Giỏ hàng

TCVN 6104-2:2015 - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.2.3.4. Ren côn

Các ren ống côn là một phần của bình cầu chịu áp lực phải được hạn chế tới cỡ lớn nhất DN 40 (1,5 inch) và chỉ được sử dụng để kết nối các thiết bị điều khiển, an toàn và chỉ báo với các bộ phận. Các phụ tùng nối ống côn và môi trường bít kín phải do nhà sản xuất chấp nhận kiểu về độ kín.

5.2.3.5. Mối nối ép

Các mối nối ép phải được hạn chế cho đường ống có cỡ lớn nhất DN 32 (1,38 inch) phù hợp với ISO 6708.

5.2.3.6. Yêu cầu cho đường ống được lắp đặt tại hiện trường

Phải tính đến sự bố trí, lắp đặt thích hợp đường ống, đặc biệt là định vị mỗi ống, các điều kiện cho dòng chảy (dòng hai pha, hoạt động cung cấp dầu với tải trọng riêng phần), các quá trình ngưng tụ, giãn nở nhiệt, rung và khả năng tiếp cận dễ dàng.

CHÚ THÍCH: Sự vạch tuyến và đỡ đường ống có ảnh hưởng quan trọng đến độ tin cậy vận hành và khả năng sử dụng của một hệ thống lạnh.

Theo quy tắc chung đường ống phải được lắp đặt sao cho tránh được hư hỏng từ bất cứ hoạt động bình thường nào.

Phải áp dụng các xem xét sau về mặt an toàn và bảo vệ môi trường cho lắp đặt đường ống.

- Không được có nguy hiểm cho người và lối đi tự do trong các đường thoát hiểm và tiếp cận không bị hạn chế.

- Không được bố trí các van và các mối nối tháo lắp được trong các khu vực đi tới khu vực công cộng chung ở đó sử dụng các nhóm môi chất lạnh A2, B1, B2, A3 hoặc 83. Đối với tất cả các môi chất lạnh, các van và các mối nối tháo lắp được trong các khu vực đi tới khu vực công cộng chung phải được bảo vệ chống các thao tác hoặc tháo mối nối không được phép.

- Các bộ phận nối mềm dùng cho môi chất lạnh (như các ống nối giữa thiết bị trong phòng và thiết bị ngoài phòng có thể bị dịch chuyển trong quá trình hoạt động bình thường phải được bảo vệ chống hư hỏng cơ học.

- Phải thực hiện việc đấu nối các mối nối ống (ví dụ, trong trường hợp các hệ thống nhiều cụm) trước khi mở các van để môi chất lạnh lưu động giữa các phần của hệ thống lạnh. Phải trang bị một van để hút chân không cho ống nối liên kết và/hoặc bất cứ phần nào của hệ thống lạnh chưa được nạp môi chất lạnh.

- Đối với các yêu cầu về khả năng tiếp cận đường ống và các mối nối, xem 5.2.3.12.

5.2.3.7. Yêu cầu riêng cho lắp đặt đường ống của thiết bị (được) sử dụng các môi chất lạnh A2, A3, B2 hoặc B3, trừ các môi chất lạnh A1, B1, A2L và B2L

Đường ống và các mối nối của một hệ thống có nhiều cụm phải được chế tạo với các mối nối cố định bên trong một không gian người sử dụng, trừ các mối nối đấu nối trực tiếp đường ống với các thiết bị ngoài phòng.

Các bộ phận phải được chuyên chở bằng tàu thủy khi không nạp môi chất lạnh. Đường ống môi chất lạnh phải được bảo vệ tránh hư hỏng.

5 2.3.8. Khoảng cách giữa các giá đỡ ống

Đường ống phải được đỡ thích hợp theo cỡ kích thước và trọng lượng sử dụng của đường ống. Khoảng cách lớn nhất nên dùng giữa các giá đỡ ống được chỉ dẫn trong các Bảng 5 và 6.

Bảng 5 - Khoảng cách lớn nhất được khuyến nghị giữa các giá đ ống dùng cho các ống đồng

Đường kính ngoài

mm

Khoảng cách

m

15 đến 22 (mềm)

2

22 đến < 54 (nửa cứng)

3

54 đến 67 (nửa cứng)

4

CHÚ THÍCH: Thông tin về mềm và nửa cứng được cho trong EN 12735-1 và EN 12735-2.

Bng 6 - Khoảng cách lớn nhất được khuyến nghị gia các giá đỡ ống dùng cho các ống thép

Đưng kính lỗ danh nghĩa DN

(theo ISO 6708)

Khoảng cách

m

15 đến 25

2

32 đến 50

3

65 đến 80

4,5

100 đến 175

5

200 đến 350

6

400 đến 450

7

5.2.3.9. Bảo vệ đường ống

Phải có sự đề phòng để tránh rung hoặc xung động quá mức. Phải đặc biệt chú ý để ngăn ngừa tiếng ồn hoặc rung trực tiếp truyền đến kết cấu đỡ ống hoặc qua kết cấu đỡ ống.

CHÚ THÍCH 1: Nên thực hiện việc đánh giá rung hoặc xung động trên hệ thống đang sử dụng, ở nhiệt độ ngưng tụ lớn nhất và ở các điều kiện khởi động và dừng để có tác động xấu nhất đến đường ống.

Các cơ cấu bảo vệ, đường ống và các phụ tùng nối ống phải được bảo vệ tới mức tốt nhất để chống lại các ảnh hưởng bất lợi của môi trường, ví dụ như, mối ngay hiểm của nước tích tụ và đóng băng trong các ống xả khí hoặc sự tích tụ bụi và các mảnh vụn.

Phải có biện pháp đối với sự giãn nở và co lại của các tuyến đường ống dài.

Đường ống trong các hệ thống lạnh phải được thiết kế và lắp đặt để giảm tới mức tối thiểu khả năng dẫn đến va đập thủy lực của chất lỏng gây hư hỏng hệ thống.

Các van xolenoit (điện từ) phải được định vị đúng trong đường ống để tránh va đập thủy lực.

Các ống thép và các bộ phận phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng lớp phủ chống gỉ trước khi phủ bất cứ lớp cách ly nào.

CHÚ THÍCH 2: Bảo vệ chống ăn mòn cần tuân theo ISO 12944-1 (đối với đường ống bằng thép).

Các chi tiết của ống mềm phải được bảo vệ chống hư hỏng cơ học, ứng suất quá mức do xoắn hoặc các lực khác. Chúng phải được kiểm tra thường xuyên về hư hỏng cơ học.

5.2.3.10. Đường ống trong các hộp kỹ thuật hoặc giếng kỹ thuật

Khi đường ống môi chất lạnh lắp trong hộp kỹ thuật cùng với các dịch vụ kỹ thuật khác thì phải có biện pháp để tránh hư hỏng do sự tương tác giữa chúng.

Không được bố trí các ống môi chất lạnh trong các đường thông gió hoặc điều hòa không khí khi các đường này cũng được sử dụng làm các đường thoát hiểm.

Không được bố trí đường ống trong các giếng thang máy hoặc các giếng kỹ thuật khác có các vật thể di động.

5.2.3.11. Vị trí

Phải có đủ không gian để cách ly đường ống khi được yêu cầu.

Đường ống bên ngoài buồng máy hoặc buồng phải được bảo vệ chống hư hỏng bất ngờ có thể xảy ra.

Không được bố trí các mối nối tháo lắp được mà không được bảo vệ chống tháo ra trong các hành lang công cộng, các tiền sảnh, cầu thang, chiếu nghỉ cầu thang, các lối vào, lối ra hoặc trong bất cứ ống kỹ thuật hoặc giếng thang máy nào có các lỗ không được bảo vệ cho các vị trí này.

Trừ các trường hợp là đường ống không có các mối nối tháo lắp được, các van hoặc các cơ cấu điều khiển ở trong các không gian nêu trên được bảo vệ chống hư hỏng bất ngờ. Đường ống không có các mối nối tháo lắp được, các van hoặc cơ cấu điều khiển được bảo vệ chống hư hỏng bất ngờ có thể được lắp đặt tại các hành lang công cộng, các cầu thang hoặc các tiền sảnh với điều kiện là phải được lắp đặt cao cách sàn 2,2 m trở lên.

Đường ống đi qua các tường và trần chịu lửa phải được bít kín sao cho thích hợp với khả năng chịu lửa của vách ngăn.

5.2.3.12. Khả năng tiếp cận đường ống và các mi nối

Khe hở xung quanh đường ống phải đủ để cho phép bảo dưỡng định kỳ lớp cách nhiệt, lớp cách ẩm và các bộ phận, kiểm tra các mối nối ống và sửa chữa các chỗ rò rỉ.

Tất cả các mối nối tháo lắp được phải dễ dàng tiếp cận được để kiểm tra.

5.2.3.13. Lắp đặt đường ống cho các phụ tùng và các phép đo

Đường ống, bao gồm cả các ống mềm dùng để kết nối các thiết bị đo, điều khiển và an toàn phải có đủ độ bền đối với áp suất lớn nhất cho phép và được lắp đặt sao cho giảm tới mức tối thiểu các tác động của rung và ăn mòn.

Các chi tiết dạng ống dùng để kết nối các thiết bị đo, điều khiển và an toàn phải được kết nối và lắp đặt theo tuyến sao cho có thể tránh được tới mức tối đa sự tích tụ của chất lỏng, dầu hoặc bụi bẩn.

Các ống nối của các cơ cấu chuyển mạch an toàn cần có đường kính trong nhỏ nhất danh nghĩa 4 mm (0,157 inch). Trường hợp ngoại lệ: các cơ cấu chuyển mạch an toàn đòi hỏi một ống nối có đường kính lỗ nhỏ hơn để giảm sự xung động. Nếu sự giảm chấn này là cần thiết để bảo đảm chức năng của cơ cấu thì ống nối phải được đặt càng cao càng tốt trên bình chứa hoặc đường ống để tránh dầu hoặc chất lỏng lọt vào.

5.2.3.14. Các mối nối xả thi và thông hơi

5.2.3.14.1. Quy định chung

Các cơ cấu chặn (van chặn) trong các đường ống xả thải và thông hơi không hoạt động khi hệ thống đang vận hành phải được bảo vệ chống hoạt động bất thường. Việc lắp đặt trong một buồng máy chuyên dùng cho phép bảo vệ chống hoạt động bất thường.

5.2.3.14.2. Yêu cầu đặc biệt

Khi phải thay dầu thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng, nhà sản xuất hoặc người lắp đặt phải cung cấp hướng dẫn về cách thải dầu sao cho môi chất lạnh phát thải ra môi trường là tối thiểu.

Khi sử dụng một van tự đóng trong đường ống thải dầu, phải lắp đặt một van chặn trên phía đầu vào của van này hoặc phải lắp một van kết hợp cả hai chức năng này.

CHÚ THÍCH: Có thể giảm tới mức tối thiểu sự tích tụ bụi bẩn trên đế van bằng cách lắp đặt van với trục chính van ở vị trí nằm ngang.

Các hệ thống lạnh hở và nửa kín phải có các cơ cấu chặn cần thiết và/hoặc các phương tiện nổi để máy nén của hệ thống hoặc các bơm chân không có thể chuyển môi chất lạnh và dầu từ hệ thống đến các bình chứa lỏng bên trong hoặc bên ngoài.

Phải trang bị các van xả thải để dễ dàng tháo môi chất lạnh khỏi hệ thống với tổn thất môi chất lạnh là ít nhất.

Đường ống không được sử dụng trong quá trình vận hành bình thường phải được lắp với một nắp cố định hoặc tháo được hoặc cơ cấu tương đương.

5.2.4. Cơ cấu chặn

5.2.4.1. Van cách ly

Các hệ thống lạnh phải được trang bị đủ các van cách ly để giảm tới mức tối thiểu mối nguy hiểm và mất mát môi chất lạnh, đặc biệt là trong quá trình sửa chữa và/hoặc bảo dưỡng.

5.2.4.2. Van vận hành bng tay

Có thể cần đến các van vận hành bằng tay hoạt động tức thời, ví dụ, ngắt khẩn cất được lắp với tay vặn hoặc tay gạt.

5.2.4.3. Thay cụm nắp bít/vòng bít

Nếu không thể siết chặt hoặc thay cụm nắp bít/vòng bít trong khi van chịu tác động của áp suất trong hệ thống thì phải cách ly van khỏi hệ thống hoặc phải có phương tiện để rút môi chất lạnh khỏi bộ phận của hệ thống tại đó có lắp van.

5.2.4.4. Khu vực thải có nguy hiểm cao

Các van tự đóng hoặc đóng nhanh phải được lắp đặt tại nơi có mối nguy hiểm gia tăng do thải môi chất lạnh vào khí quyển, ví dụ, tại các điểm thải xả dầu.

Khi cần phải thải đầu thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng thì phải soạn thảo văn bản và tuân theo hướng dẫn bằng văn bản về thải dầu để giảm tới mức tối thiểu mối nguy hiểm phát thải môi chất lạnh vào khí quyển

5.2.4.5. Bố trí các cơ cấu chặn

Không được lắp đặt các cơ cấu chặn vận hành bằng tay trong các không gian bảo trì.

5.2.5. Chỉnh đặt các cơ cấu bảo vệ

5.2.5.1. Quy định chung

Áp suất chỉnh đặt của cơ cấu giới hạn áp suất phải bằng hoặc nhỏ hơn áp suất thiết kế phía áp suất cao nếu không trang bị cơ cấu an toàn. Nếu trang bị một cơ cấu an toàn thì áp suất chỉnh đặt của cơ cấu giới hạn áp suất phải là 90% hoặc thấp hơn áp suất chỉnh đặt của cơ cấu an toàn.

5.2.5.2. Xả khí giảm áp từ phía áp suất thấp ra khí quyển

Một cơ cấu an toàn phía áp suất cao có thể xả bớt về phía áp suất thấp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đường xả bớt giữa phía áp suất cao và phía áp suất thấp không thể chặn lại được trừ trường hợp như đã quy định trong 5.2.9.4.

- Một cơ cấu an toàn xả bớt ra khí quyển nếu được lắp trên phía áp suất thấp.

- Áp suất cài đặt của cơ cấu an toàn phía áp suất thấp nhỏ hơn hoặc bằng áp suất thiết kế của phía áp suất thấp.

5.2.6. Cơ cu an toàn chuyển mạch để giới hạn áp suất

5.2.6.1. Cơ cấu an toàn cơ - điện chuyển mạch để giới hạn áp suất

Cơ cấu an toàn cơ - điện chuyển mạch phải phù hợp với IEC 60 730-2-6. Nếu được sử dụng để bảo vệ hệ thống lạnh tránh áp suất vượt quá mức, các cơ cấu này không được sử dụng cho các mục đích khác.

5.2.6.2. Cơ cấu an toàn điện tử chuyn mạch để gii hạn áp suất

Các cơ cấu điện tử không được sử dụng làm các cơ cấu an toàn chuyển mạch để giới hạn áp suất trừ khi chúng đáp ứng các yêu cầu của ISO 13849-1.

5.2.6.3. Bố trí các cơ cấu an toàn chuyển mạch

Không bố trí van chặn giữa cơ cấu giới hạn áp suất và bộ phận chịu áp lực trừ khi lắp một cơ cấu giới hạn áp suất thứ hai và van chặn là một van chuyển đổi hoặc một van an toàn hoặc đĩa nổ được lắp trong hệ thống.

Các ví dụ về bố trí trong thực tế các cơ cấu an toàn được giới thiệu trong Phụ lục E.

Các cơ cấu an toàn chuyển mạch để giới hạn áp suất và các cơ cấu giới hạn áp suất được chấp nhận kiểu được lắp ở phía áp suất cao phải được bảo vệ chống xung động có thể xảy ra. Yêu cầu này có thể đạt được bằng cách áp dụng các phương pháp thiết kế thích hợp với một cơ cấu giảm chấn hoặc sử dụng các ống nối thu nhỏ. Về lắp đặt đường ống, xem 5.2.3.6.

CHÚ THÍCH 1: Cơ cấu ngắt áp suất an toàn được chấp nhận kiểu, cơ cấu ngắt áp suất được chấp nhận kiểu và cơ cấu giới hạn áp suất được chấp nhận kiểu là các cơ cấu an toàn chuyển mạch để giới hạn áp suất như đã định nghĩa trong TCVN 6104-1 (ISO 5149-1).

CHÚ THÍCH 2: Một cơ cấu an toàn chuyển mạch giới hạn áp suất có thể được sử dụng cho nhiều bộ phận chịu áp lực nếu cơ cấu đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

Cơ cấu an toàn chuyển mạch giới hạn áp suất phải được bố trí sao cho việc thay đổi cài đặt chỉ có thể được thực hiện nhờ một dụng cụ.

Trong trường hợp máy tự động khởi động lại sau khi mất điện cần phải có phương tiện để ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm. Nếu mất điện của các cơ cấu an toàn chuyển mạch giới hạn áp suất hoặc mất điện của bộ vi xử lý/máy tính nằm trong mạch an toàn thì máy nén sẽ dừng.

5.2.7. Tính toán c kích thước của các cơ cấu an toàn

5.2.7.1. Tính toán

Năng suất xả nhỏ nhất yêu cầu của cơ cấu an toàn hoặc nút chẩy đối với mỗi bình chịu áp lực phải được xác định theo các công thức (1) và (2):

- Đối với bình hình trụ:

C = f x D x L

(1)

- Đối với bình không phải là hình trụ:

Trong đó:

C là năng suất xả nhỏ nhất yêu cầu của cơ cấu an toàn, tính bằng kilogam không khí trên giây (kg/s)

D là đường kính ngoài của bình, tính bằng mét;

L là chiều dài của bình, tính bằng mét;

S là diện tích mặt ngoài của bình chịu áp lực không phải là bình trụ, tính bằng mét vuông (bộ trao đổi nhiệt kiểu tấm).

CHÚ THÍCH 1: Khi sử dụng các vật liệu dễ cháy trong phạm vi 6,1 m của bình chịu áp lực, lấy giá trị f với 2,5.

CHÚ THÍCH 2: Các công thức dựa trên các điều kiện cháy tại các giá trị cài đặt riêng của van an toàn. Các tính toán chung cho các trường hợp khác, ví dụ, các giá trị cài đặt cho các nguồn nhiệt bên trong hoặc các van an toàn khác được chi tiết hóa trong EN 13136.

Một số giá trị của hệ số f phụ thuộc vào loại môi chất lạnh được cho trong Bảng 7 khi được sử dụng trên phía áp suất thấp của một hệ thống lạnh ghép tầng được nạp hạn chế và trong Bảng 8 cho các ứng dụng khác.

Bảng 7 - Giá trị f phụ thuộc vào loại môi chất lạnh (khi được sử dụng cho phía áp suất thấp của một hệ thống lạnh ghép tầng có lượng nạp hạn chế)

Môi chất lạnh

Giá trị fa

kgs-1m-2

R-23, R-170, R-744, R-1150, R-508A, R-508B

0,082

R-13, R-13B1, R-503

0,163

R-14

0,203

a Các giá trị bắt nguồn từ ASHRAE 15:2010.

Bảng 8 - Giá trị của f phụ thuộc vào loại môi chất lạnh (cho các ứng dụng khác)

Môi chất lạnh

Giá trị fa

kgs-1m-2

R-717

0,041

R-11, R-32, R-113, R-123, R-142b, R-152a, R-290, R-600, R-600a

0,082

R-12, R-22, R-114, R-124, R-134a, R-401A, R-401B, R-401C, R-406A, R-407C, R-407D, R-407E, R-409A, R-411A, R-411B, R-411C, R-412A, R-414A, R-414B, R-500, R-1270

0,131

R-143a, R-402B, R-403A, R-407A, R-408A, R-413A

0,163

R-115, R-402A, R-403B, R-404A, R-407B, R-410A, R-410B, R-502, R-507A, R-509A

0,203

a Các giá trị bắt nguồn từ ASHRAE 15:2010.

Khi sử dụng một cơ cấu an toàn hoặc nút chảy để bảo vệ nhiều hơn một bình chịu áp lực, năng suất yêu cầu phải là tổng số các năng suất yêu cầu cho mỗi bình chịu áp lực.

5.2.7.2. Nút chảy

Sử dụng một nút chảy để bảo vệ hệ thống lạnh chống quá áp trong trường hợp một nguồn nhiệt bên ngoài quá lớn như đám cháy. Nếu một nút cháy được lắp trên bình chịu áp lực hoặc bất cứ bộ phận nào khác mà nó bảo vệ thì phải đặt nút chảy trên phần tại đó môi chất lạnh quá nhiệt không ảnh hưởng đến chức năng đúng của nút. Các nút chảy không được phủ lớp cách nhiệt.

Sự xả ra từ nút chảy phải diễn ra sao cho người và tài sản không bị nguy hiểm bởi môi chất lạnh xả ra.

Chỉ được dùng các nút chảy khi sử dụng các môi chất lạnh A1 và A2L.

Không được dùng nút chảy như cơ cấu an toàn duy nhất giữa một bộ phận chứa môi chất lạnh và khí quyển cho các hệ thống có lượng nạp môi chất lạnh lớn hơn 2,5 kg môi chất lạnh thuộc nhóm A1 và A2L.