Giỏ hàng

TCVN 6576:2013 - Phần 8

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

PHỤ LỤC D

(qui định)

PHƯƠNG PHÁP ENTANPI DÒNG KHÔNG KHÍ PHÍA TRONG PHÒNG

D.1. Yêu cầu chung

Trong phương pháp entanpi dòng không khí, năng suất của thiết bị được xác định khí đo nhiệt độ vào và ra của bầu khô, bầu ướt và lưu lượng dòng khí đi qua thiết bị nêu trên.

D.2. Yêu cầu buồng thử

D.2.1. Không khí thử ra khỏi thiết bị sẽ được đưa thẳng vào buồng xả. Nếu không thể kết nối trực tiếp có thể dùng ống gió ngắn để nối vào thiết bị. Trong trường hợp đó, ống gió phải có cùng kích cỡ với cửa xả của thiết bị hoặc không làm ảnh hưởng tới sự dãn nở của dòng khí xả này. Diện tích mặt cắt kênh gió qua buồng xả phải đảm bảo vận tốc không khí trung bình nhỏ hơn 1,25 m/s dựa trên lưu lượng khí của thiết bị được thử. Hiệu áp suất tĩnh giữa buồng xả và cửa vào thiết bị thử phải bằng 0. Một ví dụ cài đặt để thử buồng xả được cho trong Hình D.1.

D.2.2. Các thiết bị đo dòng khí phải thỏa mãn điều kiện trong Phụ lục B.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn chi tiết có thể tham khảo ở ISO 3966, ISO 5167-1 và các điều khoản tương ứng trong Phụ lục này.

D.2.3. Khi tiến hành thử nghiệm năng suất lạnh và năng suất sưởi ở chế độ ổn định, các điều kiện sai số phải thỏa mãn như nêu trong Bảng D.1.

Bảng D.1 – Sai số cho phép khi thử nghiệm năng suất lạnh và năng suất sưởi ở chế độ ổn định bằng phương pháp entanpi dòng không khí

Giá trị đọc

Sai số cho phép của giá trị trung bình so với điều kiện thử nghiệm

Sai số cho phép của từng giá trị đọc so với điều kiện thử nghiệm

Nhiệt độ không khí ra khỏi giàn trong:

- bầu khô

-

± 2,0 oCa

Trở lực bên ngoài tác động lên dòng khí

± 5,0 Pa

± 5,0 Pa

a Sai số này thể hiện chênh lệch lớn nhất giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất thu được trong quá trình thử nghiệm.

CHÚ DẪN:

1 khoang áp suất tĩnh

2 thiết bị được thử

a dòng khí tới bộ lấy mẫu không khí và dụng cụ đo dòng khí

b J=2De trong đó  và A, B là kích thước đầu tra không khí của thiết bị.

c V2 là vận tốc không khí trung bình tại tiết diện PL.2.

Hình D.1 – Các yêu cầu về buồng xả khi sử dụng phương pháp entanpi dòng không khí trong buồng thử thiết bị bên trong

D.2.4. Khi tiến hành thử nghiệm năng suất lạnh và năng suất sưởi ở chế độ không ổn định, các điều kiện sai số phải thỏa mãn như nêu trong Bảng D.2.

Bảng D.2 – Sự thay đổi cho phép khi thử nghiệm năng suất lạnh và năng suất sưởi ở chế độ không ổn định

Giá trị đọc

Sai số cho phép của giá trị trung bình so với điều kiện thử nghiệm

Sai số cho phép của từng giá trị đọc so với điều kiện thử nghiệm

Khoảng Ha

Khoảng Db

Khoảng Ha

Khoảng Db

Trở lực bên ngoài tác động lên dòng khí

± 5,0 Pa

-

± 5,0 Pa

-

CHÚ THÍCH: Dành cho thử nghiệm sưởi không ổn định, xem 6.1.11

a Áp dụng khi bơm nhiệt hoạt động ở chế độ sưởi trừ 10 min đầu sau khi hoàn thành chu kỳ xả băng

b Áp dụng cho quá trình xả băng và 10 min sau khi quá trình xả băng hoàn thành, khi mà bơm nhiệt đã hoạt động ở chế độ sưởi.

D.3. Tính toán năng suất lạnh

Tổng năng suất lạnh  được tính theo công thức (D.1) sau:

Năng suất nhiệt hiện  được tính theo công thức (D.2) sau:

 (D.2)

Năng suất nhiệt ẩn  được tính theo công thức (D.3) và (D.4) sau:

 (D.3)

 (D.4)

D.4. Tính toán năng suất sưởi

Tổng năng suất sưởi  được tính theo công thức (D.5) sau:

(D.5)

CHÚ THÍCH: Không được áp dụng các công thức D.1, D.2, D.3 và D.5 để tính toán nhiệt rò rỉ trong ống và buồng xả thử nghiệm.

D.5. Thiết bị đo entanpi dòng không khí

D.5.1. Qui định chung

Các yêu cầu bố trí thiết bị dưới đây phải được tuân thủ.

D.5.2. Phương pháp entanpi dòng không khí trong đường ống gió

Thiết bị được kiểm tra thường xuyên đặt trong một hoặc nhiều phòng thử nghiệm. Một thiết bị đo dòng khí được gắn vào miệng xả không khí của thiết bị (giàn trong, giàn ngoài hoặc cả 2 nếu có thể). Thiết bị này xả trực tiếp vào phòng hoặc không gian thử nghiệm, mà không gian này được trang bị các thiết bị điều hòa không khí để duy trì nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của không khí vào thiết bị (xem Hình D.2). Phương pháp này cũng chỉ ra cách đo nhiệt độ bầu khô, ướt của dòng khí vào, ra thiết bị và trở lực bên ngoài

CHÚ DẪN:

1 Phòng thử nghiệm giàn ngoài

2 Giàn ngoài

3 Phần giàn ống giàn trong

4 Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm không khí

5 Bộ hòa trộn

6 Thiết bị đo dòng khí

7 Cửa/ cửa sổ

8 Lớp cách nhiệt

9 Phòng thử nghiệm phía giàn trong

10 Thiết bị điều hòa phòng thử

11 Thiết bị đo hiệu áp suất

Hình D.2 – Phương pháp entanpi dòng không khí không khí trong đường ống gió

D.5.4. Phương pháp entanpi dòng không khí có vòng hồi lưu

Cách bố trí trang bị trong phương pháp này khác với phương pháp đường ống gió ở chỗ miệng xả của dụng cụ đo dòng khí được nối với đầu vào thiết bị điều hòa của phòng thử nghiệm thiết bị trong (xem Hình D.3). Làm kín lượng không khí rò lọt ở các vị trí đo năng suất không quá 1% lưu lượng thử. Nhiệt độ bầu khô của không khí quanh thiết bị duy trì ở mức dao động ± 3 oC so với nhiệt độ bầu khô mong muốn. Nhiệt độ bầu khô, bầu ướt và trở lực bên ngoài phải được đo bằng các cách thích hợp.

CHÚ DẪN:

1 Buồng thử phía giàn ngoài

2 Giàn ngoài của thiết bị được kiểm tra

3 Giàn trong của thiết bị được kiểm tra

4 Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm

a Dòng khí

5 Điều hòa của phòng thử

6 Trang bị đo dòng khí

7 Phòng thử phía giàn trong

8 Trang bị đo hiệu áp suất

Hình D.3 – Cách bố trí trang bị cho phương pháp entanpi dòng không khí có vòng hồi lưu

D.5.4. Phương pháp nhiệt lượng kế entanpi dòng không khí

Máy nén được giải nhiệt bằng thông gió độc lập với dòng khí phía trong, sự bố trí trang bị được dùng để đưa vào tính toán bức xạ nhiệt máy nén (xem Hình D.4). Trong cách bố trí này, một lớp tường bao sẽ được lắp ngay bên ngoài thiết bị hoặc một phần thiết bị. Vật liệu tường bao đáp ứng được các điều kiện như: không hút ẩm, kín khí và cách nhiệt hoàn toàn. Tường bao phải đủ lớn để đảm bảo sự tuần hoàn tự do giữa thiết bị và tường bao. Không được lắp đặt tường bao cách bất kỳ phần nào của thiết bị nhỏ hơn 150 mm. Đầu vào tường bao sẽ được đặt tách biệt với đầu vào thiết bị để tạo ra vòng tuần hoàn không khí qua toàn bộ không gian được bao phủ. Dụng cụ đo dòng khí sẽ được nối với miệng xả của thiết bị. Thiết bị phải được cách nhiệt thật tốt với không gian tường bao. Nhiệt độ bầu khô, bầu ướt của không khí vào thiết bị đo ở cửa vào tường bao. Đo nhiệt độ, trở lực bên ngoài sẽ được hoạt động theo các cách phù hợp.

CHÚ DẪN:

1 Buồng thử giàn ngoài

2 Giàn ngoài của thiết bị được kiểm tra

3 Cửa vào không khí của tường bao

4 Trang bị đo nhiệt độ, độ ẩm

5 Thiết bị đo hiệu áp suất

a Dòng không khí

6 Phần giàn ống giàn trong của thiết bị được kiểm tra

7 Tường bao

8 Buồng thử giàn trong

9 Trang bị đo dòng không khí

10 Buồng trang bị điều hòa

Hình D.4 – Cách bố trí trang bị cho phương pháp entanpi dòng không khí dùng phương pháp nhiệt lượng kế

 

PHỤ LỤC E

(tham khảo)

PHƯƠNG PHÁP THỬ THÔNG QUA HIỆU CHỈNH MÁY NÉN

E.1. Qui định chung

E.1.1. Trong phương pháp này, năng suất lạnh tổng và sưởi được xác định.

a) từ đo đặc tính môi chất lạnh vào, ra phía thiết bị phía trong phòng của và kết hợp với hiệu chỉnh lưu lượng môi chất lạnh của máy nén dưới điều kiện vận hành xác định. Đo trực tiếp với năng suất lạnh khi độ quá nhiệt của môi chất lạnh ra khỏi giàn bay hơi thấp hơn 3,0 oC;

b) đo trực tiếp năng suất bằng nhiệt lượng kế khi máy nén hoạt động ở điều kiện xác định trong suốt quá trình thử nghiệm thiết bị.

E.1.2. Các yêu cầu trong E.2 và E.3 được áp dụng cho cả thử thiết bị và thử hiệu chỉnh máy nén khi dùng phương pháp hiệu chỉnh máy nén.

E.1.3. Năng suất sưởi và lạnh đạt được trong phương pháp hiệu chỉnh máy nén bao gồm cả tác động nhiệt do quạt gió.

E.2. Đo đặc tính môi chất lạnh

E.2.1. Thiết bị được vận hành ở điều kiện thử và các số liệu nhiệt độ, áp suất của môi chất lạnh vào, ra máy nén đo được sẽ được lấy trong những khoảng thời gian tối đa 5 min. Những giá trị này thu được trong suốt giai đoạn lấy số liệu của thử năng suất lạnh và sưởi.

E.2.2. Thiết bị không nhạy cảm với lượng môi chất lạnh được nạp, đồng hồ đo áp suất sẽ được gắn trên các đường ống dẫn môi chất lạnh.

E.2.3. Thiết bị nhạy cảm với lượng môi chất lạnh được nạp, áp suất môi chất lạnh được xác định sau khi đã tiến hành thử do việc kết nối đồng hồ áp suất có thể gây ra sự rò rỉ môi chất lạnh. Để thử nghiệm trong trường hợp này, các điểm đo nhiệt độ sẽ phải được đo trong quá trình thử bằng cách hàn cặp nhiệt điện vào điểm giữa chỗ uốn cong trở lại của mỗi ống giàn phía trong và giàn phía ngoài hoặc tại các điểm không làm ảnh hưởng đến sự quá nhiệt hơi hay quá lạnh lỏng. Sau quá trình này, các đồng hồ đo áp suất được lắp vào đường ống, thiết bị được rút và nạp môi chất lạnh theo đúng chủng loại và trọng lượng ghi trên nhãn. Thiết bị sau đó được vận hành trở lại ở điều kiện thử và nếu cần môi chất lạnh sẽ được nạp hay xả tới khi nhiệt độ đo được trên cặp nhiệt gắn ở giàn ống chênh lệch trong khoảng ± 0,3 oC, nhiệt độ hơi môi chất lạnh vào, ra máy nén trong khoảng ± 2,0 oC, nhiệt độ lỏng vào thiết bị tiết lưu (van tiết lưu, giàn bay hơi) dao động trong khoảng ± 0,6 oC so với giá trị ban đầu. Áp suất vận hành được theo dõi trong quá trình thử trên.

E.2.4. Nhiệt độ môi chất lạnh sẽ được xác định bằng cách gắn cặp nhiệt thích hợp tại các vị trí thích hợp trên đường ống.

E.2.5. Không được tháo bỏ, thay thế hay làm xáo trộn bất kỳ cặp nhiệt nào khi thử năng suất sưởi.

E.2.6. Nhiệt độ và áp suất hơi của môi chất lạnh vào, ra máy nén sẽ được đo trên đường môi chất lạnh cách vỏ máy nén xấp xỉ 250 mm. Nếu trong phép hiệu chỉnh có sử dụng cả van đảo chiều, các số liệu này sẽ được lấy trên đường ống tới giàn cách van đảo chiều xấp xỉ 25 cm.

E.3. Hiệu chỉnh máy nén

E.3.1. Lưu lượng môi chất lạnh, qr, phải được xác định từ hiệu chỉnh máy nén ở áp suất, nhiệt độ môi chất lạnh ra vào máy nén cho trước bằng phương pháp thử sơ bộ mô tả trong TCVN 6741 (ISO 917).

E.3.2. Thử hiệu chỉnh sẽ hoạt động với máy nén và van đảo chiều (nếu có) tại nhiệt độ môi trường và mẫu dòng khí giống như trong thiết bị được thử.

E.3.3. Đối với

a) phương pháp cân bằng nhiệt lượng môi chất lạnh thứ cấp;

b) phương pháp cân bằng nhiệt lượng môi chất lạnh sơ cấp cho hệ thống ngập lỏng;

c) phương pháp nhiệt lượng môi chất lạnh sơ cấp hệ thống khô;

d) phương pháp nhiệt lượng ống lồng ống.

lưu lượng môi chất lạnh được tính theo công thức (E.1) sau:

 (E.1)

E.3.4. Phương pháp dùng đồng hồ đo lưu lượng môi chất lạnh trực tiếp.

E.3.5. Năng suất lạnh tổng được tính toán như mô tả trong E.5.1 và E.5.2. Năng suất sưởi tổng sẽ được tính toán như mô tả trong E.6.

E.4. Phép đo trực tiếp năng suất sưởi

E.4.1. Với phương pháp thử hiệu chỉnh máy nén, khi độ quá nhiệt giàn bay hơi trong chu trình nhiệt nhỏ hơn 3,0 oC, lưu lượng dòng môi chất lạnh sẽ được xác định bằng lượng nhiệt thải ở giàn ngưng nhiệt lượng kế. Giàn ngưng giải nhiệt nước được bọc bảo ôn tránh rò rỉ nhiệt. Giàn ngưng có thể được sử dụng kết hợp với sự bố trí nhiệt lượng kế trong E.3.3.

E.4.2. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi tính toán lượng nhiệt rò rỉ từ giàn ngưng ra môi trường xung quanh cho nhỏ hơn 2% so với năng suất sưởi của máy nén.

E.4.3. Thử hiệu chỉnh máy nén phải hoạt động theo các qui định trong E.3. Các số liệu cần lấy thêm là:

a) nhiệt độ, áp suất môi chất lạnh vào giàn ngưng;

b) nhiệt độ, áp suất môi chất lạnh ra khỏi giàn ngưng;

c) nhiệt độ nước vào, ra giàn ngưng;

d) nhiệt độ môi trường xung quanh giàn ngưng;

e) lượng nước làm mát giàn ngưng;

f) nhiệt độ trung bình của bề mặt vỏ giàn ngưng tiếp xúc với không khí.

E.4.4. Lưu lượng môi chất lạnh qr được tính toán theo công thức (E.2):

 (E.2)

E.4.5. Năng suất sưởi  được tính toán theo công thức cho trong E.6.

E.5. Tính toán năng suất lạnh

E.5.1. Với thử nghiệm có độ quá nhiệt ≥ 3 oC, năng suất lạnh tổng  dựa trên các dữ liệu thử máy nén được tính toán từ lưu lượng môi chất lạnh theo công thức (E.3) sau:

 (E.3)

E.5.2. Với thử nghiệm có độ quá nhiệt < 3 oC năng suất lạnh tổng  được tính toán theo công thức (E.4) sau:

 (E.4)

E.6. Tính toán năng suất sưởi

E.6.1. Năng suất sưởi tổng  dựa trên dữ liệu hiệu chỉnh máy nén được tính toán từ lưu lượng môi chất lạnh theo công thức (E.5) sau:

 (E.5)


PHỤ LỤC F

(tham khảo)

PHƯƠNG PHÁP ENTANPI MÔI CHẤT LẠNH

F.1. Qui định chung

F.1.1. Trong phương pháp này, năng suất sưởi được xác định từ sự thay đổi entanpi môi chất lạnh và lưu lượng môi chất lạnh. Sự thay đổi entanpi môi chất lạnh được xác định từ việc đo nhiệt độ, áp suất môi chất lạnh vào, ra và lưu lượng đo được bằng đồng hồ đo lưu lượng gắn trên đường môi chất lạnh.

F.1.2. Phương pháp này được sử dụng cho thiết bị mà việc nạp môi chất không quá quan trọng và quy trình lắp đặt thông thường bao gồm cả việc kết nối các đường ống môi chất lạnh.

F.1.3. Phương pháp này không được áp dụng cho các thử môi chất lạnh rời lưu lượng kế có độ quá lạnh < 2 oC và độ quá nhiệt hơi rời thiết bị trong phòng < 3 oC.

F.1.4. Năng suất lạnh và sưởi đạt được trong phương pháp này bao gồm cả ảnh hưởng nhiệt do quạt gió.

F.2. Phương pháp đo lưu lượng môi chất lạnh

F.2.1. Lưu lượng môi chất lạnh được đo bằng lưu lượng kế dạng tích hợp trên đường lỏng theo hướng cùng chiều với dụng cụ điều khiển môi chất. Lưu lượng kế này phải có kích cỡ đủ lớn để độ sụt áp trên nó không vượt quá sự thay đổi áp suất hơi tương ứng với sự thay đổi 2 oC.

F.2.2. Trường hợp môi chất có độ quá lạnh dụng cụ đo áp suất và nhiệt độ và mắt ga phải được lắp theo hướng ngược chiều với lưu lượng kế. Độ quá lạnh môi chất lạnh lỏng 2 oC và không có bọt hơi trong dòng lỏng rời lưu lượng kế. Lưu lượng kế nên lắp đặt ở đáy vòng đi thẳng xuống trong đường ống lỏng để lợi dụng cột áp tĩnh chất lỏng.

F.2.3. Tại cuối quá trình thử, một mẫu hỗn hợp môi chất lạnh và dầu tuần hoàn sẽ được lấy từ thiết bị và nồng độ dầu Xo theo công thức (F.1) sau:

 (F.1)

Lưu lượng chỉ thị tổng sẽ được chỉnh lại cho lượng dầu tuần hoàn.

F.3. Đo nhiệt độ, áp suất môi chất lạnh

Nhiệt độ môi chất lạnh vào, ra phía trong phòng của thiết bị sẽ được đo với dụng cụ có độ chính xác ± 0,1 oC.

F.3 Tính toán năng suất lạnh

Năng suất lạnh tổng  dựa trên số liệu dòng môi chất lạnh được tính toán theo công thức (F.2) sau:

 (F.2)

F.5. Tính toán năng suất sưởi

Năng suất sưởi tổng  dựa trên số liệu dòng môi chất lạnh được tính toán theo công thức (F.3) sau:

 (F.3)

 

PHỤ LỤC G

(tham khảo)

PHƯƠNG PHÁP ENTANPI DÒNG KHÔNG KHÍ PHÍA NGOÀI PHÒNG

G.1. Yêu cầu chung

G.1.1. Trong phương pháp entanpi dòng không khí phía phòng thử thiết bị ngoài, năng suất sưởi được xác định bằng cách kết hợp đo nhiệt độ vào và ra của bầu khô và ướt và lưu lượng dòng không khí.

G.1.2. Phương pháp entanpi dòng không khí ngoài phòng phụ thuộc vào giới hạn lắp đặt dụng cụ theo các giới hạn qui định trong G.2.1. Nếu máy nén được thông gió độc lập (xem G.2.2). Điều chỉnh nhiệt tổn thất trên đường ống cho phép bởi G.4.3 có thể được áp dụng nếu thiết bị lắp đặt giàn ống để ngoài phòng từ xa.

G.2. Yêu cầu về buồng thử

G.2.1. Khi dùng phương pháp entanpi dòng không khí để thử phía ngoài phòng cần xác định xem việc gắn dụng cụ đo dòng không khí có làm thay đổi tính năng của trang bị đang được thử không và nếu có phải hiệu chỉnh thay đổi này. Để thực hiện việc này, thiết bị phải có các cặp nhiệt được hàn vào các đầu nối U ở khoảng giữa của mỗi giàn ống phía trong phòng và ngoài phòng. Thiết bị không nhạy với lượng nạp môi chất làm lạnh có thể được trang bị áp kế nối với các van ở đường vào hoặc được lắp vào đường ống hút và xả. Sau đó trang bị được vận hành trong điều kiện yêu cầu với trang bị thử đặt trong phòng nhưng không nối với trang bị thử ngoài phòng. Số liệu được ghi ở những khoảng thời gian 5 min cho chu trình không nhỏ hơn 30 min sau khi đạt trạng thái cân bằng. Sau đó trang bị thử ngoài phòng được nối với trang bị và áp suất, nhiệt độ chỉ thị bằng áp kế hoặc cặp nhiệt kể trên phải được ghi lại. Nếu sau khi lại đạt được trạng thái cân bằng, các giá trị này không đạt trung bình trong khoảng ± 0,3 oC hoặc áp suất tương đương với các giá trị trung bình quan sát được ghi khi thử sơ bộ, thì lưu lượng khí ngoài phòng cần được điều chỉnh đến khi đạt được giá trị thỏa thuận qui định. Việc thử tiếp tục trong khoảng thời gian 30 min sau khi đạt được trạng thái cân bằng trong trong điều kiện thích hợp với trang bị thử phía ngoài phòng được nối và kết quả thử phía trong khoảng thời gian thử sơ bộ. Điều này áp dụng cho cả hai chu trình lạnh và sưởi, nhưng cần được thực hiện ở một điều kiện cho mỗi chu trình.

G.2.2. Đối với trang bị có máy nén được thông báo độc lập với luồng khí ngoài phòng, việc sử dụng phương pháp nhiệt lượng kế entanpi dòng không khí cần tính đến bức xạ nhiệt của máy nén (xem Hình D.4).

G.2.3. Khi luồng không khí ngoài phòng được điều chỉnh như mô tả trong G.2.1, lưu lượng dòng khí điều chỉnh được dùng để tính năng suất. Tuy nhiên trong những trường hợp như vậy, công suất điện đầu vào của quạt gió ngoài phòng quan sát được trong khi thử sơ bộ được dùng để đánh giá.

G.3. Điều kiện thử

Khi dùng phương pháp entanpi dòng không khí cho phía ngoài phòng, các yêu cầu trong 5.1.4.1.2 và 5.1.4.1.3 sẽ được áp dụng cho cả 2 lần thử sơ bộ (xem G.2.1) và thử trang bị thông thường.

CHÚ DẪN:

1 Trang bị điều hòa phòng

2 Buồng thử phía trong phòng

3 Trang bị đo dòng không khí

4 Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm không khí

5 Bộ hòa trộn

6 Giàn ngoài của thiết bị được kiểm tra

7 Lớp cách nhiệt

8 Trang bị đo hiệu áp suất

9 Phần ống giàn phía trong của thiết bị được kiểm tra

10 Cửa/ cửa sổ

11 Buồng thử giàn ngoài phía trong

Hình G.1 – Bố trí thiết bị cho phương pháp entanpi dòng không khí phía ngoài phòng

G.4. Tính toán

G.4.1. Năng suất lạnh tổng,  dựa trên các số liệu giàn phía ngoài, được tính toán theo công thức (G.1):

 (G.1)

G.4.2. Năng suất sưởi tổng, , dựa trên các số liệu giàn phía ngoài được tính toán theo công thức (G.2):

 (G.2)

G.4.3. Nếu có hiệu chỉnh nhiệt tổn thất trên đường ống thì chúng sẽ được đưa vào tính toán năng suất. Nhiệt tổn thất trên đường ống được tính toán theo công thức (G.3):

(G.3)

Trong đó

 (G.4)

(G.5)

∆T là hiệu nhiệt độ giữa ống bên trong và bên ngoài.