Giỏ hàng

TCVN 9222:2012 - Phần 3

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.1.2 Thử nghiệm theo hợp đồng - Cam kết bổ sung

Thử nghiệm có mục đích xác minh các tính năng kỹ thuật của bơm và so sánh chúng với cam kết của nhà chế tạo/cung cấp.

Các cam kết định mức đối với mỗi đại lượng được xem là thỏa mãn khi thử nghiệm tiến hành theo tiêu chuẩn này, nếu đặc tính kỹ thuật đo nằm trong dung sai cho phép quy định cụ thể trong điều 6).

Khi cột áp dương tối thiểu NPSHR đối tượng cam kết, phải công bố kiểu thử nghiệm (xem điều 11.1.2).

Nếu mua nhiều máy bơm từ cùng loạt chế tạo, người mua phải thỏa thuận trước với nhà chế tạo/cung cấp về số lượng máy bơm đem thử nghiệm.

5.1.3 Kiểm tra bổ sung

Trong quá trình thử nghiệm phải kiểm tra giám sát, ghi nhận các biểu hiện của bơm về mức độ thỏa mãn các điều kiện nhiệt độ của vỏ và ổ lăn, độ rò rỉ nước hoặc khí, tiếng ồn phát ra và độ rung động1) .

5.2 Tổ chức thử nghiệm

5.2.1 Khái quát

Hai bên mua và chế tạo/cung cấp bơm đều có quyền hiện diện, làm chứng tại nơi thử nghiệm bơm.

5.2.2 Địa điểm thử nghiệm

5.2.2.1 Thử nghiệm tại trạm thử của nhà chế tạo

Thử nghiệm tính năng kỹ thuật thuận lợi nhất là được tiến hành tại trạm thử của nhà chế tạo, hoặc tại nơi mà hai bên mua và chế tạo/cung cấp theo thỏa thuận.

5.2.2.2 Thử nghiệm tại hiện trường

Cần thiết phải có thỏa thuận về thử nghiệm tính năng kỹ thuật tại hiện trường, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, điều kiện ngoài hiện trường thông thường khó có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp này, các bên liên quan phải thỏa thuận chấp nhận về sự ảnh hưởng về độ chính xác của kết quả đo do điều kiện thử nghiệm bị sai khác so với các yêu cầu đã quy định.

5.2.3 Ngày thử nghiệm

Ngày thử nghiệm phải được người mua và nhà chế tạo/cung cấp thỏa thuận.

5.2.4 Đơn vị thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm chính xác không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị đo được sử dụng, mà còn tùy thuộc vào kỹ năng của người vận hành và thu gom dữ liệu trong quá trình thử nghiệm. Phải chọn người vận hành thử nghiệm kỹ lưỡng như khi chọn thiết bị đo.

Chuyên gia đo lường thử nghiệm nhìn chung phải có kinh nghiệm phù hợp trong các thao tác đo lường thử nghiệm, nắm vững công việc thử nghiệm và đọc được các thiết bị đo phức tạp. Các thiết bị đơn giản có thể giao cho các nhân viên giúp việc (được tập huấn trước) để đạt được độ chính xác kết quả đo cần thiết.

Giám sát viên đo lường thử nghiệm phải có kinh nghiệm thích hợp cần thiết trong công việc và phải được chỉ định. Thông thường, nếu thử nghiệm tại trạm thử của nhà chế tạo, giám sát viên thử nghiệm nên chọn là người của nhà máy chế tạo bơm.

Trong quá trình thử nghiệm tất cả các nhân viên liên quan đến kết quả thử nghiệm phải chịu sự chỉ đạo và giám sát của người phụ trách thử nghiệm. Người phụ trách tổ chức và giám sát thử nghiệm, tập hợp dữ liệu về điều kiện và kết quả thử, thảo báo cáo thử nghiệm. Mọi câu hỏi liên quan đến thử nghệm và xử lý công việc thử nghiệm đều do người phụ trách thử nghiệm quyết định.

Các bên quan tâm cần cử người đại diện để người phụ trách thử nghiệm liên hệ khi cần thiết.

5.2.5 Trạng thái của bơm

Trong trường hợp không thử nghiệm bơm tại trạm thử của nhà chế tạo, các bên mua và nhà chế tạo/cung cấp có thể điều chỉnh bơm trước thử nghiệm.

5.2.6 Chương trình thử nghiệm

Chương trình và thủ tục thử nghiệm phải được người giám sát thử nghiệm chuẩn bị, gửi trước cho nhà chế tạo/cung cấp và người mua xem xét thống nhất.

Chỉ các dữ liệu vận hành được bảo hành (xem điều 4.1) mới đưa vào nội dung thử nghiệm chính, các dữ liệu khác được đo xác định trong quá trình thử nghiệm phải được thông báo như chức năng bổ sung thông báo, và phải được chỉ rõ công khai nếu đưa vào chương trình.

5.2.7 Thiết bị đo

Khi chọn quy trình đo, đồng thời phải quy định thiết bị đo ghi dữ liệu.

Người giám sát phải chịu trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo hệ thống được lắp đặt dung và hoạt động chuẩn xác.

Tất cả các thiết bị đo phải có chứng chỉ hoặc kết quả so sánh với các tiêu chuẩn ISO hay IEC chứng tỏ phù hợp với điều 6.2. Các chứng chỉ này phải sẵn có để trình báo khi cần thiết.

Hướng dẫn chu kỳ hiệu chuẩn thiết bị đo thích hợp cho trong Phụ lục E.

5.2.8 Ghi dữ liệu

Toàn bộ các dữ liệu/đồ thị ghi phải được người giám sát và các đại diện các bên mua và chế tạo/cung cấp ký xác nhận nếu họ có mặt, mỗi bên phải được cung cấp bản phô tô các dữ liệu/đồ thị.

Việc đánh giá kết quả đo phải được thực hiện ngay trong quá trình và khi kết thúc thử nghiệm, để nếu có kết quả đo bị nghi ngờ, có thể tiến hành đo lặp lại kịp thời trước khi tháo dỡ thu hồi hệ thống thiết bị đo thử.

5.2.9 Báo cáo kết quả thử nghiệm

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, kết quả thử nghiệm phải được tổng hợp thành báo cáo với chữ ký của người giám sát thử nghiệm, hoặc cùng với chữ ký xác nhận đại diện các bên mua và nhà chế tạo/cung cấp.

Tất cả các bên có tên trong hợp đồng phải được nhận các bản báo cáo thử nghiệm.

Báo cáo kết quả thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau

1) Địa điểm và thời gian thực hiện thử nghiệm;

2) Tên nhà chế tạo, kiểu bơm, số xuất xưởng và năm chế tạo;

3) Đường kính bánh công tác, góc nghiêng cánh bơm hoặc các đặc điểm nhận dạng khác;

4) Đặc tính cam kết, điều kiện vận hành trong quá trình thử nghiệm thu:

5) Đặc tính kỹ thuật máy động lực của bơm;

6) Sơ đồ bố trí thử nghiệm, đường kính các phân đoạn đo lường, mô tả qui trình thử và thiết bị đo kèm dữ liệu hiệu chuẩn;

7) Dữ liệu đo thử nghiệm

8) Phân tích đánh giá kết quả thử nghiệm;

9) Kết luận:

- So sánh kết quả thử nghiệm với các giá trị đại lượng công bố;

- Xác định quyết sách đối với từng điều khoản đã được thỏa thuận;

- Khuyến cáo chấp nhận bơm hay không chấp nhận (chỉ rõ điều kiện nếu các cam kết không được thỏa mãn và quyết định cuối cùng của người mua);

- Bản kê, đề xuất hành động liên quan tới các điều khoản thỏa thuận.

Phiếu thử nghiệm bơm, hướng dẫn cách ghi chép và thể hiện kết quả cho trong Phụ lục J.

5.3 Sơ đồ bố trí thử nghiệm

5.3.1 Khái quát

Điều kiện cần thiết để đảm bảo đo các đặc tính vận hành được quy định trong điều này của tiêu chuẩn, để thỏa mãn độ chính xác của thử nghiệm cấp 1 và 2.

CHÚ THÍCH 1: - Đặc tính kỹ thuật của bơm trong sơ đồ bố trí thử nghiệm xác định, tuy được đo chính xác, không được coi là đạt độ chính xác tương ứng về đặc tính kỹ thuật ở vị trí lắp đặt khác.

CHÚ THÍCH 2: - Các khuyến nghị và hướng dẫn bố trí đường ống phù hợp để đảm bảo kết quả đo thỏa đáng quy định trong các điều 7 và điều 8, và nếu cần có thể tham khảo các phương pháp đo lưu lượng trong ống dẫn kín khác nhau trong các tiêu chuẩn ISO và JIS (xem điều 7).

5.3.2 Sơ đồ bố trí thử nghiệm chuẩn

Điều kiện đo tốt nhất đạt được phân đoạn đo lường, khi dòng chảy có:

- Phân bố vận tốc đối xứng dọc trục đường ống dẫn;

- Áp suất tĩnh phân bố đồng nhất;

- Dòng chảy không bị xoáy bởi đường ống.

Đối với thử nghiệm cấp 1 và cấp 2, không yêu cầu kiểm tra nếu không có điều kiện, trong thực tế, có thể tiến hành đo theo các điều kiện sau:

Có thẻ tránh cổ cong và các tổ hợp cổ cong, bất kỳ sự co thắt hoặc nở, sự gián đoạn mặt cắt ngang đường ống nào lân cận phân đoạn đo lường.

Nhìn chung, hiệu ứng điều kiện dòng chảy cửa vào gia tăng với mã số kiểu K của bơm. Khi K > 1,2 khuyến cáo nên mô phỏng điều kiện tại hiện trường.

Đối với đường ống thử nghiệm chuẩn dẫn từ bể chứa có mặt phẳng tự do hay bể lắng đủ lớn trong mạch kín, đoạn ống dài thẳng L của cửa vào phải được xác định phụ thuộc đường kính ống D theo biểu thức sau:

- Đối với thử nghiệm cấp 1: ³ K + 5  (23)

Biểu thức trên đặc biệt phù hợp cho thử nghiệm cấp 1, và vẫn đúng cho sơ đồ bố trí thí nghiệm có cổ cút cong 90o ở khoảng cách L về phía thượng lưu không gắn van dẫn hướng. Ở điều kiện này không cần bộ phận nắn thẳng dòng trong đường ống giữa cổ cong và bơm. Tuy nhiên trong mạch khép kín với bể chứa hoặc bể lắng ngay phía thượng lưu của bơm, cần phải đảm bảo dòng chảy tự do về bơm, không tạo xoáy trong đường ống và có phân bố vận tốc đối xứng.

Có thể tránh đáng kể dòng xoáy bằng cách

- Thiết kế cẩn thận mạch thử nghiệm phía thượng lưu của phân đoạn đo lường;

- Sử dụng hợp lý bộ phận nắn thẳng dòng;

- Bố trí các lỗ trích đo áp suất thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của chúng lên kết quả đo.

Khuyến cáo không lắp đặt đoạn ống cổ thót trước cửa hút (xem điều 5.4.4). Nếu không tránh được, ví dụ như trong trường hợp thử sục khí/xâm thực, đoạn ống thẳng giữa van và cửa vào bơm phải thỏa mãn các yêu cầu trong điều 11.2.2.

5.3.3 Thử nghiệm mô phỏng

Khi thỏa thuận thử nghiệm bơm mô phỏng ở điều kiện hiện trường vì lý do đã nói ở trên, phải có các biện pháp để đảm bảo dòng chảy không xoáy trong mạch mô phỏng, có phân bố vận tốc đối xứng trong đường ống dẫn cửa vào.

Nếu cần, phải sử dụng ống đo Pitot để xác định phân bố vận tốc, thiết lập đặc tính dòng chảy thực trong sơ đồ mô phỏng một cách cẩn trọng khi tiến hành thử nghiệm cấp 1, hoặc bố trí cơ cấu nắn thẳng dòng có các đặc tính thích hợp để chỉnh sửa lỗi dòng chảy, dòng xoáy hoặc dòng không đối xứng. Đặc tính kỹ thuật của hầu hết các cơ cấu nắn thẳng dòng chảy cho trong trong ISO 7194. Tuy nhiên, phải đảm bảo sao cho tổn thất cột áp do cơ cấu nắn dòng không gây ảnh hưởng đáng kể lên điều kiện thử nghiệm.

5.3.4 Thử nghiệm bơm liên kết với các cấu kiện

Nếu trong hợp đồng quy định, thử nghiệm chuẩn có thể tiến hành trên tổ hợp bơm với;

a) Các cấu kiện hợp bộ tại hiện trường, hoặc

b) Phiên bản được tái chế chính xác, hoặc

c) Các cấu kiện được đưa vào cho mục đích thử nghiệm (như các bộ phận cấu thành của bơm).

Dòng chảy ở cửa vào và cửa ra của liên hợp bơm phải phù hợp với điều 5.3.2 và tiến hành đo theo sơ đồ bố trí thí nghiệm quy định tại điều 8.2.2.

5.3.5 Lắp đặt máy bơm ở điều kiện chìm trong nước

Khi bơm hoặc liên hợp bơm cùng các cấu kiện được lắp đặt theo điều kiện đường ống chuẩn tại điều 5.3.2 không thể thực hiện được vì không tiếp cận được đường ống dẫn chìm trong nước, phải thực hiện các phép đo phù hợp với điều 8.2.3.

5.3.6 Máy bơm giếng sâu

Thông thường, không thể thử nghiệm máy bơm giếng sâu với toàn bộ chiều dài đường ống, vì không thể đánh giá được các thành phần tổn thất cột áp và công suất hấp thụ bởi trục truyền động, Ổ lăn dọc trục sẽ chịu tải nhẹ hơn trong quá trình thử nghiệm so với hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh. Phải tiến hành đo phù hợp với điều 8.2.3.

5.3.7 Máy bơm tự mồi

Về nguyên tắc, khả năng tự mồi của máy bơm phải luôn được kiểm tra tại cột áp hút tĩnh theo hợp đồng đã thỏa thuận bằng ống nối cửa vào, tương đương với hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh. Khi không thể tiến hành thử nghiệm theo cách đã mô tả trên, phải chỉ rõ sơ đồ bố trí thử nghiệm được sử dụng trong hợp đồng.

5.4 Điều kiện thử nghiệm

5.4.1 Quy trình thử nghiệm

Khoảng thời gian thử nghiệm phải đủ dài để nhận được kết quả đo chính xác phù hợp với cấp thử nghiệm tương ứng.

Tất cả các phép đo phải được thực hiện ở điều kiện vận hành bơm xác lập ổn định nằm trong giới hạn quy định trong Bảng 5.

Quyết định thực hiện các phép đo khi các điều kiện đo nhất định không đảm bảo phải được các bên quan tâm thỏa thuận.

Điểm cam kết phải được kiểm chứng ít nhất tại 3 điểm đối với thử nghiệm cấp 2 và 5 điểm đối với thử nghiệm cấp 1 tương ứng, lân cận và phân bố đều xung quanh điểm cam kết, ví dụ giữa 0,9 QG và 1,1 QG.

Ở nơi do lý do đặc biệt, cần thiết phải xác định đặc tính trên toàn dải vận hành, phải thực hiện đủ số lượng điểm đo để xác lập đặc tính kỹ thuật với độ không đảm bảo đo trong giới hạn quy định tại điều 6.2.

Nếu công suất truyền động trong quá trình thử trên trạm thử nghiệm đủ lớn, và nếu phép thử nghiệm được tiến hành tại vận tốc giảm thấp, kết quả thử nghiệm phải được quy đổi về tốc độ quy định tại điều 6.1.2.

5.4.2 Độ ổn định vận hành

5.4.2.1 Lưu ý chung

Cho mục đích của tiêu chuẩn này, phải lưu ý phân biệt:

a) Độ dao động: sự thay đổi chu kỳ ngắn của giá trị đo đại lượng vật lý xung quanh điểm trung bình trong quá trình thu gom dữ liệu đo đơn trị.

b) Độ sai lệch: Giá trị đo sai khác giữa các lần đọc kế tiếp nhau.

5.4.2.2 Dao động cho phép của giá trị đọc và biện pháp khắc phục dao động

5.4.2.2.1 Quan sát trực tiếp tín hiệu đưa ra từ các hệ thống đo

Trong Bảng 3 cho giới hạn biên độ dao động của các đại lượng cần đo.

Nếu bản thân máy bơm (do kết cấu hoặc vận hành) phát ra biên độ dao động lớn. Sử dụng thiết bị đo có kết cấu giảm dao động và dây nối thích hợp để giảm thiểu biên độ dao động của tín hiệu đo trong giới hạn dao động cho phép quy định tại Bảng 3.

Vì giảm dao động có thể làm giảm đáng kể độ chính xác của phép đo,  nên sử dụng cơ cấu giảm dao động đối xứng hoặc thẳng, ví dụ như ống mao dẫn để tích  phân ít nhất hoàn toàn một chu kỳ dao động.

Bảng 3 - Biên độ dao động cho phép của số đọc đại lượng đo

Đại lượng đo

Biên độ dao động cho phép %

Cấp 1

Cấp 2

Lưu lượng

Cột áp toàn phần

Mômen xoắn (quay)

Công suất đầu vào

± 3

± 6

Vận tốc quay

± 1

± 2

Nếu sử dụng thiết bị chênh áp đo lưu tốc, cho phép biên độ dao động của độ chênh áp quan sát tới ± 6 % đối với cấp 1 và ± 12 % - đối với cấp 2.

Trong trường hợp đo riêng rẽ áp suất toàn phần tại cửa vào và tại cửa ra, biên độ lớn nhất cho phép sẽ được tính toán dựa trên cột áp toàn phần của bơm.

5.4.2.2.2 Ghi dữ liệu hoặc tích phân tín hiệu trong hệ thống đo lường tự động

Nếu hệ thống đo lường có chức năng ghi tự động hoặc tích phân tín hiệu, biên độ dao động lớn nhất cho phép của tín hiệu đo có thể cao hơn giá trị quy định trong Bảng 4, nếu:

a) Hệ thống đo các thiết bị tích phân với cấp chính xác cần thiết, tự động tính giá trị trung bình trong khoảng thời gian tích phân lớn hơn thời gian đáp ứng của hệ tương ứng;

b) Cho phép thực hiện phép tích phân trước các tín hiệu đo tương tự x(t), liên tục hoặc rời rạc. Sau đó tính giá trị trung bình từ các dữ liệu thu nhận được (Điều kiện lấy mẫu tín hiệu đo phải được chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm).

5.4.2.3 Số lượng "bộ dữ liệu quan sát"

5.4.2.3.1 Điều kiện ổn định

Điều kiện thử nghiệm được xem là ổn định nếu, nếu các giá trị trung bình của tất cả các đại lượng liên quan (như lưu lượng, cột áp toàn phần, công suất đầu vào, mômen xoắn và vận tốc trục quay của bơm) không đổi theo thời gian. Trong thực tế, điều kiện thử nghiệm được xem là ổn định, nếu ít nhất trong khoảng 10s, biên độ dao động đại lượng quan sát tại điểm thử nghiệm không lớn hơn "giới hạn trên" quy định trong bảng-4. Nếu điều kiện này được thỏa mãn, và nếu sự dao động nhỏ hơn giá trị cho phép trong bảng-3, chỉ cần một bộ giá trị đọc các đại lượng đo riêng rẽ đối với điểm thử nghiệm quan tâm.

5.4.2.3.2 Điều kiện không ổn định

Nếu điều kiện thử nghiệm không ổn định làm ảnh hưởng xấu đến cấp chính xác của kết quả đo, phải tuân thủ quy trình sau:

Tại mỗi điểm đo đọc lặp lại giá trị đại lượng đo với khoảng thời gian ngẫu nhiên không nhỏ hơn 10s, chỉ cho phép điều khiển tốc độ quay và nhiệt độ. Hoàn toàn không thay đổi vị trí, các giá trị chỉnh định của van tiết lưu, mức nước, nắp đệm, nước cân bằng v.v.

Sự sai lệch giữa các giá trị đọc lặp lại của cùng một đại lượng như thước đo độ không ổn định của điều kiện thử nghiệm, làm ảnh hưởng ít nhất một phần bởi bơm ở điều kiện thực nghiệm và bởi hệ thống lắp đặt.

Lấy ít nhất ba bộ dữ liệu (toàn bộ các giá trị đọc và hiệu suất tính toán từ mỗi bộ dữ liệu) tại mỗi điểm thử nghiệm. Số lần đo lặp lại, phần trăm sai lệch giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của từng đại lượng đo không được vượt quá giá trị cho phép trong Bảng 4. Phải lưu ý rằng, độ sai lệch cho phép quy định trong Bảng 4 có thể tăng nếu có số lượng giá trị đọc tăng.

Bảng 4- Giới hạn sai lệch cho phép của các đại lượng đo (với độ tin cậy 95%)

Điều kiện thử nghiệm

Số bộ giá trị đọc dữ liệu

Sai lệch cho phép giữa số đọc lớn nhất và nhỏ nhất của đại lượng, so với giá trị trung bình, %

Lưu lượng cột áp toàn phần, mômen xoắn và công suất đầu vào

Tốc độ quay

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 1

Cấp 2

Ổn định

1

0,6

1,2

0,2

0,4

Không ổn định

3

5

7

9

13

>20

0,8

1,6

2,2

2,8

2,9

3,0

1,8

3,5

4,5

5,8

5,9

6,0

0,3

0,5

0,7

0,8

0,9

1,0

0,6

1,0

1,4

1,6

1,8

2,0

Độ sai lệch lớn nhất cho phép theo thiết kế để đảm bảo các độ KĐBĐ thành phần do tán xạ của hệ thống cho trong Bảng 7, hợp thành độ KĐBĐ toàn phần không được lớn hơn giá trị quy định trong Bảng 8.

Giá trị trung bình số học của các số đọc của đại lượng đo (quan sát) được xem là giá trị thực cần xác định cho mục đích thử nghiệm.

Nếu kết quả thử nghiệm không thỏa mãn điều kiện cho trong Bảng 4, phải loại bỏ toàn bộ loạt dữ liệu đọc ban đầu, xác định nguyên nhân, điều chỉnh lại điều kiện thử nghiệm rồi mới tiến hành đo để tạo ra bộ dữ liệu với số đọc hoàn toàn mới. Không được phép tùy tiện loại bỏ các giá trị đọc trong bộ dữ liệu (quan sát), nếu đơn giản chỉ vì chúng nằm ngoài giới hạn cho phép.

Tính sai số bằng phương pháp phân tích thống kê, nếu các sai lệch lớn và không có nguồn gốc từ sai số phương pháp hoặc từ thiết bị đo.

5.4.3 Vận tốc quay của trục bơm thử nghiệm

Phải tiến hành thử nghiệm bơm tại vận tốc trục quay trong dải từ 50% đến 120% vận tốc định mức (nếu không có thỏa thuận khác) để thiết lập đặc tính lưu tốc, cột áp toàn phần và công suất tiêu thụ. Khi vận tốc quay thay đổi hơn 20% giá trị định mức, hiệu suất bơm thay đổi đáng kể.

Phải duy trì vận tốc quay thử nghiệm NPSH trong khoảng từ 80% đến 120% vận tốc định mức, để đảm bảo lưu lượng thay đổi trong vùng từ 50% đến 120% giá trị lưu lượng có hiệu suất cao nhất tại vận tốc thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: - Thông thường, đối với phép thử phù hợp với yêu cầu trong điều 11.1.2.1 và điều 11.1.2.2 khoảng thay đổi nói trên luôn được thỏa mãn. Đối với máy bơm có mã số K nhỏ hơn hoặc bằng 2 phải tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu tại điều 11.1.2.3, đối với bơm có hệ số K>2 cần có thỏa thuận giữa các bên liên quan.

5.4.4 Tạo cột áp toàn phần trong thử nghiệm

Có thể tạo cột áp thử nghiệm bằng nhiều cách, hoặt thót một trong hai hoặc cả hai đường ống cửa vào và đường ống cửa ra của bơm. Khi thót đường ống cửa vào, phải chú ý hiện tượng xâm thực hoặc tạo bọt khí từ nước, có thể ảnh hưởng lên vận hành bơm, thiết bị đo hoặc cả hai (xem điều 11.2.2)

5.4.5 Thử nghiệm máy bơm đối với chất lỏng khác với nước sạch

5.4.5.1 Quy định chung

Đặc tính của bơm thay đổi về căn bản khi thay đổi chất lỏng. Mặt khác, khó có thể đưa ra nguyên tắc chung để dự đoán đặc tính của bơm với các chất lỏng khác trên cơ sở đặc tính của bơm làm việc với nước sạch. Thông thường, các bên liên quan thỏa thuận, chấp nhận nguyên tắc thực nghiệm để thử nghiệm bơm bằng nước sạch.

Tham khảo hướng dẫn trong các Phụ lục G và Phụ lục H.

5.4.5.2 Đặc tính của nước sạch

Đặc tính của "nước sạch" trong tiêu chuẩn này được quy định tại Bảng 5.

Bảng 5 - Đặc tính của "nước sạch"

Đại lượng/đặc tính

Đơn vị

Trị số lớn nhất

Nhiệt độ

Độ nhớt động học

Khối lượng riêng

Lượng chất rắn tự do không hút nước

Lượng chất rắn không hòa tan

oC

m2/s

kg/m3

kg/m3

kg/m3

40

1,75x10-6

1050

2,5

50

Tổng lượng khí tự do và khí hòa tan trong nước sạch phải không vượt quá thể tích bảo hòa tương ứng dưới đây

- trong mạch hở: đối với áp suất và nhiệt độ trong buồng bơm;

- trong mạch kín: đối với nhiệt độ và áp suất thực trong thùng chứa.

5.4.5.3 Đặc tính các chất lỏng, chấp nhận nước sạch thay thế để thử nghiệm

Cho phép thử nghiệm cột áp, lưu lượng và hiệu suất bằng nước sạch đối với máy bơm chất lỏng khác, nếu chất lỏng đó có đặc tính nằm trong giới hạn sau (Bảng 6)*)

Bảng 6 - Đặc tính chất lỏng có thể dùng nước sạch thử nghiệm thay thế

Đặc tính chất lỏng

Đơn vị

Trị số nhỏ nhất

Trị số lớn nhất

Độ nhớt động học

Khối lượng riêng

Lượng chất rắn tự do không hút nước

m2/s

kg/m3

kg/m3

không giới hạn

450

--

10x10-6

2000

5,0

Lượng khí tự do và hòa tan phải không được vượt quá thể tích bão hòa tương ứng

- Đối với mạch hở, theo áp suất và nhiệt độ trong bể gom bơm;

- Đối với mạch khép kín, theo áp suất và nhiệt độ trong thùng chứa.

Thử nghiệm bơm bằng chất lỏng khác với quy định trên phải là đối tượng thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Nếu không có thỏa thuận riêng nào, tiến hành thử nghiệm sục khí bằng nước sạch. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng kết quả thử nghiệm sẽ bị sai khác thử nghiệm tiến hành theo thủ tục trên nhưng nước không đảm bảo đủ sạch và lạnh.


1) Các tiêu chuẩn chuyên về bơm đang được BKT ISO/TC 115 chuẩn bị

*) Thông thường, đường cong NPSH định mức được nhà chế tạo bơm thiết lập trên cơ sở bơm nước sạch, giá trị NPSH công bố là đối với nước sạch.