính toán hoặc thử nghiệm. Khi tính toán độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ ngưng tụ, phương pháp phải được kiểm tra bằng thử nghiệm.

Đối với các môi chất lạnh được sử dụng ở phần có nhiệt độ thấp (có hoặc không có máy nén) của một hệ thống ghép tầng, người thiết kế phải xác định PS. Người thiết kế phải có dự phòng cho các điều kiện dừng bình thường hoặc khẩn cấp bằng cách bố trí một bình chứa cân bằng áp hoặc bằng biện pháp an toàn là thông hơi có kiểm soát tải thứ cấp (nếu được phép) hoặc bằng các biện pháp khác.

b) Phương pháp 2

Bảng 2 là sự lựa chọn khác với phương pháp 1. Giá trị nhỏ nhất của áp suất lớn nhất cho phép phải được xác định bởi các nhiệt độ nhỏ nhất quy định được cho trong Bảng 2 để xác định áp suất của môi chất lạnh bão hòa. Khi các bộ bay hơi có thể phải chịu tác động của áp suất cao, ví dụ trong quá trình xả băng bằng khí nóng hoặc khi chu trình sưởi ấm hoạt động, phải sử dụng nhiệt độ quy định của phía áp suất cao.

Bảng 2 - Nhiệt độ thiết kế quy định

Điu kiện môi trường xung quanh

32°C

38°C

≤ 43°C

≤ 55°C

Phía áp suất cao có dàn ngưng giải nhiệt gió

55°C

59°C

63°C

67°C

Phía áp suất cao có bình ngưng giải nhiệt nước và bơm nhiệt nguồn nước

Nhiệt độ để lại lớn nhất +8 K

Phía áp suất cao có bộ ngưng tụ bay hơi

43°C

43°C

43°C

55°C

Phía áp suất thấp có bộ trao đổi nhiệt phơi ra môi trường xung quanh ngoài nhà

32°C

38°C

43°C

55°C

Phía áp suất thấp có bộ trao đổi phơi ra môi trường xung quanh trong nhà

27°C

33°C

38°C

38°C

CHÚ THÍCH 1: Đối với phía áp suất cao, các nhiệt độ quy định được xem là lớn nhất xảy ra trong vận hành. Nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ trong quá trình dừng máy nén. Đối với phía áp suất thấp và/hoặc phía áp suất trung gian, có thể đặt cơ sở tính toán áp suất trên nhiệt độ yêu cầu trong quá trình dừng máy nén. Các nhiệt độ này là các nhiệt độ nhỏ nhất và như vậy có thể xác định rằng hệ thống không được thiết kế cho áp suất lớn nhất cho phép nhỏ hơn áp suất môi chất lạnh bão hòa tương đương với các nhiệt độ nhỏ nhất này.

CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng các nhiệt độ quy định thường không dẫn đến áp suất môi chất lạnh bão hòa trong phạm vi hệ thống, ví dụ, một hệ thống nạp hạn chế hoặc một hệ thống làm việc ở nhiệt độ tới hạn hoặc trên nhiệt độ tới hạn.

CHÚ THÍCH 3: Đối với các hỗn hợp đồng sôi, PS là áp suất tại điểm bọt.

CHÚ THÍCH 4: Hệ thống có thể được chia thành nhiều phần (ví dụ, các phía áp suất thấp và áp suất cao), đối với mỗi phần có thể có một áp suất lớn nhất cho phép khác nhau.

CHÚ THÍCH 5: Áp suất tại đó hệ thống (hoặc phần của hệ thống) thường vận hành thấp hơn PS.

CHÚ THÍCH 6: Ứng suất vượt quá mức có thể là do sự xung động của khí.

CHÚ THÍCH 7: Để xác định các điều kiện của môi trường xung quanh, có thể sử dụng IEC 60721 cũng như các dữ liệu liên quan.

5.2.2.2. Áp suất ln nht cho phép của bộ phận

Áp suất lớn nhất cho phép (PS) cho mỗi bộ phận không được nhỏ hơn áp suất lớn nhất cho phép của hệ thống hoặc phần của hệ thống.

5.2.2.3. Mối quan hệ giữa các áp suất với áp suất lớn nhất cho phép

Các hệ thống và bộ phận phải được thiết kế theo các áp suất cho trong Bảng 3.

Bng 3 - Mối quan hệ giữa các áp suất khác nhau với áp suất lớn nhất cho phép (PS) của các bộ phận và các hệ thống máy lạnh

Bộ phận/hệ thống lạnh

Giá trị

Thông tin b sung

Áp suất thiết kế

≥ PS

Bộ phận có liên quan

Đối với các hệ thống, xem 5 2.2.2

Áp suất thử độ bền

theo 5.3.2

 

Áp suất thử độ kín cho các hệ thống lạnh

theo 5.3.3

 

Cơ cấu giới hạn áp suất cho các hệ thống không có van giảm áp, cài đặt

≤ 1,0 XPS

Có liên quan đến phần của hệ thống. Xem 5.2.9

Cơ cấu giới hạn áp suất cho các hệ thống không có van giảm áp, cài đặt

≤ 1,0 x PS

Cơ cấu an toàn, cài đặt

1,0 X PS

Bộ phận có liên quan khi nó bảo vệ bộ phận;

Có liên quan đến phần của hệ thống khi nó bảo vệ một phần của hệ thống. Xem 5.2.9

Van an toàn, phải xả tại

≤ 1,2 x PS

5.2.3. Đường ng và phụ tùng nổi ng

5.2.3.1. Quy định chung

Đối với đường ống, khi sử dụng sai có thể dự đoán trước được, ví dụ, trèo lên, cất giữ trong kho, treo các dụng cụ hoặc các sử dụng sai tương tự, cần phải có các biện pháp đối phó thích hợp như có đủ độ bền, được bảo vệ hoặc có nhãn cảnh báo.

Các mối nối ống và các phụ tùng nối ống phải tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tương đương và các yêu cầu của TCVN 11277 (ISO 14903). Nếu không có tiêu chuẩn quốc gia thì phải sử dụng một tiêu chuẩn tương đương, ví dụ EN 14276-2 hoặc ASME B 31.5.

Chỉ được sử dụng các mối nối tán hoặc ép đẩy để kết nối các phần của các hệ thống độc lập.

Khi sử dụng các mối nối cơ khí trên đường ống, phải tránh các hư hỏng do quá trình đóng băng hoặc rung gây ra.

Các mối nối cơ khí phải được chế tạo và định vị sao cho giảm tới mức tối thiểu sự kéo căng, nén ép, uốn hoặc làm xoắn ống. Các giá đỡ ống phải được cung cấp khi cần thiết, có quan tâm đến các tác động tĩnh và động lực học của trọng lượng mối nối và các bộ phận nối cũng như sự dịch chuyển của ống do giá đỡ dễ bị uốn của các bộ phận di động. Phải tính đến sự vận hành, lắp ráp, xử lý, vận chuyển và bảo dưỡng.

CHÚ THÍCH 1: Các mối nối cố định nên ưu tiên là các mối nối tháo lắp được.

CHÚ THÍCH 2: Trong đường ống được bọc cách nhiệt nên ghi nhãn bền vững cho các mối nối tháo lắp được.

5.2.3.2. Mối ni bích

Các mối nối bích phải được bố trí sao cho các chi tiết được nối với nhau có thể được tháo dỡ với ứng suất gây cong vênh nhỏ nhất cho đường ống.

Nên ưu tiên sử dụng các mặt bích tiêu chuẩn cho các đường ống bằng thép theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tương đương, ví dụ EN 1092-1 cho đường ống thép hoặc ASME B 31.5. Đối với các đường ống bằng đồng, EN 1092-3, ASME B 31.5 hoặc có thể sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tương đương.

Các mối nối nên cứng chắc và đủ độ bền để tránh bất cứ mối nguy hiểm nào có thể làm cho đệm kín bị phá hủy. Các mặt bích có rãnh và gờ hoặc có phần lồi và vai nên được ưu tiên sử dụng. Mối nối nên tháo ra được mà không phải tác dụng lực vào các chi tiết nối. Nên chú ý tránh sự quá ứng suất của các bulông do làm việc ở nhiệt độ thấp với tác động của một ứng suất trước xác định.

5.2.3.3. Mối nối ống loe

Các mối nối loe chỉ được hạn chế sử dụng cho ống được ủ và ống có cỡ kích thước đường kính ngoài không vượt quá 20 mm.

Khi sử dụng đường ống bằng đồng, phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành tương ứng.

Ví dụ, EN 12735-1, EN 12735-2 hoặc ASME B 31.5.

Đối với các mối nối ống loe đơn của các ống đồng, phải tác dụng momen xoắn thích hợp và các điều kiện như đã chỉ dẫn trong Bảng 4. Các ống loe phải được siết chặt với momen xoắn thiết kế bằng chìa vặn hoặc chìa vặn có móc thích hợp.

Bảng 4 - Momen siết chặt tiêu chuẩn

Đường kính ngoài danh nghĩa

Chiều dày nhỏ nht của thành

mm

Momen siết chặt

Nm

Dãy hệ mét

mm

Tính theo

mm

Tính theo

inch

6

 

 

0,80

14 - 18

6,35

1/4

0,80

14 - 18

7,94

5/16

0,80

33 - 42

8

 

 

0,80

33 - 42

9,52

3/8

0,80

33 - 42

10

 

 

0,80

33 - 42

12

 

 

0,80

50 - 62

12,7

1/2

0,80

50 - 62

15

 

 

0,80

63 - 77

15,88

5/8

0,95

63 - 77

18

 

 

1,00

90 - 110

19,06

3/4

1,00

90 - 110

Khi chế tạo các mối nối loe nên chú ý bảo đảm cho ống loe có cỡ kích thước chính xác và momen xoắn dùng để siết chặt đai ốc không bị vượt quá.

Nên chú ý không làm loe đường ống đã biến cứng khi gia công nguội.

Các đầu mút ống phải được cắt vuông góc với đường trục của ống và được kiểm tra không có ba via.

Có thể áp dụng momen xoắn khác với giá trị được quy định trong Bảng 4 với điều kiện là momen xoắn này do nhà sản xuất khuyến nghị.