Giỏ hàng

TCVN 7328-1 : 2003 - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

6.5. Kết quả thử

Các kết quả của phép thử năng suất phải biểu thị bằng định lượng các ảnh hưởng tạo ra bởi thiết bị được thử đối với gió. Đối với điều kiện thử đã cho, kết quả thử năng suất phải bao gồm các giá trị định lượng sau:

a) năng suất lạnh tổng (xem 6.1), W;

b) năng suất sưởi (xem 6.1), W;

c) công suất đầu vào thiết bị đo được, W;

d) lượng điều chỉnh công suất quạt (xem 4.1.3), W;

e) lượng điều chỉnh công suất bơm chất lỏng (xem 4.1.4), W;

f) công suất hiệu dụng đầu vào thiết bị hoặc công suất đầu vào tất cả các thành phần của thiết bị, W;

g) năng suất lạnh tổng hiệu dụng (xem 4.1.3), W;

h) năng suất sưởi hiệu dụng (xem 4.1.3), W;

i) hệ số lạnh (xem 3.8), W/W;

j) hiệu suất nhiệt (xem 3.9), W/W.

7. Ghi nhãn

7.1. Yêu cầu đối với biển hiệu

Mỗi bơm nhiệt nước - gió và nước muối - gió được đưa vào trong một thùng bao gói hoặc ở dạng các cụm riêng biệt phải có một biển hiệu bền lâu, gắn chắc chắn vào mỗi cụm ở vị trí có thể đọc được.

7.2. Thông tin trên biển hiệu

Biển hiệu phải cung cấp các thông tin tối thiểu sau ngoài các thông tin trong các tiêu chuẩn về an toàn.

a) tên nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu

b) ký hiệu kiểu hoặc mẫu (model) và số loạt

c) trị số năng suất khi toàn tải (xem 7.3). Thiết bị được đưa vào nhiều hơn một ứng dụng phải công bố cả năng suất sưởi và năng suất lạnh cho mỗi ứng dụng

d) điện áp danh định

e) tần số danh định

f) ký hiệu môi chất lạnh và khối lượng môi chất lạnh nạp (xem 7.4).

7.3. Ký hiệu trị số năng suất

Ký hiệu trị số đánh giá năng suất phải được xác lập theo cách chỉ thị môi trường truyền nhiệt (A = gió, W = nước và B = nước muối) cùng với nhiệt độ của chúng, theo sau là các năng suất tính bằng kilôoát. Các năng suất phải được làm tròn tới kilôoat gần nhất. Chữ số theo sau chữ "W" đầu tiên là nhiệt độ chất lỏng của bơm nhiệt vòng nước, chữ số theo sau chữ "W" thứ hai là nhiệt độ chất lỏng của bơm nhiệt nước bề mặt; chữ số theo sau chữ "B" là nhiệt độ chất lỏng của bơm nhiệt vòng chất lỏng dưới mặt đất.

Ví dụ: Làm lạnh: A27 - W30/W15/B25 10/12/11 kW

Sưởi: A20 - W20/W10/B0 10/9/8 kW.

7.4. Ký hiệu môi chất lạnh

Ký hiệu môi chất lạnh phải phù hợp với ISO 817.

8. Công bố các trị số đánh giá

8.1. Trị số đánh giá tiêu chuẩn

8.1.1. Các trị số đánh giá tiêu chuẩn phải được công bố cho năng suất sưởi hiệu dụng, năng suất lạnh tổng hiệu dụng, các năng suất một phần tải (nếu áp dụng), hệ số lạnh và hiệu suất nhiệt đối với mỗi bơm nhiệt được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn này cho mỗi ứng dụng. Các trị số đánh giá này phải dựa trên cơ sở các dữ liệu thu được tại các điều kiện đánh giá đã quy định phù hợp với quy trình thử quy định trong tiêu chuẩn này.

8.1.2. Các trị số năng suất tiêu chuẩn phải được biểu thị bằng kilôoat, được làm tròn tới ba chữ số có nghĩa.

8.1.3. Các trị số hệ số lạnh (hiệu suất năng lượng) và hiệu suất nhiệt phải được làm tròn tới 0,05 gần nhất.

8.1.4. Mỗi trị số năng suất phải được kèm theo sau trị số điện áp và tần số tương ứng.

8.1.5. Các trị số đánh giá tiêu chuẩn là các trị số tiêu biểu của thiết bị, vận hành ở áp suất tĩnh bên ngoài zêro (0) đối với cả dòng gió và dòng chất lỏng. Có thể cần đến các tính toán bổ sung theo các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này để rút ra tính năng của các ứng dụng riêng.

8.2. Các trị số đánh giá áp dụng

Có thể công bố các trị số đánh giá bổ sung dựa trên các điều kiện khác với các điều kiện đánh giá tiêu chuẩn nếu chúng được quy định rõ ràng và các dữ liệu được xác định bằng các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc bằng các phương pháp phân tích có thể thẩm tra lại được bởi các phương pháp thử quy định trong điều 6, và được kèm theo bởi các trị số đánh giá năng suất hiệu dụng tiêu chuẩn, hệ số lạnh và hiệu suất nhiệt.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Quy trình thử

A1. Yêu cầu chung đối với phòng thử

A.1.1. Phòng thử điều kiện trong nhà phải là một phòng hoặc không gian trong đó có thể duy trì được các điều kiện thử mong muốn trong phạm vi dung sai quy định.

A.1.2. Tốc độ gió trong vùng lân cận của thiết bị thử không được vượt quá 2,5 m/s.

A 2. Lắp đặt thiết bị

A.2.1. Thiết bị (được) thử phải được lắp đặt phù hợp với hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất về trình tự và thiết bị phụ cho lắp đặt. Nếu thiết bị có thể được lắp theo nhiều hướng thì các thử nghiệm phải được tiến hành theo hướng xấu nhất có thể có.

A.2.2. Không được có sự thay đổi đối với thiết bị ngoại trừ việc lắp khí cụ thử và dụng cụ yêu cầu theo cách đã quy định.

A.2.3. Khi cần thiết, thiết bị phải được xả hết môi chất lạnh cũ và nạp môi chất lạnh mới với chủng loại và khối lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

A.3. Thử năng suất lạnh và năng suất sưởi

A.3.1. Các thiết bị điều hòa phòng thử và thiết bị được thử phải được vận hành tới khi đạt được trạng thái cân bằng, nhưng không ít hơn một giờ trước khi ghi số liệu thử năng suất.

A.3.2. Số liệu phải được ghi trong 30 phút và cứ 5 phút ghi một lần tới khi đạt được 7 bộ số đọc liên tiếp trong phạm vi dung sai quy định trong 5.4. Các giá trị trung bình của các số liệu này phải được dùng để tính toán các kết quả thử.

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

Phương pháp thử entanpi gió trong nhà

B.1. Yêu cầu chung

Trong phương pháp thử entanpi gió, các năng suất được xác định từ các phép đo nhiệt gió bàu ướt và bàu khô đi vào và đi ra và lưu lượng gió kết hợp.

B.2. áp dụng

Phương pháp này được áp dụng cho các thử nghiệm phía trong nhà của tất cả các thiết bị tùy thuộc vào các yêu cầu bổ sung của phụ lục F. Thiết bị không ống gió có thể được thử khi sử dụng phương pháp thử phòng calorimet (nhiệt lượng kế) quy định trong phụ lục E.

B.3. Tính toán - làm lạnh

Các năng suất lạnh hiện và ẩn tổng đo được dựa trên cơ sở các dữ liệu thử phía trong nhà được tính toán theo các phương trình sau (xem phụ lục G về tên gọi các ký hiệu):

ftci = qmi(ha1 - ha2) / [v'n (1+ Wn)]               1)

fsci = qmi cpa (ta1 - ta2) / [v'n (1+Wn)]            1)

Cpa = 1006 + 1860 Wn

fIci = 2,47 x 106 qmi (Wi1 - Wi2) / v'n (1+ Wn)]          2)

flci = ftci - fsci

B.4. Tính toán - sưởi

B.4.1. Năng suất sưởi đo được dựa trên cơ sở các dữ liệu phía trong nhà được tính toán theo phương trình sau:

fthi = qmi cpa (ta2 - ta1)/[v'n(1 + Wn)]

B.4.2. Nếu phải tính đến tổn thất trong đường ống thì các hiệu chỉnh về tổn thất này nphải được bao gồm trong tính toán năng suất.

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

Phương pháp thử entanpi chất lỏng

C.1. Yêu cầu chung

Trong phương pháp thử entanpi chất lỏng, các năng suất được xác định từ các phép đo sự thay đổi nhiệt độ chất lỏng và lưu lượng kết hợp.

C.2. Áp dụng

Phương pháp này được sử dụng cho các thử nghiệm phía chất lỏng của tất cả các thiết bị tuỳ thuộc vào các yêu cầu bổ sung của phụ lục F.

C.3. Tính toán

C.3.1. Năng suất lạnh

Năng suất lạnh tổng đo được dựa trên cơ sở các dữ liệu phía chất lỏng được tính toán như sau (xem phụ lục G và tên gọi các ký hiệu):

ftco = wfcpf (tf4-tf3) - ft

C.3.2. Năng suất sưởi

Năng suất sưởi tổng đo được dựa trên cơ sở các dữ liệu phía chất lỏng được tính toán như sau:

ftho = wf cpf (tf3 - tf4) + ft

C.3.3. Nếu phải tính đến tổn thất trong đường ống thì các hiệu chỉnh về tổn thất này phải được bao gồm trong tính toán năng suất.

 

PHỤ LỤC D

(quy định)

Đo lưu lượng gió

D.1. Yêu cầu chung

D.1.1. Phải thực hiện việc đo lưu lượng gió phù hợp với các điều khoản quy định trong ISO 5221, ISO : 3966 và ISO 5167, và các điều trong phụ lục này.

D.1.2. Lưu lượng gió phía trong nhà đối với thiết bị được đánh giá 117 kW và thấp hơn phải được đo phù hợp với các phương pháp quy định trong F.3 nếu dùng phương pháp entanpi gió trong nhà. Nên dùng dụng cụ có vòi phun khi không dùng phương pháp đo trực tiếp lưu lượng gió. Lưu lượng gió phía trong nhà phải được xác định một cách gián tiếp như quy định trong D.3.4.

D.1.3. Lưu lượng gió phía trong nhà của thiết bị được đánh giá trên 117 kW phải được xác định theo phương pháp D.1.1 hoặc theo phương pháp cải tiến D.3.5.

D.2. Áp dụng

Phương pháp này được sử dụng cho các thử nghiệm phía gió của tất cả các thiết bị tuỳ thuộc vào các yêu cầu bổ sung của phụ lục F. Thiết bị không ống gió có thể được thử khi dùng phương pháp thử phòng calorimet (nhiệt lượng kế) quy định trong phụ lục E.

D.3. Tính toán

D.3.1. Vòi phun đơn

Lưu lượng gió đi qua một vòi phun đơn được tính toán theo phương trình sau (xem phụ lục G về tên gọi các ký hiệu):

qmi = 1,414 CdAn (1000 pv v'n)0,5

v'n = 101 vn/[pn (1 + Wn)]

D.3.2. Nhiều vòi phun

Nếu sử dụng nhiều hơn một vòi phun thì lưu lượng gió tổng và các lưu lượng gió của các vòi phun riêng được tính toán phù hợp với D.3.1.

D.3.3. Phương trình

Lưu lượng của không khí tiêu chuẩn được tính toán như sau:

qs = qmi/ (1,2v'n)

D.3.4. Xác định gián tiếp lưu lượng gió

Khi không sử dụng phương pháp đo trực tiếp lưu lượng gió thì lưu lượng gió phải được xác định theo tính toán như sau:

qi = ftci vi1/(ha1 - ha2) (làm lạnh)

qi = ftci vi1/(ha2 - ha1) (sưởi)

D.3.5. Tính toán đối với phương pháp đo lưu lượng gió cải tiến.

D.3.5.1. Nếu lựa chọn phương pháp đo lưu lượng gió cải tiến (xem hình D.1 đối với trang bị), lượng gió phía thấp phải được xác định theo phương trình sau:

wai - fsri/1006 + 1860 Wi2 (ta5 - ta1)

qi = wa1 va1

qs = fsri/1,204 (ta5 - ta1)

D.3.5.2. Xác định fsri

a) nếu sử dụng gia nhiệt bằng điện: fsri = công suất watt vào bộ gia nhiệt.

b) nếu sử dụng gia nhiệt bằng giàn ống hơi nước: fsri = wk (hk1 - hk2)

Kích thước tính theo mét

Hình D.1 - Trang bị đo lưu lượng gió lựa chọn

1) Phương trình này không cho phép có sự rò rỉ nhiệt trong thiết bị thử.

2) Nhiệt ẩn của sự bay hơi nước là 2,47x106 J/kg ở 15oC ± 1oC.