Giỏ hàng

TCVN 6104-2:2015 - Phần 5

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.2.9.3. Van tràn

Khi một cơ cấu an toàn, trừ cơ cấu an toàn của máy nén, xả từ cấp áp suất cao xuống cấp áp suất thấp hơn của hệ thống thì việc thiết kế và năng suất của cơ cấu an toàn này phải tính đến mức cho phép của đối áp.

Các đặc tính của van tràn phải sao cho áp suất trong quá trình giảm không cao hơn áp suất của một cơ cấu an toàn khi xả ra khí quyển.

Năng suất xả của các cơ cấu an toàn trên phía áp suất thấp của hệ thống phải bảo vệ tất cả các bình chứa kết nối với nhau, các máy nén và các bơm chịu tác động đồng thời của áp suất quá mức.

5.2.9.4. Cách ly và bố trí các cơ cấu bảo vệ cho các hệ thống lạnh

Các cơ cấu an toàn phải được lắp đặt trên hoặc trong vùng lân cận của các phần hệ thống lạnh mà chúng bảo vệ. Các cơ cấu an toàn phải tiếp cận được dễ dàng và phải được kết nối ở phía trên mức môi chất lạnh, trừ các cơ cấu bảo vệ chống tác động của giãn nở chất lỏng.

Không được lắp các van cách ly trên đường ống vào hoặc ra của một cơ cấu an toàn ngoại trừ quy định dưới đây.

Khi sử dụng chỉ một cơ cấu an toàn được lắp đặt bên ngoài để xả về phía áp suất thấp của hệ thống thì phải có phương tiện để có thể tháo cơ cấu này ra mà không làm mất mát đi lượng đáng kể môi chất lạnh. Phải trang bị các cơ cấu chặn đối diện với van tràn và ở phía sau van tràn. Các cơ cấu chặn phải được bảo đảm an toàn khi mở để chống việc sử dụng trái phép bằng dấu cặp chì hoặc tương đương. Dấu niêm phong phải được người có thẩm quyền xác nhận. Các đường ống tràn của các van tràn nên ưu tiên dẫn vào pha khí và phải dẫn vào phía áp suất thấp của hệ thống (ví dụ, đường ống hồi đến bộ tách ly) thông qua đường ngắn nhất (xem các Hình E.5 và E.6).

CHÚ THÍCH: Các cơ cấu an toàn xả vào khí quyển có thể được lắp đặt song song với các cơ cấu an toàn chảy tràn để bảo vệ hệ thống tránh áp suất quá mức phát sinh từ các nguồn nhiệt bên ngoài.

5.2.9.5. Bảo vệ hệ thống làm lạnh và sưởi thứ cấp

Nếu bộ trao đổi nhiệt giữa hệ thống lạnh và hệ thống làm lạnh và sưởi thứ cấp có thể được ngắt để tăng áp suất thì bộ trao đổi nhiệt phải được bảo vệ ở phía thứ cấp bằng một cơ cấu an toàn được chỉnh đặt ở một áp suất không cao hơn PS của phía thứ cấp.

Khi hệ thống chứa một bộ trao đổi nhiệt thứ cấp, bộ trao đổi nhiệt không được phép thải thứ cấp do có thể làm hư hỏng bộ bay hơi hoặc thành bộ ngưng tụ. Yêu cầu này được đáp ứng bởi cách bố trí sau:

- Một bộ tách không khí/môi chất lạnh tự động được lắp đặt trên mạch thứ cấp trên ống ra từ bộ bay hơi hoặc bộ ngưng tụ và ở một mức cao so với bộ trao đổi nhiệt. Bộ tách không khí/môi chất lạnh phải có đủ lưu lượng danh nghĩa để xả môi chất lạnh có thể được thải qua bộ trao đổi nhiệt. Bộ tách ly không khí phải xả môi chất lạnh vào bộ phận thông hơi hoặc ra ngoài. Lỗ thông hơi phải được bố trí để giảm tới mức tối thiểu các sự cố nguy hiểm.

- Một bộ trao đổi nhiệt có thành kép được lắp đặt giữa các mạch sơ cấp và thứ cấp, trong trường hợp rò rỉ, để tránh sự rò rỉ môi chất lạnh vào mạch thứ cấp.

- Áp suất của mạch thứ cấp luôn lớn hơn áp suất của mạch sơ cấp trong vùng tiếp xúc.

Khi môi chất lạnh sơ cấp hòa tan vào lưu chất thứ cấp (chất tải lạnh) thì phải lắp một đầu cảm biến tự động được kết nối với một hệ thống báo động.

5.2.10. Các dụng cụ chỉ thị và đo (giám sát)

5.2.10.1. Quy định chung

Các hệ thống lạnh phải được trang bị các dụng cụ chỉ thị và đo cần thiết cho thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng như đã quy định trong tiêu chuẩn này.

"Các thiết bị giám sát" như đã mô tả trong tiêu chuẩn này không được xem là các cơ cấu bảo vệ.

5.2.10.2. B trí các dụng cụ ch thị áp suất môi chất lạnh

Đối với các hệ thống chứa nhiều hơn 10,0 kg môi chất lạnh, phải trang bị các đầu nối chỉ thị áp suất cho mỗi phía áp suất hoặc cấp áp suất riêng (việc lắp đặt các dụng cụ chỉ thị áp suất cố định là tùy chọn).

Khi lắp đặt cố định một áp kế trên phía áp suất cao của một hệ thống lạnh thì mặt số của nó phải được chia độ tới ít nhất là 1,2 lần áp suất thiết kế.

Nếu một phin dầu có thể thay thế được lắp trong hệ thống bôi trơn của máy nén hở thì phải lắp một áp kế dầu để theo dõi áp lực dầu bôi trơn yêu cầu.

Các bình chịu áp lực có dung tích tinh bên trong 100 I hoặc lớn hơn có trang bị các cơ cấu chặn trên đường vào và đường ra và có thể chứa môi chất lạnh lỏng phải được trang bị một đầu nối chỉ thị áp suất.

Các bộ phận chứa môi chất lạnh được làm sạch hoặc được xả băng trong trạng thái ấm hoặc nóng trong điều kiện kiểm soát bằng tay thì phải được trang bị bộ chỉ thị áp suất. Khi sử dụng áp kế, mặt số của nó phải được chia độ tới ít nhất là 1,2 lần áp suất bão hòa của môi chất lạnh ở nhiệt độ đạt được trong quá trình làm sạch hoặc quá trình xả băng.

5.2.10.3. Dụng cụ chỉ th mức chất lỏng

Các bình chứa môi chất lạnh trong các hệ thống chứa nhiều hơn

-100 kg môi chất lạnh nhóm A1, (heo TCVN 6739 (ISO 817),

- 25 kg môi chất lạnh nhóm A2, B1 hoặc B2 theo TCVN 6739 (ISO 817), và

- 2,5 kg môi chất lạnh nhóm A3 hoặc B3, theo TCVN 6739 (ISO 817).

Và có thể được cách ly phải được trang bị một dụng cụ chỉ mức chất lỏng để chỉ ít nhất là mức môi chất lạnh lớn nhất.

Không được sử dụng các dụng cụ chỉ thị mức chất lỏng có kết cấu là các ống thủy tinh.

Ngoại lệ: Các ống thủy tinh đo mức chất lỏng có các van chặn tự động có thể được sử dụng chỉ nếu được bảo vệ chống các hư hỏng từ bên ngoài và được đỡ một cách thích hợp.

Các ống kính đo mức chất lỏng tròn không được xem là các ống.

5.2.11. Yêu cầu về điện

Thiết kế thiết bị điện phải tuân theo loạt TCVN 5699 (IEC 60335) hoặc IEC 60204-1.

5.2.12. Bảo vệ chống các bề mặt b đốt nóng

Thiết bị phải tuân theo loạt các tiêu chuẩn TCVN 5699 (IEC 60335) hoặc IEC 60204-1 sao cho nhiều người không gặp nguy hiểm bởi các bề mặt bị đốt nóng kết hợp với các yêu cầu sau:

Đối với các môi chất lạnh A1, B1, A2L và B2L, các bề mặt bị đốt nóng không vượt quá 700 °C hoặc nhiệt độ tự bốc cháy, lấy giá trị lớn hơn.

5.2.13. Bảo vệ chống các bộ phận chuyn động

Thiết bị phải tuân theo loạt các tiêu chuẩn IEC 60335, hoặc IEC 60204-1 và ISO 12100 sao cho nhiều người không gặp nguy hiểm bởi các bộ phận chuyển động. Trừ khi có quy định khác, tất cả các bộ phận chuyển động (ví dụ, các cánh quạt, các guồng cánh, các puli và đai truyền) nếu bị tiếp xúc bất ngờ có thể gây ra thương tích cho thân thể, phải được bảo vệ chống tiếp xúc bất ngờ bằng rào chắn hoặc lưới chắn và phải sử dụng các dụng cụ để tháo và kẹp chặt cố định các rào chắn hoặc lưới chắn này.

5.2.14. Vận chuyển thiết bị an toàn

Thiết bị lạnh phải được thiết kế để cho phép vận chuyển an toàn.

5.2.15. Điều kiện dừng máy trong quá trình vận chuyển

Áp suất trong các bộ phận được bảo vệ bằng cơ cấu an toàn không được vượt quá 0,9 lần giá trị cài đặt của cơ cấu này trong quá trình vận chuyển.

Áp suất phải được tính toán hoặc thử nghiệm khi giả thiết rằng hệ thống có thể phải chịu nhiệt độ vận chuyển cao nhất trong khoảng thời gian 12 h.

5.2.16. Bảo vệ chống các mối nguy hiểm nổ

Các hệ thống lạnh sử dụng các môi chất lạnh A2, A3, B2 hoặc B3 phải được thiết kế sao cho bất cứ môi chất lạnh nào bị rò rỉ cũng sẽ không chảy thành dòng hoặc ứ đọng lại và gây ra sự cố cháy hoặc nổ trong khu vực lân cận của hệ thống ở đó có lắp các linh kiện điện có thể là nguồn đốt cháy và có thể hoạt động trong các điều kiện bình thường hoặc trong trường hợp có rò rỉ.

Các bộ phận tách biệt như các bộ điều chỉnh nhiệt được nạp nhỏ hơn 0,5 g khí cháy được, không được xem là nguyên nhân của sự cố cháy hoặc nổ trong trường hợp có rò rỉ khí trong phạm vi của bản thân bộ phận.

Tất cả các linh kiện điện có thể là nguồn đốt cháy và có thể hoạt động trong các điều kiện bình thường hoặc trong trường hợp có rò rỉ phải được đặt trong một buồng thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Tuân theo IEC 60079-15 về các yêu cầu bổ sung cho các buồng được thông gió hạn chế khi bảo vệ thiết bị tạo ra hồ quang, tia lửa hoặc các bề mặt bị đốt nóng.

- Chứng minh sự phù hợp với IEC 60079-15 về các yêu cầu bổ sung chung cho các thiết bị tạo ra hồ quang, tia lửa hoặc các bề mặt bị đốt nóng.

CHÚ THÍCH 1: IEC 60079-15:2010, 22.5.3.1 được dùng cho các thiết bị được đóng kín hoặc được đậy nắp, nhưng ở đây phép thử cũng có thể được sử dụng cho các bao che lớn hơn 100 cm3

Các bộ phận và thiết bị tuân theo các Điều 16 đến 22 của IEC 60079-15:2010 hoặc môi chất lạnh được sử dụng hoặc một tiêu chuẩn áp dụng làm cho các linh kiện điện thích hợp với sử dụng trong các vùng 2, 1 hoặc 0 như đã định nghĩa trong IEC 60079-14, không được xem là nguồn cháy.

CHÚ THÍCH 2: Dòng điện thử cho một bộ phận chuyển mạch là một dòng điện danh định của bộ phận hoặc phụ tải thực tế được chuyển mạch, lấy giá trị lớn hơn.

5.2.17. Yêu cầu đối với bung được thông gió

Khi sử dụng môi chất lạnh cháy được, có thể sử dụng buồng được thông gió để tránh mối nguy hiểm nổ.

Nhà sản xuất phải quy định ống thông gió về cỡ kích thước và số lượng các chỗ uống cong. Buồng thiết bị phải tạo ra dòng không khí giữa khoảng trống và phía bên trong của buồng thiết bị. Giá trị đo được của áp suất âm bên trong buồng thiết bị phải là 20 Pa hoặc lớn hơn và lưu lượng thông gió ở phía bên trong ít nhất phải là Qmin với lưu lượng thông gió nhỏ nhất 2 m3/h. Diện tích dòng chảy của ống thông gió không bị hạn chế bởi bất cứ bộ phận nào.

Qmin phải được tính toán như sau:

Trong đó:

Qmin là lưu lượng thể tích thông gió, tính bằng mét khối trên giờ (m3/h);

15 là hằng số chuyển đổi tốc độ rò rỉ 4 min thành một tốc độ rò rỉ nặng (h-1);

s là 4 (hệ số an toàn);

m là khối lượng nạp môi chất lạnh, tính bằng kilogam (kg);

ρ là khối lượng riêng của môi chất lạnh ở áp suất khí quyển tại 25 °C, tính bằng kilogam trên mét khối (kg/m3).

Sự phù hợp phải được xác định bằng thử nghiệm.

Hệ thống thông gió phải vận hành như sau:

- Hệ thống phải luôn luôn hoạt động, dòng không khí phải được giám sát liên tục và thiết bị hoặc máy nén được tắt trong 10 s trong trường hợp dòng không khí giảm xuống dưới Qmin.

- Hệ thống phải được bật bằng một bộ cảm biến khí môi chất lạnh trước khi đạt được 25% của giới hạn dưới khả năng cháy (LFL). Bộ cảm biến phải được định vị thích hợp khi xem xét đến khối lượng riêng của môi chất lạnh và được thử định kỳ phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng không khí phải được phát hiện và kiểm định kỳ trong trường hợp lưu lượng giảm xuống dưới Qmin.

5.3. Thử nghiệm

5.3.1. Các phép thử

Trước khi đưa vào sử dụng bất cứ hệ thống lạnh nào, tất cả các bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống lạnh phải trải qua các phép thử sau:

a) Thử độ bền chịu áp lực;

b) Thử độ kín;

c) Thử chức năng của các cơ cấu an toàn chuyển mạch để giới hạn áp suất;

d) Thử sự tuân theo lắp đặt hoàn ch

Các mối nối phải tiếp cận được để kiểm tra trong khi đang tiến hành phép thử độ bền chịu áp lực và phép thử độ kín.

Sau thử nghiệm độ bền chịu áp lực và thử nghiệm độ kín và trước khi hệ thống được khởi động lần đầu tiên phải thực hiện thử chức năng của tất cả các mạch điện an toàn.

Kết quả thử của các phép thử này phải được ghi lại.

5.3.2. Thử độ bền chịu áp lực

Nếu đường ống và các mối nối đường ống không được thử trước thì áp dụng các yêu cầu sau cho đường ống và các mối nối đường ống còn lại không được thử trước.

Đối với đường ống và các mối nối đường ống còn lại thuộc loại II hoặc cao hơn như đã xác định trong Phụ lục C, phải áp dụng một trong các phép thử sau:

- Thử độ bền chịu áp lực riêng ở áp suất nhỏ nhất 1,43 x PS.

- Đường ống và các mối nối ống còn lại phải được thử độ bền chịu áp lực ở áp suất nhỏ nhất 1,1 x PS. Ngoài ra 10% các mối nối cố định thuộc loại II hoặc cao hơn phải được thử không phá hủy.

CHÚ THÍCH 1: Cần xem xét đến các phép thử độ bền chịu áp lực ở 1,1 x PS khi các phép thử độ bền chịu áp lực ở 1,43 x PS có thể có hại đối với hệ thống. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp các phương pháp khác có hại đối với hệ thống.

Nếu loại của đường ống và các mối nối đường ống còn lại nhỏ hơn hoặc bằng loại I như đã xác định trong Phụ lục C thì phải áp dụng một trong các phép thử sau:

- Thực hiện một trong các phép thử được yêu cầu cho đường ống và các mối nối đường ống thuộc loại II hoặc cao hơn.

- Thử nghiệm đường ống và các mối nối đường còn lại ở áp suất nhỏ nhất 1,1 x PS.

- Thử chấp nhận kiểu đường ống và các mối nối đường ống còn lại như đã mô tả trong 4.4 kết hợp với thử độ kín như đã mô tả trong 5.3.3.

Nếu loại của đường ống và các mối nối đường ống còn lại nhỏ hơn hoặc bằng loại I (như đã xác định trong Phụ lục C) và thiết bị đáp ứng các yêu cầu của Phụ lục D thì một phép thử độ kín như đã mô tả trong 5.3.3 là đủ.

Đối với phép thử độ bền chịu áp lực, các cơ cấu an toàn và các cơ cấu điều khiển có thể được tháo ra nếu cần thiết.

Đối với mối nối của các bộ phận này, phép thử độ kín là cần thiết nếu các bộ phận được kết nối lại với thiết bị sau khi thử độ bền chịu áp lực.

Áp suất lớn nhất cho phép có thể được quy định riêng cho mỗi phần của hệ thống. Trong trường hợp này, áp suất thử có thể khác nhau cho mỗi phần của hệ thống.

Trong quá trình của phép thử này, phía áp suất thấp của các máy nén không nên chịu các áp suất thử vượt quá PS trên phía áp suất thấp do nhà sản xuất quy định.

Phép thử trên hệ thống lắp đặt phải được thực hiện bằng khí không nguy hiểm. Không được sử dụng oxy. Không được sử dụng không khí cho các hệ thống được lắp đặt tại hiện trường.

CHÚ THÍCH 2: Nitơ không chứa oxy được ưu tiên sử dụng cho phép thử này.

5.3.3. Thử độ kín

5.3.3.1. Quy định chung

Hệ thống phải được thử rò rỉ ở dạng toàn bộ hệ thống hoặc các phần phù hợp với điều này trước khi rời khỏi nhà máy nếu được lắp ráp tại nhà máy hoặc được thử trên hiện trường nếu được lắp ráp hoặc được nạp môi chất lạnh tại hiện trường, nếu cần thiết có thể được thử ở các giai đoạn hoàn thành hệ thống.

Một vài kỹ thuật được sử dụng cho thử nghiệm rò rỉ tùy thuộc vào các điều kiện sản xuất, ví dụ, thử áp lực với khí trơ và tìm theo vết khí phóng xạ. Để tránh phát tán ra chất nguy hiểm, nên thực hiện thử nghiệm bằng khí trơ như nitơ, heli hoặc cacbon đioxit. Vì lý do an toàn, không nên sử dụng không khí, oxy, axitylen hoặc hyđrocacbon. Nên tránh sử dụng hỗn hợp của không khí và khí vì một số hỗn hợp có thể gây nguy hiểm.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng quy trình hút chân không để chỉ báo sơ bộ ở mức thô về độ kín

Người kỹ sư thiết kế phải áp dụng phương pháp thử để đạt được kết quả tương đương với các yêu cầu của 5.3.3.1 hoặc 5.3.3.2.

5.3.3.2. Đối với các hệ thống trọn bộ có lượng nạp môi chất lạnh nhỏ hơn 5 kg được thử với môi chất lạnh trong hệ thống

Không được phép có rò rỉ phát hiện được trong các trường hợp sau:

a) Đối với các mối nối được thực hiện tại nhà máy:

- Các mối nối trong các hệ thống kín phải được thử với thiết bị phát hiện có dung lượng 3 g môi chất lạnh trong một năm hoặc chính xác hơn ở áp suất tối thiểu là 0,25 x PS;

- Các mối nối trong các hệ thống khác phải được thử với thiết bị phát hiện có dung lượng 5 g môi chất lạnh trong một năm hoặc chính xác hơn ở áp suất tối thiểu là 0,25 x PS.

b) Đối với các mối nối được thực hiện tại hiện trường lắp đặt:

- Các mối nối phải được thử với thiết bị phát hiện có dung lượng 5 g môi chất lạnh trong một năm hoặc chính xác hơn với thiết bị đứng yên và vận hành hoặc ở áp suất tối thiểu cho các điều kiện dừng máy hoặc vận hành này.

Quy trình phát hiện rò rỉ phải tính đến thời gian phản ứng của thiết bị và khoảng cách lớn nhất giữa chỗ rò rỉ và thiết bị thử.

Nhà sản xuất phải đưa ra hướng dẫn tương ứng của thiết bị thử rò rỉ. Khi hệ thống không được thử ở các áp suất yêu cầu trên hoặc không được thử với môi chất lạnh nguyên chất, người kỹ sư thiết kế phải chứng minh phương pháp thử được áp dụng tương đương với các yêu cầu nêu trên. Thiết bị phát hiện phải được hiệu chuẩn thường xuyên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mỗi rò rỉ được phát hiện phải được sửa chữa và thử lại về độ kín.

5.3.3.3. Đối với các hệ thống không được bao gồm trong 5.3.3.2

Không được tiến hành các phép thử khi sử dụng môi chất lạnh như môi trường thử.

5.3.3.3.1. Thử ở nhà máy

Tất cả các bộ phận chứa môi chất lạnh hoặc các hệ thống thiết bị phải được nhà sản xuất thử nghiệm và chứng minh đạt độ kín ở áp suất không nhỏ hơn áp suất thiết kế được quy định cho các bộ phận hoặc hệ thống này. Phải thực hiện các phép thử với nitơ khô hoặc các khí không cháy được, không dễ phản ứng được sấy khô khác. Không được sử dụng oxy, không khí, hoặc các hỗn hợp chứa các khí này. Phương tiện được sử dụng để tạo ra áp suất thử phải có một cơ cấu giới hạn áp suất hoặc một cơ cấu giảm áp suất và một áp kế trên phía đầu ra. Cơ cấu giới hạn áp suất phải được chỉnh đặt cao hơn áp suất thử nhưng đủ thấp để ngăn ngừa biến dạng dư của các bộ phận cấu thành hệ thống.

Có hai ngoại lệ cho các lưu chất thử được nêu trong yêu cầu trên.

- Các hỗn hợp của nitơ khô và các khí trơ kết hợp với khí cháy được ở các nồng độ không vượt quá giá trị nhỏ hơn của một phần nhỏ trọng lượng (nồng độ khối lượng) 5% hoặc 25% LFL được phép được cho các phép thử ở nhà máy.

- Không khí nén không có môi chất lạnh bổ sung được phép sử dụng cho các phép thử ở nhà máy với điều kiện là hệ thống được hút chân không sau đó tới áp suất nhỏ hơn áp suất tuyệt đối 132 Pa trước khi nạp môi chất lạnh.

5.3.3.3.2. Tiêu chí chấp nhận

Đối với các môi chất lạnh có tiềm năng làm nóng toàn cầu (GWP) > 150, tiêu chí chấp nhận cho phép thử này là không phát hiện ra các rò rỉ khi sử dụng thiết bị phát hiện có dung lượng 10-6 Pa.m3/s hoặc tốt hơn, ví dụ, lượng heli hít vào.

Đối với các môi chất lạnh có GWP < 150, tiêu chí chấp nhận cho phép thử này là không phát hiện ra các rò rỉ khi sử dụng thiết bị phát hiện có dung lượng 10-3 Pa.m3/s hoặc tốt hơn, ví dụ, bôi một chất có hoạt tính bề mặt lên bề mặt ngoài.

Bất cứ rò rỉ nào được phát hiện ở mức độ nhạy nào phải được sửa chữa và thử lại.

5.3.3.3.3. Thử tại hiện trường

Bất cứ các phần nào của hệ thống được cấu tạo trên hiện trường lắp đặt phải được thử kín trước khi thiết bị được nạp môi chất lạnh. Quy trình thử tại hiện trường và các tiêu chí chấp nhận phải tuân theo các yêu cầu của 5.3.3.3.1 và 5.3.3.3.2. Các thành phần đã được thử kín rồi và có thể được cách ly một cách an toàn khỏi phép thử tại hiện trường không cần phải được thử lại.

5.3.4. Thử lắp đặt hoàn chnh trước khi đưa hệ thống vào vận hành

5.3.4.1. Quy định chung

Trước khi đưa hệ thống lạnh vào vận hành, việc lắp đặt hoàn chỉnh, bao gồm toàn bộ hệ thống lạnh phải được kiểm tra theo các bản vẽ lắp đặt, các sơ đồ bố trí, các sơ đồ ống và dụng cụ đo của hệ thống và các sơ đồ điện.

Đối với các hệ thống hoặc các hệ thống con có công bố thích hợp về sự phù hợp thì yêu cầu này được xem là được đáp ứng.

Nên tuân theo quy định hiện hành khi thử lắp đặt. Khi không có quy định, có thể theo hướng dẫn sau:

5.3.4.2. Kiểm tra hệ thống lạnh

Kiểm tra hệ thống lạnh phải bao gồm các hạng mục sau:

a) Kiểm tài liệu có liên quan đến thiết bị chịu áp lực;

b) Kiểm các cơ cấu an toàn;

c) Kiểm các mối nối cố định trên đường ống phù hợp với tài liệu thiết kế;

d) Kiểm đường ống theo thiết kế;

e) Kiểm và lập tài liệu về độ thẳng hàng của các khối nối dẫn động của các máy nén hở, bơm, quạt v.v... với các lực đẩy của chúng (động cơ điện hoặc động cơ khác);

f) Kiểm hồ sơ của phép thử độ kín của hệ thống lạnh;

g) Kiểm tra hệ thống lạnh bằng mắt.

Phép kiểm tra này phải được lập thành tài liệu (xem 5.3.4).

CHÚ THÍCH: Khi có thể áp dụng được, người có thẩm quyền cần tuân theo IEC 13313.

5.3.4.3. Kiểm định các cơ cấu an toàn

5.3.4.3.1. Lắp đặt và điu chỉnh thích hợp

Phải tiến hành kiểm tra để bảo đảm rằng các cơ cấu an toàn được yêu cầu cho hệ thống lạnh được lắp đặt điều chỉnh để làm việc có hiệu quả và áp suất tại đó các cơ cấu này vận hành đã được lựa chọn bảo đảm được an toàn cho hệ thống.

5.3.4.3.2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn thích hợp

Phải kiểm tra để bảo đảm rằng các cơ cấu an toàn tuân theo các tiêu chuẩn thích hợp và đã được nhà sản xuất thử nghiệm và cấp chứng chỉ.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu này không đòi hỏi mỗi cơ cấu phải có một chứng chỉ kèm theo.

5.3.4.3.3. Cơ Cấu an toàn chuyển mạch để giới hạn áp suất

Khi thích hợp phải kiểm tra để bảo đảm rằng cơ cấu an toàn chuyển mạch cho chức năng giới hạn áp suất và được lắp đặt, điều chỉnh đúng.

5.3.4.3.4. Van an toàn bên ngoài

Các van an toàn bên ngoài phải được kiểm tra để bảo đảm rằng áp suất cài đặt là áp suất đã được ghi nhãn trên van hoặc được quy định trên một tấm dữ liệu.

5.3.4.3.5. Đĩa nổ

Phải kiểm tra việc ghi nhãn áp suất nổ danh nghĩa chính xác của các đĩa nổ (trừ các đĩa nổ bên trong).

5.3.4.3.6. Nút chảy

Phải kiểm tra việc ghi nhãn nhiệt độ chảy chính xác của các nút chảy.

5.3.4.4. Đường ống môi chất lạnh

Phải kiểm tra, khi thích hợp, để đảm bảo rằng đường ống của hệ thống lạnh đã được lắp đặt phù hợp với các bản vẽ, điều kiện kỹ thuật và các tiêu chuẩn thích hợp.

5.3.4.5. Kiểm tra bằng mắt toàn bộ hệ thống lắp đặt

Nên thực hiện kiểm tra bằng mắt toàn bộ hệ thống lắp đặt phù hợp với Phụ lục A.