Giỏ hàng

NỒI HƠI CỐ ĐỊNH ỐNG LÒ ỐNG LỬA CẤU TẠO HÀN (TRỪ NỒI HƠI ỐNG NƯỚC) - PHẦN 18

Đăng bởi Thế giới Van công nghiệp ngày bình luận

Phụ lục A

(tham khảo)

Thông tin mà người mua phải cung cấp cho người chế tạo

Sau đây là thông tin tối thiểu tiêu biểu mà người mua phải cung cấp cho người chế tạo trong thời gian tìm hiểu

A.1 Đối với nồi hơi sản xuất hơi bão hòa

a) Công suất hơi thực tế, tính bằng tấn/giờ

b) Áp suất làm việc tính bằng bar8).

c) Nhiệt độ của nước cấp, tính bằng o

A.2 Đối với nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt

a) Công suất hơi thực tế, tính bằng tấn/giờ.

b) Áp suất làm việc tại đầu ra bộ quá nhiệt, tính bằng bar7)

c) Nhiệt độ của hơi quá nhiệt ứng với công suất hơi thực tế, tính bằng o

d) Nhiệt độ của nước cấp, tính bằng o

A.3 Đối với nồi nước nóng

a) Công suất nhiệt thực tế, tính bằng kW.

b) Áp suất làm việc, tính bằng bar7).

c) Nhiệt độ nước nóng quay trở lại, tính bằng o

d) Nhiệt độ nước nóng, tính bằng o

e) Phương pháp tăng áp suất.

f) Phương pháp đóng mở mạch nước nóng.

A.4 Nhiên liệu

A.4.1 Nhiên liệu lỏng

a) Loại và nguồn gốc.

b) Đặc tính và thành phần phân tích

c) Nhiệt trị thấp và cao.

A.4.2 Nhiên liệu khí

a) Loại và nguồn gốc

b) Đặc tính và thành phần phân tích.

c) Nhiệt trị thấp và cao

d) Áp suất khí sẵn có khi lắp đặt.

A.4.3 Nhiên liệu rắn và chất thải

a) Loại và nguồn gốc (ví dụ nước, tỉnh, mỏ, người sản xuất, sở hữu công nghiệp).

b) Đặc tính về thành phần phân tích (ví dụ trạng thái của vật liệu được cung cấp, nhiệt trị thấp và cao, kích thước hạt, điểm nóng chảy – tro).

A.4.4 Nhiên liệu hỗn hợp

Tỷ lệ của các nhiên liệu khác nhau và phương pháp cháy (điều này cần có sự thỏa thuận giữa người mua và người chế tạo).

A.5 Thông tin chung

A.5.1 Các giới hạn của các giá trị đặc tính nhất định được làm cơ sở để đảm bảo. (Điều này cần có sự thỏa thuận giữa người mua và người chế tạo).

A.5.2 Đặc tính của năng lượng điện cung cấp, ví dụ, điện áp, tần số, số pha, số dây và bất kỳ sự giới hạn nào đối với việc khởi động trực tiếp của động cơ.

A.5.3 Độ cao lắp đạt bên trên mức nước biển và các điều kiện khí hậu.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Các ví dụ tiêu biểu của các chi tiết hàn chấp nhận được

B.1 Yêu cầu chung

Các bản vẽ trong phụ lục này đưa ra các chỉ dẫn đối với các mối hàn nối hàn tay, bằng công nghệ hàn hồ quang trong các nồi hơi làm bằng thép các bon có chiều dầy thân không nhỏ hơn 6 mm. Bao gồm các dạng nối sau đây:

                                                                                                Hình

Các chi tiết chuẩn bị của mối hàn chuẩn                                      B.1

Các chi tiết chuẩn bị các mối hàn cho ống nồi ngập                    B.2

Các ống nồi không có các vòng bù

a) Các ống nồi không ngập 3

b) Các ống nồi ngập 4 đến B.7

c) Các mối nối rèn 8 và B.9

Các ống nối có các vòng bù

a) Các ống nối không ngập 10

b) Các ống nồi ngập 11

Chi tiết hàn nối có vít cấy                                                          B.12

Vát mép                                                                             B.13 và B.14

Nối đáy hoặc mặt sàng ống với thân                                          B.15

Nối đáy hoặc mặt sàng ống ở buồng quặt                                 B.16

Nối ống lò vào đáy hay mặt sàng ống                                        B.17

Vát mép để hàn giáp mép                                                         B.18

Các mối hàn ngang trong khi hàn tấm đáy                                  B.19

Hàn đầu ống với tấm đáy                                                          B.20

B.2 Mục đích

Mục đích của phụ lục này là đưa ra các ví dụ về dạng các phương pháp đã được chấp nhận chung nhất và không khuyến khích việc tiêu chuẩn hóa các mối nối mà chúng có thể được coi là bắt buộc hay hạn chế sự phát triển trong bất kỳ cách nào. Một số các mối nối được loại trừ, mặc dù chúng hoàn toàn tốt, do bị hạn chế sử dụng trong một số ứng dụng, ở một số hãng hay một số địa phương nhất định. Hơn nữa, yêu cầu là đánh giá cao việc đưa ra các sửa đổi và bổ sung để phản ảnh sự cải tiến trong các qui trình hàn và các kỹ thuật mà chúng được phát triển.

B.3 Chọn các chi tiết

Tất nhiên, các kiểu nối được đề nghị không được coi là thích hợp như nhau đối với tất cả các điều kiện vận hành và cũng không phải là thứ tự chỉ các đặc tính cơ lý tương đối của chúng. Khi lựa chọn các chi tiết thích hợp để sử dụng từ một số khả năng được chỉ ra đối với mỗi loại nối thì phải chú ý xem xét đến các điều kiện sản xuất và bảo hành liên quan.

B.4 Dạng và kích thước mối hàn

Các giới hạn được đưa ra về dạng và kích thước mối hàn được dựa trên cơ sở của thực tế phương pháp được chấp nhận thông thường, nhưng chúng phải được biến đổi theo các kỹ thuật hàn đặc biệt hay các điều kiện thiết kế.

B.4.1 Dạng mối hàn

Dạng mối hàn được đề nghị (ví dụ góc nghiêng, bán kính chân và bề mặt chân) được chỉ ra bằng các chữ cái và các số được gạch dưới (chân) chỉ các ngoại hình nêu trong Hình B.1. Chúng được thiết kế để quy định các điều kiện đúng để hàn và để tạo điều kiện cho việc kim loại hàn gắn chặt vào trong chân của mối hàn. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các mối hàn vát và mép nghiêng đơn khi chúng được lựa chọn. Nói chung nên ưu tiên khả năng sau khi mà chiều sâu hay chiều dầy ở chỗ hẹp của mối hàn lớn hơn khoảng 15 mm.

B.4.2 Các mối hàn giáp mép

Trong các trường hợp khi các mối hàn giáp mép ngấu hoàn toàn thì dự kiến rằng chúng phải được vát mép hay phải chọn qui trình hàn cho đảm bảo được độ ngấu tốt chân mối hàn.

B.4.3 Kích thước mối hàn

Kích thước của mối hàn, tức là độ dầy ở chỗ thắt của mối hàn (mặt cắt ngang) tỷ lệ với sự phát triển của độ bền toàn bộ của các phần được hàn.

B.4.4 Sự sửa đổi

Khi các sự biến đổi có thể tạo nên ưu điểm thì có thể xẩy ra các trường hợp:

a) đối với dạng mối hàn để thích ứng với các kỹ thuật hàn đặc biệt, hay

b) đối với các kích thước mối hàn để thích ứng với điều kiện thiết kế và bảo hành.

Tuy nhiên, cần khuyến nghị rằng các sự biến đổi như vậy phải được kỹ sư có năng lực và thẩm quyền phê duyệt.

B.5 Các chú thích có thể áp dụng được cho các dạng nối khác nhau như được qui định trong các Hình B.3 đến B.15

B.5.1 Kích thước và hình dạng của chi tiết được chọn có thể phụ thuộc vào tính khả thi và/hoặc tính hiệu quả của kiểm tra siêu âm. Điều này cũng có thể là một hàm số của thiết bị và thời gian. Khi kiểm tra siêu âm được quy định thì các thông số này phải được đưa ra để xem xét.

B.5.2 Khi các mối hàn được thực hiện chỉ trên một mặt thì mối hàn ngấu phải có hình dáng phẳng trơn và phải dẹt hay hơi lồi.

B.5.3 Sử dụng bù kiểu vòng là không thích hợp cho các trường hợp khi có chênh lệch nhiệt độ lớn.

B.5.4 Khi gia cường dạng vòng được dùng thì vật liệu được dùng để làm vòng phải có cùng độ bền danh nghĩa như thân.

B.5.5 Khi sử dụng các mối hàn ngấu một phần thì các khuyết tật ở chân mối hàn có thể có và không phải bao giờ chúng cũng được dò ra hay suy ra bằng cách thử không phá hủy. Dùng các mối hàn ngấu một phần là không thích hợp cho các trường hợp khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt khi có hiện tượng dao động nhiệt độ.

B.5.6 Hơn nữa cần phải chú ý khi chọn các chi tiết hàn cho mối nối ống vào mặt sàng ống, phải đặc biệt chú ý để chọn kỹ thuật hàn và kỹ thuật kiểm định.

B.5.7 Khi chân đấu nối không được chế tạo bằng cách rèn thì cần chú ý để đảm bảo rằng tất cả các đặc tính theo chiều dầy là thỏa mãn với thiết kế.

B.5.8 Khi cần thiết phải kiểm tra siêu âm thì có thể phải kiểm tra mối hàn nối giữa nhánh và thân trước khi gá lắp vòng bù.

B.6 Các chú thích có thể áp dụng cho các nhánh trong các Hình B.3 đến B.12

B.6.1 Kích thước mối hàn

Kích thước của mối hàn phải tỷ lệ với sự phát triển độ bền toàn bộ của các chi tiết được hàn. Xem B.4.3 và B.4.4 và B.7.2.1.

B.6.2 Ngoại hình mối hàn

Trong khi cả hai loại mối hàn vát – đơn và có mép nghiêng – đơn được chấp nhận đối với các kích thước nhỏ, nói chung loại sau được ưu tiên dùng hơn vì nhận được các điều kiện chân tốt hơn và khuyến nghị rằng các mối hàn vát đơn bị giới hạn về kích thước đến độ sâu khoảng 15 mm. Xem B.4.1 và B.4.4.

B.7 Các chú thích có thể áp dụng cho các ống nối không có các vòng bù trong các Hình B.3 đến B.7

B.7.1 Các ống nối không ngập

Cần phải xem xét sự cần thiết của kiểm tra tấm thân để dát mỏng chung quanh lỗ ống nối khi sử dụng các ống nối không ngập.

B.7.2 Các ống nối ngập

B.7.2.1 Kích thước mối hàn

Loại ống nối để nối vào thân và kích thước của mối hàn được dùng có thể phụ thuộc vào một số thông số trong điều kiện vận hành mà nồi hơi được thiết kế. Đối với hướng dẫn chung trong phụ lục này, kích thước mối hàn phải được nêu ra cho các mối nối khác nhau được khuyến nghị, dựa trên cơ sở là các mối hàn phải phát triển độ bền kéo toàn bộ của bán kính ống nối hướng ra thân như được chỉ ra trên các Hình B.2a) và Hình B.2b). Nói chung, không cần thiết phải áp dụng các mối hàn lớn hơn như đã chỉ ra.

Đơn giản, mặc dù là gần đúng, giả thiết được chấp nhận là chiều dầy tổng cộng ở chỗ hẹp của các mối hàn bằng 2 lần chiều dầy của ống nối. Cũng giả thiết rằng các mối hàn phải là đối xứng một cách hợp lý trên toàn bộ chiều dầy của mối nối.

Tiếp theo, khuyến nghị rằng khi chiều dầy ống nối lớn hơn nửa chiều dầy của thân thì các mối hàn ngấu hoàn toàn phải dùng mối hàn góc cân bằng trong chiều dầy tổng cộng chỗ thắt đến 20% chiều dầy của thân như đã chỉ ra trong các Hình B.2c) và Hình B.2d). Chiều dầy chỗ thắt tăng thêm vào được kiến nghị để bù cho các khó khăn tương đối trong thực tế áp dụng các mối hàn hoàn hảo trong các mối nối ống cụt và áp dụng các phép thử không phá hủy để kiểm tra chúng. Các mối hàn góc thêm vào cũng là để tạo ra hình dạng học hợp lý và vì các lý do thực tế cần phải áp dụng một kích thước tối thiểu 6 mm đối với kích thước mối hàn góc.

Có thể có các điều kiện vận hành mà các mối hàn nhỏ hơn là thích hợp. Trong các điều kiện như vậy khi được một kỹ sư có năng lực và thẩm quyền nghiên cứu thì các kích thước mối hàn có thể được giảm đi.

B.7.2.2 Khoảng trống giữa ống nối và thân

Khuyến nghị rằng khoảng trống giữa ống nối và thân không được lớn hơn 3 mm. Khoảng cách lớn hơn sẽ làm tăng chiều hướng tạo thành vết nứt tự phát trong quá trình hàn, đặc biệt là do chiều dầy của các phần được hàn tăng lên.

B.7.2.3 Loại bỏ mép sắc phía trong lỗ khoan ống nối

Cần lưu ý rằng các mép trong trong các lỗ khoan của các ống nối ngập được vê tròn bởi vì sự tập trung ứng suất có thể xẩy ra tại điểm này. Điều chú ý này được kiến nghị khi mối nối ống nối là hoàn toàn có ứng suất hay chịu tác động mỏi, nhưng có thể không cần thiết khi các điều kiện này không nhận được.

B.7.2.4 Chuẩn bị lỗ trên thân

Trong trường hợp các ống nối hàn vào có dạng như chỉ ra trên các Hình B.4 đến Hình B.7, lỗ trên thân có thể được cắt hay tạo hình bằng 2 phương pháp như sau:

a) Chiều sâu của các rãnh B và D có thể là không đổi chung quanh lỗ như được chỉ ra trên Hình B.2e). Trường hợp thông thường đây là khái niệm để chuẩn bị các bản vẽ (xem, ví dụ, Hình B.6b).

b) Các chân của các rãnh hàn có thể nằm trong cùng một mặt phẳng bởi vì, ví dụ, khi chúng được khoan trong trường hợp độ sâu của các rãnh sẽ thay đổi xung quanh lỗ như được chỉ ra trong Hình B.27.

B.8 Các chú thích có thể áp dụng được cho các ống nối có thêm các vòng bù trong các Hình B.10 và Hình B.11

B.8.1 Yêu cầu chung

Các vòng bù phải khít với thân và các lỗ phải được lộ ra cung cấp cùng với chúng.

B.8.2 Các ống nối ngập

Khuyến nghị rằng khoảng trống giữa ống nối và thân không được lớn hơn 3 mm. Khoảng trống rộng hơn sẽ làm tăng chiều hướng tạo thành vết nứt tự phát trong quá trình hàn, đặc biệt là do chiều dầy của các phần được nối tăng lên.

B.9 Các chú thích có thể áp dụng được cho các mối nối ống vào mặt sàng ống

B.9.1 Các ống được hàn vào mặt sàng ống bằng một số phương pháp khác với hàn hồ quang kim loại bằng tay - một phương pháp chủ yếu của tiêu chuẩn này (xem B.1). Các phương pháp này bao gồm công nghệ hàn khí oxy - axetylen và công nghệ hydro nguyên tử khi thích hợp và công nghệ TIG đối với cả hai loại hàn tay và hàn tự động mà trong những năm gần đây được áp dụng rất rộng rãi. Các mối nối được kiến nghị không được áp dụng chỉ đối với hàn hồ quang kim loại trong lĩnh áp dụng này, và sự lựa chọn mối nối để sử dụng phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ hàn được dùng.

B.9.2 Nên kiểm tra tấm làm ống để làm phẳng trước khi gia công.

B.9.3 Các ống phải gắn chặt vào các lỗ của chúng, và điều này có thể đạt được, ví dụ bằng cách nong nhẹ.

B.9.4 Phải chú ý để đảm bảo rằng các đầu ống và các lỗ của mặt sàng ống là sạch trước khi hàn.

B.9.5 Mép sắc ở phía trong lỗ của mặt sàng ống phải được loại bỏ khi có thể làm hại một cách nguy hiểm cho ống bằng cách ăn mòn gậm nhấm khi vận hành.

CHÚ THÍCH

1) Các kiến nghị này phải bao gồm cho hướng dẫn chung. Phải lựa chọn khi áp dụng các kích thước lớn nhất và nhỏ nhất - các đại lượng có thể thay đổi tùy theo công nghệ hàn được sử dụng (ví dụ, cỡ và loại que hàn) và cả vị trí của nơi hàn.

2) Khuyến nghị rằng trong mọi trường hợp khoảng trống giữa ống nối và thân không được lớn hơn 3 mm. Khoảng trống rộng hơn sẽ làm tăng chiều hướng tạo thành vết nứt tự phát trong quá trình hàn, đặc biệt vì độ dầy của các phần được hàn tăng lên.

Hình B.1 - Chuẩn bị các chi tiết của mối hàn tiêu chuẩn

Kích thước tính bằng milimét

Hình B.2 - Chuẩn bị các chi tiết hàn cho các ống nối ngập

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH - Nếu erb­ lớn hơn 16 mm thì phải chọn các chi tiết như được nêu ra ở Hình B.3b.

Hình B.3 - Các ống nối không ngập

7) 1 bar = 105 N/m2 = 105 Pa.