Giỏ hàng

NỒI HƠI CỐ ĐỊNH ỐNG LÒ ỐNG LỬA CẤU TẠO HÀN (TRỪ NỒI HƠI ỐNG NƯỚC) - PHẦN 11

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

5.9.4.1. Kiểm tra bằng mắt các mối hàn giáp mép

Phải kiểm tra bằng mắt tất cả các mối hàn giáp mép để tìm các khuyết tật hình dạng và phải tuân thủ các yêu cầu trong Bảng 16.

Bảng 16 – Mức chấp nhận của các khuyết tật hình dáng trong các mối hàn giáp mép phát hiện bằng kiểm tra bằng mắt

Loại khuyết tật

Mức chấp nhận

Cắt mép

Không cho phép cắt mép liên tục

Cắt mép cục bộ với chiều sâu lớn hơn 0,5 mm cũng không được phép

Vết lõm do co ngót và lõm đáy

Cũng như đối với cắt mép, trừ khi chiều sâu không vượt quá 1,5 mm

Hình dạng gia cường

Phần tử gia cường phải pha trộn đều đặn với kim loại nền và thông thường không phải làm phẳng miễn là hình dạng không gây khó khăn cho các kỹ thuật thử không phá hủy đã được quy định

Gia cường quá mức và thẩm thấu quá mức

Phần tử gia cường lớn nhất nêu trong 5.8.12 không bị vượt quá (xem Hình 43)

Chảy tràn

Không được phép

Không ngay thẳng

Không được vượt quá độ không định tâm lớn nhất nêu trong 5.8.11 (xem Hình 43)

Rỗng làm vỡ bề mặt

Không được phép

Chú thích – Cần chú ý như đã nêu trong ISO/TC 44/SC 10. Hợp nhất các yêu cầu trong lĩnh vực hàn kim loại liên quan đến dự thảo của một tiêu chuẩn quốc tế tương lai về “Đảm bảo chất lượng của các thao tác hàn: Các mối hàn nóng chảy trong thép, các yêu cầu, các nhóm đánh giá”

5.9.4.2. Chụp tia bức xạ

5.9.4.2.1. Kỹ thuật

5.9.4.2.1.1. Tất cả các mối hàn phải chụp tia bức xạ được chuẩn bị như sau:

Các vẩy hàn và các bất thường trên bề mặt hàn ở cả hai phía bên trong và bên ngoài khi cần thiết phải được loại bỏ bằng bất kỳ một công nghệ cơ học thích hợp nào đến một mức độ sao cho ảnh bức xạ không bị bất kỳ các bất thường che mất hay làm rối nhòe các ảnh của các khuyết tật cần tìm. Nếu có yêu cầu như vậy thì phần tử gia cường do hàn như đã nêu trong 5.8.12 phải được giảm chiều dầy như nêu trong Bảng 17.

Bảng 17 – Phần tử gia cường cho phép

Chiều dầy b

mm

Chiều dầy phần tử gia cường

mm

b ≤ 12

1,5

12 < b ≤ 25

2,5

25 < b ≤ 52

3

b > 52

4

5.9.4.2.1.2. Các mối hàn phải được chụp tia bức xạ theo ISO 1106 sử dụng ít nhất là kỹ thuật loại B, ISO 2504 và TCVN 6111:1996 (ISO 5579).

5.9.4.2.1.3. Nồi hơi phải được đánh dấu dọc theo các mối hàn sao cho mỗi lần chụp tia bức xạ thì có thể xác định được vị trí thích hợp của nó (xem 5.17).

5.9.4.2.1.4. Các ảnh chụp bức xạ phải được phân biệt bằng các phương tiện có đặc tính chì để chỉ ra như sau:

a) nồi hơi riêng biệt đã sử dụng chụp tia bức xạ bằng số sê ri hay số đơn hàng;

b) vị trí của mối hàn bằng cách dùng các chữ cái thích hợp cho các mối hàn khác nhau với số chỉ để chỉ mối hàn là thứ nhất, thứ hai, thứ ba…;

c) vùng của mối hàn được bao hàm bởi ảnh bức xạ;

d) một dấu hiệu chỉ rằng đã thực hiện sửa chữa mối hàn trên chiều dài của mối hàn đại diện trên ảnh chụp bằng tia bức xạ.

5.9.4.2.1.5. Chỉ thị chất lượng ảnh (IQl) phải tuân theo các yêu cầu của ISO 1027

5.9.4.2.1.6. Sử dụng lQl phải tuân theo các khuyến nghị của ISO 2504.

5.9.4.2.1.7. Kiểm tra mối hàn bằng tia bức xạ phải tiến hành trên phim nguyên bản có sử dụng các thiết bị nhìn theo các yêu cầu của ISO 5580.

5.9.4.2.2. Mức chấp nhận của các khuyết tật trong các mối hàn giáp mép

Mức chấp nhận của các khuyết tật trong các mối hàn giáp mép theo Bảng 18.

Bảng 18 – Mức chấp nhận của các khuyết tật trong các mối hàn giáp mép tìm thấy bằng chụp bức xạ

Loại khuyết tật 1)

Mức chấp nhận 2) 3)

Khuyết tật mặt

Vết nứt

Nóng chảy hay thẩm thấu chưa đủ 4)

Không được phép

Các khuyết tật tròn

Ngậm xỉ

Lỗ đơn

Độ xốp phân bố đều đặc

 theo diện tích 5)

Rỗ cục bộ

 theo diện tích 5)

Ngậm vônphram

Như độ xốp

Khuyết tật dài

Ngậm xỉ 6)

Lỗ sâu biệt lập

l ≤ 0,5 e

đối với e ≤ 18 mm

I ≤ 6 mm

I ≤ 0,33 e đối với e > 18 mm

Ngậm xỉ liên kết 6)

Các lỗ sâu 4)

Tổng chiều dài ≤ e

Trong chiều dài = 12 e

Các khuyết tật tương tác

Kéo dài hay cục bộ

d ≥ 6 lmax

1) Tham khảo chung ở TCVN 6115:1996 (ISO 6520).

2) Kích thước khuyết tật và phần trăm khuyết tật được tính trên diện tích được chụp trên phim.

3) Các ký hiệu được dùng có ý nghĩa như sau:

 là đường kính của khuyết tật;

e là chiều dầy của tấm kim loại mẹ (trong trường hợp các chiều dầy không giống nhau thì e là chiều dầy của phần mỏng hơn);

l là chiều dài của khuyết tật;

d là khoảng cách giữa các khuyết tật;

lmax là chiều dài của khuyết tật lớn nhất (đối với các đám là chiều dầy bao trùm của đám).

4) Các lỗ sâu liên kết và rỗ đường song song với trục của mối hàn có thể biểu hiện nóng chảy và thẩm thấu chưa hoàn toàn và là khuyết tật không được phép.

5) Vùng được xem xét là cùng với chiều dài và chiều rộng của hình bao tạo nên hình chiếu của thể tích bị ảnh hưởng của kim loại hàn.

6) Ngậm xỉ là không cho phép khi các mối hàn đi qua một khoảng cách L = 2e, đến khoảng cách lớn nhất là 20 mm (xem Hình 49).

5.9.4.2.3. Các ảnh chụp bằng tia bức xạ

Người chế tạo phải có và lưu trữ đầy đủ các ảnh chụp bằng tia bức xạ cho mỗi công việc theo tập trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

5.9.4.3. Kiểm tra siêu âm

5.9.4.3.1. Kỹ thuật

Hướng dẫn về chuẩn bị hàn và kỹ thuật trong trường hợp kiểm tra bằng siêu âm được nêu trong Phụ lục G.

5.9.4.3.2. Mức độ chấp nhận của các khuyết tật trong các mối hàn giáp mép

Không được chấp nhận bất kỳ các khuyết tật nào sau đây

a) các bất liên tục dạng tròn hoặc kéo dài với đường kính hoặc chiều dài bất kỳ nếu biên độ của quần thể tích tụ vượt quá mức chuẩn (xem Phụ lục G);

b) các bất liên tục kéo dài nếu biên độ của các quần thể tích tụ lớn hơn 50% mức chuẩn và chiều dài của các bất liên tục này lớn hơn các giới hạn nêu trong Bảng 18 đối với các khuyết tật kéo dài; các yêu cầu trong Bảng 18 đối với các khuyết tật tương tác nhau cũng phải được tính đến;

c) các bất liên tục dẫn đến việc tạo thành vết nứt hàn không ngấu hay hàn không thấu, trừ những cái đã được định nghĩa trong 5.9.3.3 mà không kể đến chiều dài hay biên độ của quần thể tích tụ.

5.9.4.3.3. Mức chấp nhận của các khuyết tật trong các mối hàn chữ T

Mức độ chấp nhận đối với các mối hàn chữ T áp dụng cho các mối hàn thân vào các tấm đáy của các dạng nêu trong các Hình B.15a) và Hình B.15b), hàn ống lò vào tấm đáy và buồng quặt như đã được nêu trên các Hình B.17a) và Hình B.17b) và hàn tấm đáy của buồng quặt vào tấm phủ như được chỉ ra trên các Hình B.16b) đến Hình B.16e).

Sử dụng các yêu cầu của 5.9.4.3.2 đối với các mức chấp nhận của các khuyết tật tìm ra bởi kiểm tra siêu âm, trừ các trường hợp sau:

a) Các mối hàn với mối hàn góc mặt thứ hai (hàn sau lưng)

Đối với các mối hàn với mối hàn góc ở mặt thứ hai thì yêu cầu phải thấu hoàn toàn, nhưng cho phép hàn không thấu ở chân mối hàn trong các giới hạn sau đây:

h = 3 mm là cực đại

trong đó l là chiều dài, h là chiều cao của khuyết tật.

Không chấp nhận các khuyết tật bề mặt do hàn không ngấu (nóng chảy không hoàn toàn) được phát hiện bằng kiểm tra bằng mắt hay thiết bị dò vết nứt bề mặt, tốt nhất là bằng phương pháp hạt từ và chúng phải được loại khỏi kim loại mạ và được sửa chữa.

b) Các mối hàn với mối hàn góc không phải ở mặt thứ hai

Trong trường hợp các mối hàn với mối hàn góc không phải hàn ở mặt thứ hai thì điều quan trọng là phải cố gắng để đạt được độ hàn thấu hoàn toàn, đặc biệt trong các bộ phận của mối hàn nằm ở các chỗ hẹp chứa nước. Đến đầu này phải đặc biệt chú ý đến trang bị trong các vùng này, và khuyến nghị rằng chiều cao của các mũi nhô lên không vượt quá 1,5 mm.

5.9.4.4. Thử hạt từ và thẩm thấu chất lỏng

5.9.4.4.1. Kỹ thuật

Hướng dẫn về chuẩn bị hàn và kỹ thuật trong trường hợp kiểm tra bằng hạt từ và thẩm thấu chất lỏng được nêu trong Phụ lục H, ISO 3452, ISO 3453 và TCVN 5880:1995 (ISO 3059). Nói chung thử hạt từ được dùng nhiều hơn.

5.9.4.4.2. Các khuyết tật không chấp nhận được trong mối hàn

Trong thử hạt từ hay thẩm thấu chất lỏng thì các khuyết tật sau đây được coi là không chấp nhận được: các bất liên tục dẫn đến tạo thành vết nứt, hàn không ngấu, không thấu mà không kể đến chiều dài.

Cần thiết phải nghiên cứu và sửa chữa khi các khuyết tật rất nông trên bề mặt được phát hiện bằng cách thử hạt từ theo các qui trình được chỉ ra trong Phụ lục H.

5.9.5. Các phương pháp thử không phá hủy đối với các nhánh, các mối nối bằng đinh tán và các khớp nối, mặt bích, ống vào tấm ống và chỗ nối tấm ống vào thân

Các phương pháp thử không phá hủy đối với các loại chỗ nối được liệt kê trong Bảng 19.

Trong các phương pháp có thể thì phổ biến nhất là thử tia bức xạ và siêu âm. Cả hai phương pháp đều được đưa ra nếu kiểm tra bằng tia bức xạ không cung cấp đủ thông tin.

Thử hạt từ và/hoặc thẩm thấu chất lỏng được khuyến nghị áp dụng trong tất cả các trường hợp dù chúng là các phương pháp duy nhất được áp dụng hay là các phương pháp bổ sung thêm. Tuy nhiên, áp dụng hay sử dụng các phương pháp này là yêu cầu bắt buộc khi các phương pháp kiểm tra này được nêu ra trong Bảng 19 là khả năng duy nhất là phương pháp phụ trợ thêm cho phương pháp thử bằng tia bức xạ và/hoặc bằng siêu âm.

Bảng 19 – Các phương pháp thử không phá hủy cho các mối nối v.v…

Hình số

Kiểm tra bằng tia bức xạ

Kiểm tra siêu âm

Kiểm tra bằng hạt từ/ thẩm thấu chất lỏng

Chú thích

Có nhánh không có vòng thẩm thấu

 

 

 

 

B.3a)

-

1)

B.3b)

-

1)

B.4a)

-

 

B.4b)

-

 

B.5a)

-

 

B.5b)

-

 

B.6a)

-

 

B.6b)

-

 

B.7a)

-

1)

B.7b)

-

1)

B.8

1)2)

B.9a)

1)2)

B.9b)

1)2)

Các nhánh có vòng bù

 

 

 

 

B.10

3)

B.11

3)

Các chỗ uốn đóng đinh và khớp nối

 

 

 

 

B.12a)

-

 

B.12b)

-

 

B.12c)

 

Mặt bích

 

 

 

 

B.13a)

-

-

 

B.13b)

-

-

 

B.14

4)

Mối nối tấm đáy hoặc tấm ống vào thân

 

 

 

 

B.15a)

-

 

B.15b)

-

 

B.15c)

-

 

B.15d)

-

 

Các mối nối tấm đáy hoặc tấm ống vào buồng quặt

 

 

 

 

B.16a)

 

B.16b)

-

 

B.16c)

-

 

B.16d)

-

 

B.16e

-

 

Các mối nối tấm đáy hay tấm ống vào ống lò

 

 

 

 

B.17a)

-

 

B.17b)

-

 

B.17c)

 

Các tấm bù lỗ kiểm tra

 

 

 

 

12a)

-

-

 

12b)

-

-

 

Mối nối trụ đỡ

 

 

 

22a)

-

-

 

22b)

-

-

 

22c)

-

-

 

22d)

-

-

 

23a)

-

-

 

23b)

-

-

 

Các phần tử gia cường cho ống lò

 

 

 

 

34

-

 

35

-

 

Các mối hàn giáp mép dọc và chu theo vi

 

 

 

 

B.18a)

 

B.18b)

 

B.18c)

 

B.18c)

 

B.18d)

 

Các mối hàn theo chu vi trong các tấm đáy

 

 

 

 

B.19a)

 

B.19b)

 

Gắn các ống nhô ra vào tấm đáy

 

 

 

 

B.20a)

-

 

B.20b)

-

 

1) Sau khi loại bỏ chân gia cường đến mặt cơ bản.

2) Nếu các chỗ nối nhánh là đủ cao.

3) Một lỗ trong vòng bù đối với kiểm tra độ rò rỉ của các mối hàn bằng thép thử bong bóng xà phòng là cần thiết cho tất cả các trường hợp.

4) Đối với chiều dầy thành lớn hơn hay bằng 15 mm thì nên kiểm tra bằng siêu âm.